Công dân nam từ đủ 17 tuổi có muốn đi nghĩa vụ tự nguyện có thể nộp đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện lên Ban chỉ huy quân sự để được xét duyệt theo trình tự. Vậy đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện là gì?
Mục lục bài viết
1. Quy định về đăng ký tham gia nghĩa vụ:
Đăng ký nghĩa vụ quân sự là việc lập hồ sơ về nghĩa vụ quân sự của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Theo Điều 15,
– Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân cư trú tại địa phương.
– Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở; trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự ở cơ sở thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tại nơi cư trú.
Tiêu chuẩn tuyển quân được quy định cụ thể tại Điều 4
– Về tuổi đời:
+ Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
+ Công dân nam được đào tạo cao đẳng, đại học đã tạm hoãn gọi nhập ngũ thì tuyển chọn gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
– Tiêu chuẩn chính trị:
+ Thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về tiêu chuẩn chính trị trong tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội.
+ Đối với các cơ quan, đơn vị trọng yếu, cơ mật và lực lượng vệ binh, kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng về cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội.
– Tiêu chuẩn sức khỏe:
+ Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng về tiêu chuẩn sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự.
+ Đối với các đơn vị quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm các tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
+ Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS.
– Tiêu chuẩn văn hóa:
+ Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao đến thấp. Những địa phương khó khăn, không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn công dân có trình độ văn hóa lớp 7.
+ Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển từ 20% đến 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.
2. Đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện là gì?
Đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện là mẫu đơn do công dân có đủ tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ quân sự gửi cho Hội đồng nghĩa vụ quân sự nơi mình sinh sống. Người tham gia nghĩa vụ quân sự có thể là nam hoặc là nữ, và khi công dân thực sự muốn cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ Đất nước. theo quy định trên thì nếu người khám nghĩa vụ quân sự đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn trên sẽ được tham gia nghĩa vụ quân sự. Trường người được miễn, tạm hoãn nghĩa vụ quân sự nhưng tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự mà đáp ứng các điều kiện trên thì vẫn được tham gia nghĩa vụ quân sự.
Đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện là mẫu đơn ghi nhận những thông tin cá nhân và nguyện vọng, lý do muốn tham gia nghĩa vụ tự nguyện của người làm đơn. Đồng thời đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện còn là cơ sở để Hội đồng nghĩa vụ quân sự nơi người làm đơn sinh sống xem xét việc cho phép tham gia nghĩa vụ quân sự một cách tự nguyện.
3. Mẫu đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————-
ĐƠN XIN THAM GIA NGHĨA VỤ QUÂN SỰ TỰ NGUYỆN
Kính gửi: Hội đồng nghĩa vụ quân sự…..…
Tôi tên là:…
Ngày tháng năm sinh:……
Hiện đang ở:……
Tình trạng sức khỏe:…
Hoàn cảnh bản thân:………
Tôi làm đơn này, kính mong Hội đồng nghĩa vụ quân sự quận/huyện…., Hội đồng nghĩa vụ quân sự phường/xã…xét duyệt cho tôi tham gia nghĩa vụ quân sự trong đợt tuyển quân sắp tới. Tôi xin cam kết sẽ nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của pháp luật cũng như của đơn vị trong suốt thời gian luyện tập.
Địa danh, ngày…tháng…năm
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện:
Phần kính gửi: công dân ghi rõ ràng tên của Hội đồng nghĩa vụ nơi công dân sinh sống
Công dân điền đầy đủ thông tin cá nhân như tên, Ngày tháng năm sinh, nơi ở hiện tại, tình trạng sức khỏe, hoàn cảnh bản thân.
Công dân thể hiện mong muốn được hội đồng nghĩa vụ quân sự nơi mình sinh sống xét duyệt cho tôi tham gia nghĩa vụ quân sự trong đợt tuyển quân sắp tới. Phần lý do viết đơn và cam kết khi được nhập ngũ trình bày rõ nguyện vọng của mình, bạn có thể thêm bớt nội dung sao cho hợp lý là được.
Đồng thời công dân cam kết sẽ nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của pháp luật cũng như của đơn vị trong suốt thời gian luyện tập.
Cuối đơn: người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên và nộp cho Hội đồng nghĩa vụ quân sự nơi mình sinh sống.
Trước khi viết đơn tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện thì công dân cần đọc kỹ những quy định về việc đăng ký nghĩa vụ quân sự trong Luật Nghĩa vụ quân sự hiện hành cũng như các văn bản pháp luật có liên quan để hiểu rõ hơn cũng như đảm bảo được các tiêu chuẩn và quyền lợi khi tham gia nghĩa vụ quân sự.
5. Quy định về Hội đồng nghĩa vụ quân sự:
Hội đồng nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 36,
– Ủy ban nhân dân các cấp thành lập Hội đồng nghĩa vụ quân sự để giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
– Thành phần của Hội đồng nghĩa vụ quân sự các cấp:
+ Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp tỉnh, cấp huyện gồm:
Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chỉ huy trưởng cơ quan quân sự cấp tỉnh, cấp huyện;
Phó Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện;
Các ủy viên Hội đồng nghĩa vụ quân sự là người đứng đầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam và một số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định;
+ Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp xã gồm:
Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự;
Phó Chủ tịch Hội đồng nghĩa vụ quân sự là Trưởng Công an;
Các ủy viên Hội đồng nghĩa vụ quân sự là người đứng đầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Y tế; công chức tư pháp – hộ tịch, tài chính – kế toán và một số thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định.
– Hội đồng nghĩa vụ quân sự làm việc theo nguyên tắc tập thể; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cùng cấp về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự tại địa phương; nghị quyết của Hội đồng phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Nghĩa vụ quân sự 2015;
–