Xe là phương tiện phổ biến và không thể thiếu khi phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Nên nhiều người bị xử phạt rất muốn nhận lại xe cũng như giấy tờ. Vậy lúc này người bị xử phạt cần viết đơn xin nhận lại xe, giấy tờ xe hay nhận lại tang vật.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin nhận lại tang vật:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
…ngày…tháng…năm…
ĐƠN XIN NHẬN LẠI TANG VẬT
Kính gửi: Công an huyện/Quận:…
Tôi tên là:…
Ngày tháng năm sinh:…
Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân:…cấp ngày:…
Nơi cấp:…
Nơi đăng ký thường trú:…
Hôm nay, tôi viết đơn này để trình bày vấn đề như sau:
Vào ngày…tháng…năm, tại địa chỉ phòng trọ…tôi bị mất một chiếc laptop mang hiệu Dell có giá trị 12 triệu đồng. Tôi đã tiến hành đến trình báo với cơ quan công an quận…Sau khi nhận tin báo của tôi, các đồng chí công an đã tiến hành điều tra và tìm ra được người đã lẻn vào phòng và trộm đi laptop của tôi. Cơ quan công an đã tiến hành thu giữ chiếc laptop, được xem là tang vật của vụ án. Tôi đã lên trình các giấy tờ chứng minh đây là tài sản của tôi và tính tới thời điểm hiện tại cũng đã hết thời gian để cho cơ quan công an giữ tài sản của tôi.
Nên tôi viết đơn này để xin nhận lại tang vật – là chiếc laptop hiệu Dell để phục vụ cho công việc, học tập của tôi.
Tôi xin cam đoan những lời khai nêu trên là đúng sự thật. Tôi đã đính kèm những giấy tờ liên quan để chứng minh tôi là chủ sở hữu chiếc laptop trên.
Kính mong cơ quan công an xem xét. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
2. Mẫu đơn xin nhận lại xe bị tạm giữ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
…ngày…tháng…năm…
ĐƠN XIN NHẬN LẠI XE BỊ TẠM GIỮ
(V/v xe bị tạm giữ tại Quyết định số…)
Kính gửi: Công an huyện/Quận:….
Tôi tên là:…
Ngày tháng năm sinh:…
Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân:…cấp ngày:…
Nơi cấp:…
Nơi đăng ký thường trú:…
Hôm nay, tôi viết đơn này để trình bày vấn đề như sau:
Vào ngày….tháng…năm….khi đang lưu thông trên đường tại vị trí… Vì lúc đó có hơi men nên tôi không làm chủ được tay lái của mình nên đã xảy ra va chạm với chiếc xe mang biển kiểm soát:…do anh…đang điều khiển. Cơ quan công an sau đó đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, xem xét và lập biên bản. Kết luận là lỗi thuộc về tôi về hành vi… gây ra hậu quả…
Vì đây là sự việc tôi và bên bị hại đều không mong muốn, rất may là không bị thiệt hại về người nên chúng tôi đã tiến hành thỏa thuận về mức bồi thường cho anh…
Sau đó tôi cũng đã tiến hành đi nộp phạt theo biên bản xử lý vi phạm hành chính số…
Nên hôm nay tôi viết đơn này để đề nghị bên cơ quan công an xem xét lai vụ việc và cho tôi xin lại chiếc xe vi phạm mang biển kiểm soát…để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống.
Kính mong quý cơ quan xem xét. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người viết đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Mẫu đơn xin lấy lại giấy tờ bị tạm giữ:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
…ngày…tháng…năm…
ĐƠN XIN NHẬN LẠI GIẤY TỜ BỊ TẠM GIỮ
Kính gửi: Công an huyện/Quận:…
Tôi tên là:…
Ngày tháng năm sinh:…
Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân:…cấp ngày:…
Nơi cấp:…
Nơi đăng ký thường trú:…
Hôm nay, tôi viết đơn này để trình bày vấn đề như sau:
Vào ngày…tháng…năm…tôi đang lái xe máy mang biển kiểm soát… lưu thông trên đường thì cảnh sát giao thông có tiến hành kiểm tra giấy tờ và đo nồng độ cồn cho tôi. Nồng độ cồn của tôi vào thời điểm đo là 0,3 miligam/1 lít khí thở. Theo
Với lỗi vi phạm trên tôi đã bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong vòng…tháng. Nay cũng đã quá thời hạn bị giữ lái phép lái xe nên tôi viết đơn này đề nghị bên cơ quan cảnh sát giao thông trả lại giấy phép lái xe mang tên…để phục vụ cho nhu cầu công việc và đời sống gia đình.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người viết đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
4. Lấy lại xe bị giữ do va chạm giao thông:
Tóm tắt câu hỏi:
Xe em bị tai nạn, lúc đó em có uống và tông một cô gái, hiện nay cô gái đã bình thường gia đình bên kia cũng đã làm đơn bãi nại, nhưng Công an vẫn chưa trả xe cho em, tới giờ đã hơn một tháng. Em muốn hỏi luật sư khi nào xe em được thả ra. Mong Luật sư giải đáp giúp em!
Luật sư tư vấn:
Tại khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra
Như vậy, thời hạn tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính tối đa là 60 ngày trong trường hợp cần có thêm thời gian để xác minh.
– Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 106
+ Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;
+ Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;
+ Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
+ Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
+ Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;
+ Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật; trường hợp không bán được thì tiêu hủy;
+ Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên nếu trong trường hợp người gây tai nạn giao thông phạm tội theo Điều 262 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì thời gian giữ phương tiện gây tai nạn phụ thuộc vào quá trình giải quyết vụ án. Nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án, cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lại phương tiện cho chủ sở hữu.
5. Thẩm quyền tạm giữ tang vật:
Tóm tắt câu hỏi:
Người nào có quyền ra quyết định tạm giữ tang vật: Ví dụ cụ thể như sau: Thẩm quyền ra quyết định xử phạt của Trưởng công an cấp xã chỉ xử phạt được tối đa 10% mức phạt tiền. Vậy thì Trưởng Công an cấp xã chỉ ra quyết định tạm giữ tang vật là tiền cũng tối đa 10%?
Luật sư tư vấn:
Bạn lấy ví dụ về thẩm quyền xử phạt và ra quyết định tạm giữ tang vật (tịch thu) đối với trưởng công an cấp xã, theo đó chúng tôi đưa ra quy định chính xác về thẩm quyền của trường công an cấp xã được quy định khoản 3 Điều 39 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012 như sau:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 2.500.000 đồng;
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Ngoài ra khoản 3, khoản 4 Điều 125 Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012 quy định về thẩm quyền tạm giữ tang vật như sau:
– Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
– Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều này để xem xét ra quyết định tạm giữ; đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ.
Điều 39 về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được trích dẫn nêu trên một trong các trường hợp nằm trong các điều khoản từ Điều 38 đến Điều 52 thuộc Chương II Phần thứ hai của Luật Xử phạt vi phạm hành chính 2012. Và khi áp dụng theo Điều 125 thì nhận định của bạn là không sai khi xác định: Người hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành đối với hành vi vi phạm nào thì cũng có quyền tạm giữ tang vật đối với hành vi đó.
6. Điều kiện nhận lại tang vật bị tịch thu:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi cho ông B mượn xe và không biết ông B mượn xe đi đánh nhau. Trong lúc đánh nhau công an có đến và tịch thu tang vật trong đó có xe của tôi. làm thế nào tôi có thể lấy xe ra trong khi tạm giữ để làm ăn và nếu có phát sinh thêm phí thì ai đóng khoản phí đó?
Luật sư tư vấn:
Bạn cần kiểm tra lại quyết định của cơ quan công an đưa ra là tịch thu tang vật hay tạm giữ tang vật. Bởi, hai hoạt động này là hai hoạt động hành chính riêng biệt và có hậu quả pháp lý khác nhau:
Nếu quyết định là quyết định tịch thu tang vật thì được quy định tại Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 với nội dung: “Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này.”
Như vậy, tài sản bị tịch thu tức là được sung vào ngân sách nhà nước và bạn sẽ không được nhận lại tài sản nữa. Chiếc xe bị tịch thu bạn sẽ không được lấy lại và chi phí kho bãi… được trừ vào tiến sau khi xử lý tài sản theo quy định tại Điều 82 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Nếu quyết định là quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện thì theo Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính như sau:
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
– Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
– Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
– Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.
Bạn có thể được nhận lại xe sau khi cơ quan công an xác minh xong vụ việc và đề nghị nhận lại tài sản. Về phí kho bãi…được quy định tại khoản 7 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: Người có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ chỉ phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện và các khoản chi phí khác trong thời gian tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại khoản 8 Điều 125 của Luật này.
Không thu phí lưu kho, phí bến bãi và phí bảo quản trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện.
Nếu bạn là chủ phương tiện và không có lỗi trong hành vi vi phạm thì bạn sẽ không phải chịu các khoản phí lưu kho đối với việc tạm giữ phương tiện.