Việc sửa chữa, cải tạo lại phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Vậy mẫu đơn xin phép cải tạo sửa chữa công trình gồm những nội dung gì? Được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin phép cải tạo sửa chữa công trình là gì?
Mẫu đơn xin phép cải tạo sửa chữa công trình là mẫu đơn nêu rõ thông tin người làm đơn kèm theo nội dung xin phép cải tạo sửa chữa công trình
Mẫu đơn xin phép cải tạo sửa chữa công trình là mẫu đơn được lập ra để xin được phép cải tạo sửa chữa công trình.
2. Đơn xin phép cải tạo sửa chữa công trình:
Tên mẫu đơn: Đơn xin phép cải tạo sửa chữa công trình
Nội dung cơ bản của mẫu đơn xin phép cải tạo sửa chữa công trình gồm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
……., ngày…tháng…năm…
XIN PHÉP CẢI TẠO SỬA CHỮA CÔNG TRÌNH
– Căn cứ
– Căn cứ
– Căn cứ Thông tư 15/2016/TT-BXD Hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng.
Kính gửi: – Sở Xây dựng tỉnh/thành phố
– Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố
1. Thông tin về chủ đầu tư:
– Tên chủ đầu tư (tên chủ hộ): ………
– Người đại diện: ……… Chức vụ (nếu có): ……….
– Địa chỉ liên hệ: …………
– Số nhà: ……… Đường/phố ……… Phường/xã ……
– Quận/huyện Tỉnh/thành phố: ……
– Số điện thoại: ……
2. Thông tin công trình:
– Địa Điểm xây dựng: ………
– Lô đất số: …… Diện tích ……m2……
– Tại số nhà: ………. Đường/phố ………
– Phường/xã …… Quận/huyện ………
– Tỉnh, thành phố: ……
3. Nội dung Xin phép cải tạo sửa chữa công trình:
– Loại công trình: …… Cấp công trình: ……
– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……….m2.
– Tổng diện tích sàn: ……….m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).
– Chiều cao công trình: …….m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).
– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)
4. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế:……
– Tên đơn vị thiết kế: ………
– Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (nếu có): Số ……. Cấp ngày ……
– Tên chủ nhiệm thiết kế: ……
– Chứng chỉ hành nghề cá nhân số: ……do …. Cấp ngày: ……
– Địa chỉ: ……
– Điện thoại: ……
– Giấy phép hành nghề số (nếu có): ……cấp ngày ……
5. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình:…………… tháng.
6. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu:
1 – Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật hoặc bản sao giấy phép xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
2 – Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng Mục công trình sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
Người làm đơn/Đại diện chủ đầu tư
Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)
3. Hướng dẫn xin phép cải tạo sửa chữa công trình:
– Tên mẫu đơn: Đơn xin phép cải tạo sửa chữa công trình
– Thông tin về chủ đầu tư:
+ Tên chủ đầu tư (tên chủ hộ)
+ Người đại diện, Chức vụ (nếu có)
+ Địa chỉ liên hệ
+ Số điện thoại
– Thông tin công trình:
+ Địa Điểm xây dựng
+ Lô đất số, Diện tích
+ Tại số nhà, Đường/phố
+ Phường/xã, Quận/huyện
+ Tỉnh, thành phố
– Nội dung xin phép
– Dự kiến thời gian hoàn thành công trình
– Cam kết
4. Quy định về cải tạo sửa chữa công trình:
Việc sửa nhà ở đây có hai trường hợp:
Trường hợp 1: công trình sửa chữa có thay đổi kết cấu chịu lực như: Đúc mới thêm cầu thang hoặc đập cầu thang xương cá cũ để đúc cầu thang mới dạng bản; Đúc thêm cột; Đúc thêm sàn, nâng thêm tầng, đúc thêm ô văng, sê nô, máng xối bê tông cốt thép; Gia cố lại móng, xử lý nghiêng nhà, lún nhà.
