Bạn đang muốn thử thách bản thân ở một môi trường làm việc khác nhưng không biết nên viết đơn xin nghỉ việc như thế nào để thuyết phục sếp chấp thuận ngay. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn mẫu đơn xin nghỉ việc viết tay đơn giản, hay và thuyết phục. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn xin nghỉ việc viết tay là gì?
- 2 2. Mẫu đơn xin nghỉ việc viết tay đơn giản:
- 3 3. Mẫu đơn xin nghỉ việc viết tay hay nhất:
- 4 4. Mẫu đơn xin nghỉ việc viết tay thuyết phục:
- 5 5. Tại sao phải viết đơn xin nghỉ việc?
- 6 6. Một số lưu ý khi viết đơn xin nghỉ việc viết tay:
- 7 7. Lý do xin nghỉ việc thuyết phục và lý do xin nghỉ việc không thuyết phục:
1. Đơn xin nghỉ việc viết tay là gì?
Đơn xin nghỉ việc chính là thông báo của người lao động gửi đến cho người sử dụng lao động khi mà người lao động muốn chấm dứt
Đơn xin nghỉ việc viết tay là một mẫu đơn do người lao động viết ra nhằm mục đích thể hiện sự nghiêm túc của người viết cũng như tầm quan trọng của lá đơn xin nghỉ việc. Một lá đơn xin nghỉ việc viết tay chuyên nghiệp, thuyết phục ngoài việc giúp cho những người viết đơn hay những người lao động để lại được những ấn tượng tốt đối với công ty hoặc đồng nghiệp đồng thời nó cũng góp phần giúp cho việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.
2. Mẫu đơn xin nghỉ việc viết tay đơn giản:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………ngày….. tháng….. năm 20…
Kính gửi: – Ban giám đốc Công ty……………
– Phòng hành chính nhân sự Công ty……………
Tên tôi là: ………..Giới tính: ……..
Hiện đang công tác tại bộ phận: ………….Phòng: …………
Nay tôi làm đơn này rất mong Ban Giám đốc Công ty ……….. cho phép tôi xin nghỉ việc vì lý do ………
…………….. bắt đầu từ ngày ……. tháng …. năm …..
Trong khi chờ đợi Ban Giám đốc Công ty chấp thuận, tôi vẫn sẽ tiếp tục làm việc tại công ty một cách nghiêm túc và tiến hành bàn giao tất cả công việc và tài sản cho người quản lý trực tiếp của tôi đó là ông/bà ………….. hiện đang công tác tại bộ phận ………….. Phòng …………
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Mẫu đơn xin nghỉ việc viết tay hay nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………ngày….. tháng….. năm 20…
Kính gửi: – Ban Giám Đốc Công ty ……………
– Phòng Hành chính nhân sự Công ty …………
Tên tôi là: …………Giới tính: …………
Chức vụ: ………….Bộ phận: …………
Nay tôi làm đơn này, xin kính mong Ban Giám đốc Công ty ………….. cho phép tôi được nghỉ việc kể từ ngày ……. tháng …… năm …….
Lý do: …………
Tôi đã tiến hành bàn giao lại công việc và tài sản cho ông/ bà: ……… Bộ phận: …………
Nội dung công việc đã được bàn giao như sau:
– …………………
– …………………
– …………………
Tôi cam đoan là đã bàn giao tất cả công việc và tài sản lại cho bộ phận quản lý có liên quan trước khi tôi thôi việc.
Đề nghị Ban Giám đốc Công ty…………. xem xét và chấp thuận cho tôi được phép nghỉ việc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
4. Mẫu đơn xin nghỉ việc viết tay thuyết phục:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………ngày….. tháng….. năm 20…
Kính gửi: – Ban Giám Đốc Công ty …………
– Phòng Hành chính nhân sự Công ty …………
– Trưởng phòng ………………..
Tên tôi là: ………..Giới tính: ……….Ngày sinh: ……………..
Chức vụ: …………..Bộ phận: ………………
Nay tôi làm đơn này, với nội dung xin kính mong Ban Giám đốc Công ty ……….. cho phép tôi được nghỉ việc kể từ ngày ……. tháng …… năm ……. với lý do: ………….
Tôi rất vinh dự khi được làm việc tại Công ty ……… trong thời gian vừa qua. Trong suốt quá trình làm việc tại đây, Quý Công ty cùng những đồng nghiệp không chỉ giúp cho tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc mà còn luôn hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ hết sức để cho tôi có thể hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn Công ty ……………. đã tin tưởng và giao cho tôi những nhiệm vụ quan trọng trong suốt thời gian vừa qua và kính chúc cho Công ty ……………. trong tương lai sẽ đạt được nhiều thành tựu to lớn và phát triển bền vững.
