Để bảo vệ quyền lợi của người lao động trong những trường hợp như bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì pháp luật có quy định về những chế độ mà người lao động được hưởng khi phải nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là gì?
Khái niệm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được định nghĩa như sau:
– Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Ví dụ:
(1) Hai công nhân đang bê vật liệu (nhựa PC) làm cửa sổ giếng trời trên mái nhà kho để chuyển đến vị trí giếng trời thì hụt chân xuống lỗ hổng và rơi 15m xuống tầng một nhà kho.
(2) Trong quá trình đổ bê tông trên đỉnh tường chắn, phần đất quanh xà đỡ rầm chìa của xe bơm bê tông sập xuống. Phần đuôi thanh rầm va đập với cốp pha của tường chắn. Người lao động mất thăng bằng, rơi xuống và tử vong.
– Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động. Phân loại bệnh nghề nghiệp: 21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam.
– Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản
+ Bệnh bụi phổi – silic
+ Bệnh bụi phổi atbet hay bệnh bụi phổi amiăng
+ Bệnh bụi phổi – bông
+ Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp
– Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp
+ Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì
+ Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng đẳng của benzen
+ Bệnh nhiễm độc thủy ngân
+ Bệnh nhiễm độc mangan
+ Bệnh nhiễm độc TNT (Trinitrotoluen)
+ Bệnh nhiễm độc Asen và các hợp chất Asen nghề nghiệp
+ Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp
+ Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu
– Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý
+ Bệnh do quang tuyến X và các tia phóng xạ
+ Bệnh điếc do tiếng ồn (điếc nghề nghiệp)
+ Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
+ Bệnh giảm áp
– Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp
+ Bệnh sạm da
+ Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc.
– Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp
+ Bệnh lao nghề nghiệp
+ Bệnh viêm gan virus nghề nghiệp
+ Bệnh do leptospira nghề nghiệp
Đơn xin nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là mẫu đơn do người lao động lập ra và được gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xem xét và quyết định cho người lao động được nghỉ phép do xảy ra tai nạn lao động, bênh nghề nghiệp.
Đơn xin nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được lập ra nhằm để tạo điều kiện để người lao động có thể nghỉ phép, không phải làm việc trong một khoảng thời gian nhất định để có thể thực hiện việc chữa trị, nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe sau quá trình bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp, từ đó giúp họ có thể quay trở lại làm việc tốt hơn.
2. Mẫu đơn xin nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
….., ngày …. tháng …. năm ….
ĐƠN XIN NGHỈ DO TAI NẠN LAO ĐỘNG/BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Kính gửi: ………….
Tên tôi là: ……
Ngày, tháng, năm sinh: ………
Chức vụ, đơn vị công tác: ………
Nay tôi làm đơn này xin phép cho tôi được nghỉ do tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp, thời gian là………ngày, kể từ ngày……… đến hết ngày………
Địa chỉ, điện thoại liên hệ khi cần: …………
Tôi sẽ
Kính đề nghị ……xem xét, giải quyết.
Xin trân trọng cảm ơn!
Ý KIẾN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Chữ ký)
Họ và tên
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Những nội dung chính không thể thiếu trong đơn xin nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bạn cần phải bảo đảm bao gồm:
– Quốc ngữ, tiêu ngữ: Thường được đặt trên đầu tiên chính giữa của đơn xin nghỉ phép hoặc phía trên cùng lề bên phải song song với tên đơn vị, doanh nghiệp nơi mình làm việc, công tác.
– Tên đơn: VD: Đơn xin nghỉ do tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp được viết chữ in hoa.
– Đối với người làm đơn (tức người lao động) cần viết rõ tên tuổi, ngày sinh, giới tính, chức vụ, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân… của người làm đơn.
– Người làm đơn cần nêu cụ thể thời gian xin nghỉ hợp lý mà mình đã cân nhắc đủ để hồi phục sức khỏe.
– Lý do xin nghỉ: cần trình bày ngắn gọn, súc tích tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của mình
– Người làm đơn cũng cần đưa ra ý kiến về việc bàn giao công việc cho ai, bộ phận nào để có thể hoàn thành, đảm bảo tiến độ công việc.
Ký tên, ghi rõ họ tên của người làm đơn, bộ phận phê duyệt, các bộ phận liên đới chịu trách nhiệm.
Nếu doanh nghiệp của bạn có mẫu theo quy định chung thì bạn chỉ cần điền vào, tuy nhiên trong trường hợp chưa có bạn phải tự làm hãy tham khảo mẫu đơn xin nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà chúng tôi cung cấp phía trên.
Trường hợp bạn muốn hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì có thể làm hồ sơ như sau:
– Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động
+ Sổ bảo hiểm xã hội.
+ Biên bản hiện trường nơi xảy ra tai nạn lao động.
+ Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
+ Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Mẫu số 05 – HSB)
– Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:
+ Sổ bảo hiểm xã hội.
+ Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp; trường hợp không điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp.
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa; trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp thì thay bằng Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
+ Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Mẫu số 05-HSB).
4. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Đối với tai nạn lao động
Theo Điều 45 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà
+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định nêu trên;
– Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân: Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động; Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân; Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
Đối với bệnh nghề nghiệp
Theo Điều 46 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp.
Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì được giám định để xem xét, giải quyết chế độ theo quy định của Chính phủ.