Trường hợp 2: công trình sửa chữa không thay đổi kết cấu chịu lực như: Xây ngăn phòng, xây lại hộp gen; Đập WC cũ xây lại WC mới; Nâng nền, ốp lát gạch lại, lăn sơn nước; Thay hệ thống ống nước, thay mới, sửa chữa hệ thống điện, chiếu sáng; Đóng thạch cao trần, đóng thạch cao ngăn phòng; Lắp vách nhôm kính, vách kính, thay mái tôn bị dột; Thay tôn mới, ngói mới, thay chân bồn nước; Lắp đặt máy nước nóng năng lượng mặt trời; Dán giấy dán tường, trang trí nội thất, trang trí ngoại thất.
Hồ sơ xin cấp phép sửa chữa cải tạo nhà
Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở. Theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư 15/2016/TT-BXD
– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở. Hoặc bản sao giấy phép xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng Mục công trình sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
– Đối với các công trình di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng. Phải có bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp.
Ngoài ra, hồ sơ đề nghị cấp hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng còn phải bổ sung thêm các tài liệu khác tùy từng trường hợp:
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính báo cáo kết quả thẩm định thiết kế của cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với công trình theo quy định phải được thẩm định thiết kế.
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn cho công trình và công trình lân cận đối với công trình xây chen, có tầng hầm.
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thiết kế theo mẫu tại Phụ lục số 3
+ Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính quyết định đầu tư đối với công trình yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng.
Thủ tục xin giấy phép sửa chữa cải tạo nhà
Đối với trường hợp sửa nhà có thay đổi kết cấu chịu lực: trực tiếp nộp hồ sơ Xin phép sửa chữa tại của UBND cấp Quận/Huyện.
01 bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
+ Hồ sơ kiểm định (Do công ty tư vấn có chức năng kiểm định thực hiện);
+ Bản vẽ xin phép sửa chữa (Do công ty tư vấn thiết kế đo, vẽ thực hiện);
+ Chủ quyền ngôi nhà (Bản công chứng); Lệ phí trước bạ;
+ Biên bản cam kết không ảnh hưởng đến các hộ xung quanh;
+ Biên bản xác nhận chữ ký (Có một số nơi không yêu cầu thủ tục này). Thời gian từ lúc nộp hồ sơ đến lúc ra giấy phép là 20 ngày làm việc.
Sau khi có giấy phép: Nộp bản vẽ xin phép và hồ sơ pháp lý của nhà thầu cho cán bộ phụ trách về xây dựng phường/xã địa phương căn nhà Bạn muốn sửa (Giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty sửa nhà, chứng chỉ chỉ huy trưởng của cán bộ phụ trách thi công, bảo hiểm tai nạn cho công nhân)
Chuẩn bị thi công: Treo bảng thông tin công trình, giấy phép xây dựng ép Plastic trước cửa công trình.
Đối với trường hợp sửa nhà không thay đổi kết cấu chịu lực:
Hồ sơ gồm:
+ Đơn xin sửa chữa nhà nộp cho cán bộ phụ trách xây dựng của Phường.
+ Thời gian thực hiện: 01 vài ngày tùy nơi cấp.
Những trường hợp được miễn giấy phép
Theo khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, khi sửa chữa, cải tạo nhà ở thì các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:
a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.
Trong một số trường hợp nếu gia đình bạn muốn xây thêm tầng thì việc xin giấy phép sửa chữa là hết sức cần thiết. Giấy phép sửa chữa có thể do UBND cấp quận cấp phép. Tuy nhiên, việc xin giấy phép sửa nhà nâng tầng thì thủ tục sẽ rắc rối và phức tạp hơn so với xây mới.
Gia chủ có thể tự xin giấy phép sửa chữa. Tuy nhiên các thủ tục của nó khá rắc rối, phức tạp và tốn thời gian. Nếu không có kinh nghiệm quý khách dễ gặp những rắc rối không cần thiết gây ảnh hưởng đến công trình.
Trên đây là bài viết tham khảo về mẫu đơn xin phép cải tạo sửa chữa công trình, hướng dẫn soạn đơn và một số quy định pháp luật về cấp giấy phép cải tọa, sửa chữa công trình!