Mẫu đơn xin mượn giảng đường giảng dạy cho học sinh, sinh viên là văn bản mà nhiều bạn sinh viên, sinh sinh quan tâm. Vậy, Mẫu đơn xin mượn giảng đường giảng dạy cho học sinh sinh viên được dùng để làm gì và khi soạn thảo thì cần lưu ý những gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin mượn giảng đường giảng dạy cho học sinh, sinh viên là gì?
Mẫu đơn xin mượn giảng đường giảng dạy cho học sinh, sinh viên là mẫu đơn được lập ra để ghi nhận tâm tư, nguyện vọng về việc xin mượn giảng đường.
Mẫu đơn xin mượn giảng đường giảng dạy cho học sinh, sinh viên được dùng với mục đích xin mượn giảng đường để giảng dạy cho học sinh, sinh viên.
2. Mẫu đơn xin mượn giảng đường giảng dạy cho học sinh, sinh viên:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———
………………ngày…tháng…năm…
ĐƠN XIN MƯỢN GIẢNG ĐƯỜNG
Kính gửi: – Phòng đào tạo ……(1)
– Phòng quản trị ……(2)
Tôi là: …… Sinh ngày: …………(3)
CMND số:….. cấp ngày ………. Tại ………(4)
Công tác tại: ……(5)
Chức vụ: ………(6)
Tên giảng đường/ Phòng/ lớp đề nghị mượn: ……(7 )
Thời gian: Từ … giờ … phút đến … giờ … phút ngày … tháng … năm …(8)
Lý do mượn: ……(9)
Tôi xin cam đoan sẽ giữ gìn vệ sinh và bảo vệ tài sản chung trong giảng đường, thực hiện đúng nội quy sử dụng phòng, sử dụng các thiết bị, dụng cụ trong phòng và các nội quy khác.
Do đó, tôi kính đề nghị Quý cơ quan tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ để buổi meeting được diễn ra đúng lịch.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên phòng đào tạo
(2): Điền tên phòng quản trị
(3): Điền tên, ngày sinh của người làm đơn
(4): Điền số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân của người làm đơn
(5): Điền đơn vị công tác.
(6): Điền chức vụ của người làm đơn
(7): Điền tên giảng đường đề nghị mượn.
(8): Điền thời gian mượn
(9): Điền lý do mượn
4. Quy định về tiêu chuẩn trường Đại học:
Yêu cầu về khu đất xây dựng và mặt bằng toàn thể
– Việc bố trí địa điểm xây dựng các trường đại học phải tính đến phát triển của trường trong tương lai, còn việc sử dụng đất phải tiến hành từng đợt theo kế hoạch xây dựng, tránh chiếm đất quá sớm.
– Khi xây dựng nhiều trường đại học trong cùng một thành phố, phải tập trung vào một khu hoặc thành các cụm trường đại học, tạo thành các trung tâm đào tạo, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập và kết hợp sử dụng chung các công trình sinh hoạt và phục vụ công cộng, thể dục thể thao.
– Các trường Tổng hợp và Bách khoa nên bố trí ngoài khu dân cư của thành phố, còn các trường Nông nghiệp bố trí ở ngoại thành hoặc ngoài thành phố.
– Một trường đại học gồm các khu vực sau đây:
+ Khu học tập và các cơ sở nghiên cứu khoa học;
+ Khu thể dục thể thao;
+ Khu kí túc xá học sinh bao gồm nhà ở và các công trình phục vụ sinh hoạt;
+ Khu nhà ở của cán bộ giảng dạy và cán bộ công nhân viên;
+ Khu công trình kĩ thuật bao gồm trạm bơm, trạm biến thế, xưởng sửa chữa, kho tàng và nhà để xe ô tô, xe đạp.
– Khu đất xây dựng trường đại học phải bảo đảm một số yêu cầu sau đây:
+ Yên tĩnh cho việc học tập và nghiên cứu, không bị chấn động, nhiễu loạn điện từ khói và hơi độc v.v… ảnh hưởng đến sức khoẻ của cán bộ, học sinh và đến các thiết bị thí nghiệm, nghiên cứu.
+ Có đường giao thông thuận tiện, bảo đảm cho việc đi lại của cán bộ, học sinh, cho việc vận chuyển vật tư, thiết bị kĩ thuật và sinh hoạt của trường.
+ Thuận tiện cho việc cung cấp điện, nước, hơi, thông tin liên lạc v.v… từ mạng lưới cung cấp chung của thành phố và các điểm dân cư, giảm chi phí về đường ống, đường dây.
+ Khu đất phải thoáng, cao ráo, ít tốn kém về biện pháp xử lý móng công trình hay thoát nước khu vực.
– Diện tích đất xây dựng khu vực học tập của các trường đại học, áp dụng theo bảng 2.
– Diện tích khu đất thể dục thể thao được tính l ha/1000 học sinh.