Trong khi chờ đợi Ban Giám đốc Công ty chấp thuận, tôi vẫn sẽ tiếp tục làm việc tại công ty một cách nghiêm túc và tiến hành bàn giao tất cả công việc, tài sản và dụng cụ cho người quản lý trực tiếp của tôi đó là ông/bà ………….. hiện đang công tác tại bộ phận ………
Các công việc được bàn giao cụ thể như sau:
– …………………
– …………………
– …………………
Trước khi nghỉ việc tôi sẽ bàn giao lại toàn bộ công việc, tài sản và dụng cụ cho người trực tiếp có liên quan trước khi tôi nghỉ việc. Rất mong Ban Giám đốc công ty …………….. xem xét và chấp thuận cho tôi được phép nghỉ việc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
5. Tại sao phải viết đơn xin nghỉ việc?
Khi đi xin việc, người đi xin việc, người lao động cần phải nộp hồ sơ xin việc với đầy đủ các loại giầy tờ như đơn xin việc, sơ yếu lý lịch, bằng cấp, giấy khám sức khoẻ,… thì đến lúc nghỉ việc họ cũng phải viết đơn xin nghỉ việc.
Lời thông báo của người lao động với người sử dụng lao động được thể hiện qua đơn xin nghỉ việc với mong muốn được chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp đơn xin nghỉ việc được chấp thuận, thì việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động được coi là hợp pháp, khi đó người lao động sẽ được nhận đủ các khoản lương cũng như các chế độ trợ cấp theo đúng quy định.
6. Một số lưu ý khi viết đơn xin nghỉ việc viết tay:
Thông thường thời gian mà bạn gửi đơn xin nghỉ việc so với thời điểm bạn rời đi là khoảng 2 tuần. Bởi vì khi bạn viết đơn xin nghỉ việc cũng là lúc mà công ty thiếu hụt đi nguồn nhân lực làm việc và công ty cũng cần phải có thời gian để bổ sung nhân lực vào vị trí trống cũng như cần có thời gian để đào tạo người thay thế ở vị trí của bạn. Ngoài ra nếu như công việc của bạn phức tạp và nhiều dữ liệu thì cũng phải cần một thời gian để giành cho việc bàn giao lại công việc. Đồng thời qua việc này cũng cho thấy rằng bạn là người có trách nhiệm với công việc.
Đối với đơn xin nghỉ việc bằng đánh máy, thì người lao động chỉ cần điền vào form mẫu nhưng khi viết đơn bằng tay và có những điểm sau người lao động cần phải chú ý:
– Dùng loại giấy A4 có chất lượng tốt để viết đơn xin nghỉ việc.
– Trong suốt quá trình viết nội dung của đơn thì người lao động chỉ được sử dụng một màu duy nhất.
– Phân chia bố cục của các nội dung trong đơn một cách rõ ràng, dễ đọc và khoa học.
– Không viết sai chính tả, không được viết tắt các từ ngữ, không viết cẩu thả, không được gạch hay tẩy xóa.
Các yêu cầu của nhà tuyển dụng bạn cần phải đọc kỹ trong phần mô tả công việc để tránh trường hợp tẩy xóa khi viết, thì cách tốt nhất người lao động nên phác thảo dàn ý và các nội dung cần thiết của đơn xin nghỉ việc.
– Trong nội dung đơn, không nên nói xấu đồng nghiệp công ty để được xin nghỉ việc như vậy hình ảnh của bạn sẽ trở nên xấu hơn trong mắt người khác.
– Ngôn ngữ phải lịch sự, xác định mục đích xin nghỉ việc, lý do nghỉ phải ngắn gọn, đủ ý, không nên trình bày quá dài dòng.
– Trước khi gửi đơn xin nghỉ việc phải cân nhắc thật kỹ càng.
– Ở cuối đơn xin nghỉ việc nên cảm ơn sếp của mình.
7. Lý do xin nghỉ việc thuyết phục và lý do xin nghỉ việc không thuyết phục:
a, Lý do xin nghỉ việc thuyết phục
Lý do để người lao động xin nghỉ việc một cách chính đáng như sau:
– Chỗ ở thay đổi, nhà chuyển cách quá xa so với nơi làm việc.
– Ốm đau hoặc bệnh tật: bản thân bị bệnh hoặc người thân bị bệnh trong thời gian dài cần phải có người chăm sóc.
– Công việc đang làm không đúng với chuyên môn và nghiệp vụ của bản thân.
– Chế độ phụ cấp không thỏa đáng, hoặc cảm thấy cơ hội để phát triển và thăng tiến là không có.
– Trả lương không đủ hoặc không đúng hạn trong một thời gian dài.
– Có cơ hội làm việc tốt hơn và công việc đó phù hợp với chuyên môn cũng như khả năng làm việc của mình.
– Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp: có những dự định mới trong nghề nghiệp hoặc muốn làm việc ở môi trường mới.
– Cần tập trung vào việc học nhằm nâng cao kiến thức và trình độ.
b, Lý do xin nghỉ việc không thuyết phục
– Cảm thấy không còn yêu thích, hứng thú với công việc hiện tại nữa.
– Các đồng nghiệp không hoà đồng với mình do trong suy nghĩ có nhiều sự khác biệt.
– Công việc đòi hỏi quá cao không phù hợp với trình độ của bản thân.
– Những người thân trong gia đình không thích tôi làm công việc này nên bắt xin nghỉ việc.
– Không thích cấp trên của mình.
– Vì các lý do buồn phiền của cá nhân.
– Không thích lịch làm việc, cảm thấy bản thân đang bị gò bó về thời gian.
– Lương thấp nên muốn nghỉ việc.
– Làm việc không đúng chuyên môn, cảm thấy nhàm chán nên muốn nghỉ việc.