Việc kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm là ngành nghề có điều kiện, do đó cơ sở hoạt động kinh doanh này phải xin giấy phép theo luật định. Vậy nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh mới nhất được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh mới nhất là gì?
Mẫu đơn xin phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh mới nhất là mẫu đơn cá nhân, tổ chức ghi rõ nội dung về nhập khẩu xuất bản trình lên cơ quan cấp trên xem xét về nguyện vọng xin phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh
Mẫu đơn xin phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh mới nhất là mẫu đơn mà cá nhân, tổ chức trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh.
2. Đơn xin phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh mới nhất:
Tên mẫu đơn: Đơn xin phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh
Mẫu đơn xin phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———
.., ngày….. tháng…… năm……
ĐƠN XIN PHÉP NHẬP KHẨU
XUẤT BẢN PHẨM KHÔNG KINH DOANH
Kính gửi: Cục Xuất bản hoặc Sở Thông tin và Truyền thông …
Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép……
Địa chỉ …… .Số điện thoại……
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng xuất bản phẩm nước ngoài … (ghi tên tổ chức, cá nhân) xin cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm, gồm:
1. Tổng số tên xuất bản phẩm: ……
2. Tổng số bản: ……
3. Tổng số băng, đĩa, cassette:…….
4. Từ nước (xuất xứ):……
5. Tên nhà cung cấp/Nhà xuất bản: ……
6. Cửa khẩu nhập:…
Kèm theo đơn này là 03 bản danh mục xuất bản phẩm xin phép nhập khẩu.
Tổ chức/cá nhân……… xin cam kết thực hiện đúng các quy định tại Luật Xuất bản, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản, Nghị định số 111/2005/NĐ-CP, Nghị định số 11/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và các quy định của pháp luật khác có liên quan./.
Đề nghị Cục Xuất bản hoặc Sở Thông tin và Truyền thông…. xem xét, cấp giấy phép./.
Người đứng đầu tổ chức/cá nhân
(ký tên, đóng dấu nếu là tổ chức)
3. Hướng dẫn viết đơn xin phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh mới nhất:
1. Tên tổ chức, cá nhân xin cấp phép
2. Quốc hiệu và tiêu ngữ
3. Thông tin, địa chỉ cá nhân, tổ chức xin phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh
4. xin cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm, gồm những gì? (Kèm theo 03 bản danh mục xuất bản phẩm xin phép nhập khẩu.
5. Ký tên
4. Một số quy định pháp lý liên quan:
Trường hợp nào phải xin giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh?
Nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh nhưng phải xin giấy phép nhập khẩu khi không thuộc các trường hợp sau quy định tại Điều 42 Luật Xuất bản 2012:
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh mà chỉ làm thủ tục theo quy định của pháp luật về hải quan trong trường hợp nhập khẩu các loại xuất bản phẩm sau đây:
+ Tài liệu phục vụ hội thảo, hội nghị quốc tế tại Việt Nam đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép tổ chức;
+ Xuất bản phẩm là tài sản của cơ quan tổ chức, gia đình, cá nhân để sử dụng riêng;
+ Xuất bản phẩm thuộc tiêu chuẩn hành lý mang theo người của người nhập cảnh để sử dụng cho nhu cầu cá nhân;
+ Xuất bản phẩm tặng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi qua bưu điện, dịch vụ chuyển phát có giá trị không lớn hơn tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật.
– Việc nhập khẩu xuất bản phẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao thực hiện theo quy định của pháp luật hải quan, pháp luật về ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
– Xuất bản phẩm quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 42 Luật Xuất bản sau khi sử dụng phải tái xuất; trường hợp chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận phải làm thủ tục nhập khẩu.
Xuất bản phẩm quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này nếu có giá trị vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế thì phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu.
Xuất bản phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được kinh doanh dưới mọi hình thức.
– Xuất bản phẩm có nội dung vi phạm khoản 1 Điều 10 của Luật Xuất bản 2012 không được đưa vào Việt Nam dưới mọi hình thức.
Điều kiện cấp phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm
– Cơ sở hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư;
– Người đứng đầu cơ sở kinh doanh xuất bản phẩm phải:
+ Thường trú tại Việt Nam;
+ Có bằng đại học trở lên về chuyên ngành xuất bản phẩm, nếu tốt nghiệp đại học trở lên của ngành khác phải có giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
– Trong trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu sách, thì phải có ít nhất 05 nhân viên đủ năng lực thẩm định nội dung sách, như sau:
+ Có thâm niên công tác hoạt động xuất bản ở Việt Nam từ 05 trở lên; + Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành ngoại ngữ hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành khác nhưng có trình độ ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu thẩm định nội dung sách nhập khẩu và có giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
Thủ tục nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 41
Trên cơ sở quy định đối với trường hợp một vận đơn khai cho nhiều tờ khai hải quan tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính, hướng dẫn tổ chức, cá nhân khai báo khi làm thủ tục nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh trong trương hợp trên như sau:
Đối với giấy phép cấp lần 1 để thẩm định nội dung: Khai báo 1 tờ khai hải quan tương ứng với giấy phép cấp lần 1.
Đối với giấy phép cấp lần 2 cho toàn bộ lô hàng (trong trường hợp nội dung xuất bản phẩm phù hợp với quy định của pháp luật sau khi thẩm định): Khai báo 1 tờ khai hải quan tương ứng với giấy phép cấp lần 2.
Trường hợp kết quả thẩm định cho thấy nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, thực hiện xử lý theo quy định hiện hành đối với trường hợp hàng hóa không đủ điều kiện để nhập khẩu vào Việt Nam.
Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh
Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh được thực hiện theo quy định tại Điều 41
Thành phần hồ sơ
Việc nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản cấp giấy phép nhập khẩu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều 41
– Đơn đề nghị cấp giấy phép theo mẫu quy định;
– Danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu theo mẫu quy định.
Trình tự cấp phép
Việc cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh được thực hiện theo quy định tại Điều 41 Luật xuất bản 2012 như sau;
Bước 1: Nộp hồ sơ
Hồ sơ sau khi chuẩn bị đầy đủ theo quy định trên.
Trước khi nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo mẫu quy định và thực hiện như sau:
– Cơ quan, tổ chức ở trung ương, tổ chức nước ngoài có trụ sở tại thành phố Hà Nội gửi hồ sơ đến Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội;
– Cơ quan, tổ chức khác và cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở hoặc nơi có cửa khẩu mà xuất bản phẩm được nhập khẩu.
Bước 2: Nộp lệ phí
Cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
Lệ phí cấp phép nhập khẩu xuất bản phẩm không kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 214/2016/TT-BTC là 50.000 đồng/hồ sơ.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Trường hợp phát hiện xuất bản phẩm đề nghị nhập khẩu có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam thì cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản có quyền từ chối cấp giấy phép nhập khẩu hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu cung cấp một bản xuất bản phẩm để tổ chức thẩm định nội dung làm cơ sở cho việc quyết định cấp giấy phép nhập khẩu.
Thời hạn cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm:
30 ngày kể từ ngày đầy đủ hồ sơ hợp lệ Hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm là một hoạt động kinh doanh có điều kiện, vì thế, để được cấp phép kinh doanh hoạt động này doanh nghiệp cần lưu ý những điều nêu trên để tránh bị từ chối cấp giấy phép kinh doanh.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Xuất bản 2012
– Thông tư số 01/2020/ TT-BTTTT ngày 07/02/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông