Khi một cơ quan, tổ chức đủ điều kiện để thực hiện bắn pháo hoa theo quy định của pháp luật thì sẽ viết đơn xin phép bắn pháo hoa. Vậy đơn xin phép bắn pháo hoa là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin phép bắn pháo hoa là gì?
Đơn xin phép bắn pháo hoa là mẫu đơn hành chính do cơ quan , tổ chức lập ra gửi Cơ quan có thẩm quyền giải quyết (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố). Đơn xin phép bắn pháo hoa phải đảm bảo hình thức và nội dung theo quy định của pháp luật, tranh sai chính tả để không làm mất đi văn phong của mẫu đơn.
Các loại pháo, sản phẩm pháo được sử dụng theo quy định của pháp luật
1. Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
2. Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.
3. Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự.
4. Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hoá, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.
Đơn xin phép bắn pháo hoa là văn bản ghi nhận những thông tin và việc xin phép Cơ quan có thẩm quyền giải quyết (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố) được phép bắn pháo hoa. Đồng thời, đơn xin phép bắn phép bắn pháo hoa sẽ là căn cứ để Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết và cho phép cơ quan, tổ chức bắn pháo hoa theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu đơn xin phép bắn pháo hoa:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
…, ngày…tháng…năm…
ĐƠN XIN PHÉP BẮN PHÁO HOA
– Căn cứ
– Căn cứ
Kính gửi: – Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
(Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố)
Tên cơ quan/tổ chức:……
Địa chỉ trụ sở:…
Giấy CNĐKDN số:…. do Sở Kế hoạch đầu tư………. cấp ngày… tháng…. năm…..
Hotline:….Số Fax/email (nếu có):…
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà…….Sinh năm:…
Chức vụ:… Căn cứ đại diện:……
Địa chỉ thường trú:……
Nơi cư trú hiện tại:……
Số điện thoại liên hệ:
Chúng tôi làm đơn này xin phép được bắn pháo hoa, cụ thể như sau:
Cần nêu rõ ràng, chi tiết các thông tin sau:
Số lượng: ……
Tầm bắn: ……
Số điểm bắn: ……
Thời gian: ………
Thời lượng: ……
Địa điểm dự kiến bắn pháo hoa: …
Chúng tôi cam đoan mọi tài liệu; thông tin; mục đích là hoàn toàn đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Rất mong nhận được sự quan tâm, chấp thuận của Quý cơ quan để chúng tôi được phép bay bắn pháo hoa./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu VT
TM. CƠ QUAN/TỔ CHỨC
(Đã ký)
3. Hướng dẫn viết đơn xin phép bắn pháo hoa:
Phần kính gửi thì yêu cầu tổ chức, cơ quan có nhu cầu bắn pháo hoa sẽ ghi cụ thể tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết ( Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ban, Ủy nhân dân tỉnh/thành phố).
Phần nội dung của đơn xin phép bắn pháo hoa:
+ Cơ quan, tổ chức thực hiện bắn pháo hoa sẽ cung cấp những thông tin như tên, địa chỉ trụ sở, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, số điện thoại, người đại diện theo pháp luật, chức vụ,..
+ cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin như số lượng pháo, tầm bắn, số bắn, thời lượng bắn, địa điểm dự kiến bắn pháo hoa.
Cơ quan, tổ chức sẽ cam kết những thông tin, tài liệu trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Cuối đơn người đại diện theo pháp luật ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu.
4. Thủ tục xin phép bắn pháo hoa:
Các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Nghị định 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo:
1. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ.
2. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa.
3. Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo.
4. Sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo.
Tổ chức bắn pháo hoa được quy định trong Điều 7, Nghị định 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo
Việc tổ chức bắn pháo hoa được tiến hành trong các trường hợp sau:
1. Tết Nguyên đán
a) Bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút ở Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ và tỉnh Thừa Thiên Huế;
b) Bắn pháo hoa tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút ở các tỉnh còn lại;
c) Thời điểm bắn pháo hoa vào lúc giao thừa.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm)
a) Bắn pháo hoa tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, tại Đền Hùng;
b) Thời điểm bắn pháo hoa vào hồi 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
3. Kỷ niệm ngày Quốc khánh, ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày Chiến thắng Giải phóng hoàn toàn miền Nam
a) Ngày Quốc khánh (ngày 02 tháng 9)
– Bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút tại Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ và tỉnh Thừa Thiên Huế;
– Bắn pháo hoa tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút tại các tỉnh còn lại;
– Thời điểm bắn pháo hoa vào hồi 21 giờ ngày 02 tháng 9.
b) Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (ngày 07 tháng 5)
– Bắn pháo hoa tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên;
– Thời điểm bắn pháo hoa vào hồi 21 giờ ngày 07 tháng 5.
c) Ngày Chiến thắng Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (ngày 30 tháng 4)
– Bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;
– Thời điểm bắn pháo hoa vào hồi 21 giờ ngày 30 tháng 4.
4. Nhân dịp kỷ niệm ngày giải phóng, thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Bắn pháo hoa tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút tại Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ và tỉnh Thừa Thiên Huế;
b) Bắn pháo hoa tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút tại các tỉnh còn lại;
c) Thời điểm bắn pháo hoa vào hồi 21 giờ ngày giải phóng địa phương.
5. Ngày hội văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
6. Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Thẩm quyền, thủ tục cho phép bắn pháo hoa:
1. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 7 của Nghị định này do các tổ chức, địa phương tổ chức thực hiện theo quy định.
2. Trường hợp tổ chức bắn pháo hoa theo quy định tại Khoản 5, 6 Điều 7 của Nghị định này và các trường hợp thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn pháo hoa do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhu cầu tổ chức bắn pháo hoa theo quy định tại Khoản 5, 6 Điều 7 của Nghị định này hoặc muốn thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn pháo hoa, phải đề nghị bằng văn bản với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước 45 ngày. Nội dung văn bản phải nêu rõ số lượng, tầm bắn, số điểm, thời gian, thời lượng và địa điểm dự kiến bắn pháo hoa.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cho phép bắn pháo hoa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Nhà nước sẽ đặt ra những nguyên tắc quản lý đối với pháo như sau:
1. Chính phủ thống nhất quản lý việc sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, mua, bán, vận chuyển, bảo quản và sử dụng pháo hoa trong phạm vi cả nước.
2. Việc tổ chức sản xuất, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu và sử dụng pháo hoa phải bảo đảm an toàn, tiết kiệm, đạt chất lượng nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của nhân dân.
3. Việc sản xuất pháo hoa phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam, bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh lao động và phòng, chống cháy nổ; có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của
4. Việc xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo hoa phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
5. Kinh phí phục vụ cho việc tổ chức bắn pháo hoa do địa phương đảm nhiệm, không sử dụng từ ngân sách nhà nước.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo;
– Thông tư 08/2010/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo.