Để tiến hành các thủ tục xin nhân lại tài sản bị mất cắp từ phía cơ quan công an, chúng ta không thể thiếu đó là Mẫu đơn xin nhận lại tài sản bị mất cắp, dưới đây là thông tin chi tiết.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin nhận lại tài sản bị mất cắp là gì?
Đơn xin nhận lại tài sản bị mất cắp là văn bản được sử dụng để chủ sở hữu tài sản bị mất cắp hoặc người có quyền quản lý, người được ủy quyền xin nhận lại tài sản bị mất cắp từ một chủ thể đang quản lý tài sản này.
Đơn xin nhận lại Tài sản bị mất cắp nhằm lấy lại tài sản của cá nhân, cơ quan. Tổ chức làm đơn để nhận lại tài sản
2. Mẫu đơn xin nhận lại tài sản bị mất cắp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…….., ngày….. tháng….. năm……….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ NHẬN LẠI TÀI SẢN BỊ MẤT CẮP
(V/v: Xin được nhận lại tài sản bị mất do hành vi trộm cắp)
– Căn cứ
– Căn cứ
Kính gửi: – Công an huyện, quận, thị xã, thành phố ………
– Ông/Bà:…….- Chức vụ:……
Tên công ty:……..
Giấy chứng nhận doanh nghiệp số:……… do Sở Kế hoạch và đầu tư………. Cấp ngày….. tháng….. năm……….
Mã số thuế:……
Địa chỉ trụ sở:………
Số điện thoại liên hệ:……. Fax:………
Người đại diện theo pháp luật:….. Chức vụ:…… đại diện theo Điều lệ công ty số/năm……….
Chứng minh nhân dân số:……….. do………. cấp ngày….. tháng….. năm……….
Nơi cư trú:………
Điện thoại liên hệ:………
Người đại diện theo ủy quyền:…….. Chức vụ:………… đại diện theo Văn bản ủy quyền số:……
Chứng minh nhân dân số:……….. do……cấp ngày….. tháng….. năm……….
Nơi cư trú:………
Nơi cư trú:………
Điện thoại liên hệ:………
Thay mặt công ty, tôi ………… xin trình bày với Quý cơ quan sự việc như sau:…
Căn cứ Điều 106
“Điều 106. Xử lý vật chứng
1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;
b) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước;
c) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu hủy.
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;…”Theo đó, tôi đề nghị Quý cơ quan xem xét và tiến hành thủ tục trả lại tài sản của công ty tôi đã bị mất cắp vào ngày….. tháng….. năm……. theo quy định của pháp luật. Cụ thể, những tài sản đó là:……………
Tôi xin cam đoan những thông tin đã nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của những thông tin này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(kí và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn và Thủ tục làm Đơn xin nhận lại tài sản bị mất cắp:
– Để xác lập đơn xin lấy lại tài sản này chủ sở hữu, người bị mất tài sản phải đã trình báo tại
– Cơ quan nhận đơn: Cơ quan công an đang tạm giữ tài sản
– Thủ tục: Xử lý ngay khi nhận đơn, Hồ sơ cần gửi kèm bao gồm:
Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân còn hiệu lực, sổ hộ khẩu, các giấy tờ căn cứ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản bị mất đã được tìm thấy, các biên bản, xác nhận về việc đã trình báo tại cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra sự việc mất cắp, các giấy tờ khác có liên quan đến vụ việc.
4. Các thông tin pháp lý liên quan về việc nhận lại tài sản bị mất cắp:
Việc định giá tài sản là hàng cấm phải dựa trên ít nhất một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau:
Giá mua bán thu thập được trên thị trường không chính thức tại thời điểm và tại nơi tài sản là hàng cấm được yêu cầu định giá hoặc tại địa phương khác; Giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu hàng cấm (nếu có);Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp; Giá thị trường trong khu vực hoặc thế giới của hàng cấm do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
Nguyên tắc định giá tài sản hiện nay:
– Các căn cứ trên được quy định và hướng dẫn cụ thể tại Điều 15 Nghị định số 30/2018/NĐ-CP như sau:
– Trường hợp có từ 02 căn cứ trở lên, Hội đồng định giá tài sản tùy theo tính chất, đặc điểm tài sản cần định giá và tình hình thông tin thu thập được liên quan đến tài sản để xác định thứ tự ưu tiên của các căn cứ định giá tài sản.
– Các mức giá được xác định tại thời điểm và tại nơi tài sản được yêu cầu định giá theo yêu cầu định giá của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Cụ thể:
+ Thứ nhất, trường hợp tại thời điểm được yêu cầu định giá không thu thập được mức giá của tài sản cần định hoặc tài sản tương tự thì áp dụng tại thời điểm định giá hoặc gần thời điểm định giá nhưng không quá 02 năm (24 tháng) tính đến thời điểm định giá. Thời điểm định giá là thời điểm mà giá trị tài sản được phản ánh theo yêu cầu định giá của cơ quan có thẩm quyền;
+ Thứ hai, trường hợp tại địa điểm được yêu cầu định giá không thu thập được các mức giá của tài sản cần định giá hoặc tài sản tương tự thì mở rộng khu vực thu thập thông tin về giá sang các khu vực có đặc điểm thị trường tương tự với địa điểm được yêu cầu định giá.
+ Trường hợp không thu thập được các mức giá của tài sản cần định giá hoặc tài sản tương tự trong lãnh thổ Việt Nam, thì mở rộng việc thu thập giá tại khu vực và thế giới trên các trang thông tin điện tử chính thức của các cơ quan, tổ chức sản xuất, kinh doanh tại khu vực và thế giới.
Phương pháp định giá tài sản
– Về nguyên tắc, việc định giá tài sản phải căn cứ vào: Loại tài sản; Thông tin và đặc điểm của tài sản;Tình hình khảo sát giá, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần định giá; Hội đồng định giá thực hiện định giá tài sản theo tiêu chuẩn về thẩm định giá, phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ và các tiêu chuẩn, phương pháp định giá quy định tại pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản cần định giá.
– Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu xác định giá trị thiệt hại của tài sản bị hủy hoại, hư hỏng một phần hoặc toàn bộ, Hội đồng định giá xác định giá trên cơ sở chi phí khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản trước khi bị hủy hoại, hư hỏng một phần hoặc toàn bộ;Tài sản “bị mất”, thất lạc; tài sản bị hủy hoại, hư hỏng toàn bộ và không có khả năng khôi phục lại tình trạng của tài sản trước khi bị hủy hoại, hư hỏng: Hội đồng định giá xác định giá của tài sản theo hồ sơ của tài sản trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu thập được về tài sản cần định giá
– Tài sản là hàng giả: Hội đồng định giá xác định giá tài sản theo giá của hàng thật hoặc giá của tài sản tương tự theo quy định của Bộ luật Hình sự
– Có phạm tội khi trộm cắp tài sản là hàng giả
– Tài sản không mua bán phổ biến trên thị trường; tài sản là kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị văn hóa, tôn giáo, khảo cổ, kiến trúc, lịch sử: Hội đồng định giá xác định giá tài sản dựa trên kết quả giám định, ý kiến đánh giá của cơ quan có thẩm quyền và chuyên gia về lĩnh vực này hoặc giá trị ghi trong hồ sơ, tài liệu của tài sản.
Trình tự, thủ tục định giá tài sản bị trộm cắp:
– Tiếp nhận yêu cầu định giá tài sản: Văn bản yêu cầu định giá tài sản kèm theo các tài liệu, hồ sơ liên quan đến yêu cầu định giá tài sản được gửi đến Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu đối với Hội đồng định giá thường xuyên hoặc được gửi đến cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng đối với Hội đồng định giá theo vụ việc.
– Thành lập Hội đồng định giá tài sản
– Tiến hành định giá tài sản
– Kết luận định giá tài sản
– Định giá lại tài sản (Trường hợp có nghi ngờ kết luận định giá lần đầu)
Các chi phí khi định giá tài sản
Chi phí định giá, định giá lại tài sản được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở hồ sơ đề nghị tạm ứng kinh phí, hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí định giá, định giá lại tài sản của Hội đồng định giá, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm tạm ứng kinh phí, thanh toán chi phí cho Hội đồng định giá lại tài sản định giá.
Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết cho bạn đọc về mẫu đơn, trình tự và thủ tục pháp lý để nhận lại tài sản bị mất cắp. ngoài ra chúng tôi xin cung cấp thêm các thông tin liên quan cho bạn đọc tham khảo.