– Mặt bằng toàn thể một trường đại học phải nghiên cứu, thiết kế hoàn chỉnh, giải quyết tốt mối quan hệ giữa việc xây dựng trước mắt và phát triển tương lai, các công trình xây dựng cố định với những công trình tạm thời, nhất là đối với học tập, nghiên cứu khoa học và các xưởng thực hành.
– Mật độ xây dựng của khu học tập khoảng từ 20 đến 25%
– Các ngôi nhà và công trình học tập của trường đại học phải cách đường đỏ ít nhất là 15m.
Trong trường hợp phải bố trí các ngôi nhà và công trình gần các đường cao tốc đường giao thông chính thì khoảng cách so với đường đỏ phải từ 50m trở lên.
– Khu đất xây dựng trường đại học, không cho phép các đường cao tốc, đường giao thông chính và các đường phố chia cắt, cần giải quyết tốt luồng người đi bộ và giao thông xe cộ trong trường.
– Trong khu đất xây dựng trường đại học cần dự tính các bãi đỗ xe ô tô ngoài trời, nhà để xe máy, xe đạp và các phương tiện giao thông khác.
– Khu đất xây dựng trường đại học phải rào xung quanh bằng cây xanh, nếu dùng các loại vật liệu khác phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Yêu cầu thiết kế các ngôi nhà và công trình
– Các nhà học của trường đại học cho phép thiết kế với chiều cao không quá 5 tầng. Trường hợp đặc biệt phải được phê chuẩn trong luận chứng kĩ thuật.
– Diện tích các loại phòng tính toán theo các điều quy định của chương này, phụ thuộc vào chức năng của từng phòng và theo số lượng học sinh. Thành phần các phòng của nhà học được quy định trong luận chứng kinh tế kĩ thuật.
– Số lượng và diện tích các phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực tập và sản xuất v.v… đều tính sử dụng luân phiên 2 ca trong một ngày, tính theo ca đồng nhất.
– Chiều cao các tầng nhà (trên mặt đắt) của trường đại học được quy định phù hợp với chức năng các phòng và yêu cầu về thiết bị kĩ thuật.
+ Các phòng học, phòng vẽ kĩ thuật, phòng thiết kế, giảng đường dưới 75 chỗ, các phòng làm việc… lấy 3,3m và 3,6m.
+ Chiều cao các giảng đường trên 75 chỗ, phòng thí nghiệm có các thiết bị cỡ lớn, kho sách giá hai tầng, xưởng trường thì tùy theo yêu cầu công nghệ lấy từ 4,2m trở lên. Chiều cao hội trường theo tiêu chuẩn hiện hành.
Chú thích:
– Chiều cao tính từ mặt sàn tầng dưới đến mặt sàn tầng trên.
– Giới hạn thấp nhất của chiều cao phòng chỉ áp dụng cho các giảng đường sàn phòng.
– .Giảng đường, phòng học và phòng thí nghiệm cần được bố trí ở các tầng trên mặt đất, nếu có yêu cầu đặt thiết bị ở dưới đất thì phải bố trí các phòng trên ở sàn tầng hầm.
– Theo yêu cầu của quá trình học tập cần có nhà cầu nối các nhà học riêng biệt với nhau.
– Thiết kế trường đại học cần tính toán chống ồn áp dụng theo bảng 3
Bảng 3
Loại phòng | Độ ồn, tính theo phòng | |
Tính toán | Cho phép | |
1 | 2 | 3 |
1. Giảng đường, lớp học, phòng thí nghiệm 2. Phòng đọc sách, phòng cho mượn sách 3. Phòng thể thao 4. Phòng hành chính 5. Phòng đánh máy 6. Phòng vô tuyến | 85 70 90 80 80 85 | 40 35 40 40 50 30 |
– Trong hội trường, các giảng đường từ 100 chỗ trở lên nên bố trí các thiết bị âm thanh theo tính toán của môi loại phòng.
– Chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo trong các phòng của trường đại học theo tiêu chuẩn hiện hành.
– Các phòng của trường đại học cần được chiếu sáng tự nhiên, trực tiếp.
-. Bố trí bàn ghế, thiết bị trong các phòng học và phòng thí nghiệm phải bảo đảm chiếu sáng tự nhiên từ bên trái chỗ học, chỗ thí nghiệm của học sinh.
– Cần thiết kế theo tính toán các hệ thống che nắng bằng vật liệu không cháy cho các giảng đường và các phòng học khác tuỳ thuộc vào vùng khí hậu và hướng của ngôi nhà.
– Chiều cao từ mặt sàn đến mép dưới cửa sổ tường bao quanh các phòng học, phòng thí nghiệm… cần lấy ít nhất là 0,80 mét.
– Diện tích cho các giảng đường, lớp học, áp dụng theo bảng 4.
– Diện tích các phòng chuẩn bị trực thuộc các giảng đường áp dụng theo bảng 5
– Thiết kế chiếu phim trong các giảng đường theo TCXD 48: 1971.
– Trong các lớp học dưới 75 chỗ cho phép thiết kế sàn không dốc.
– Trong trường hợp không có hệ thống có điều hoà không khí, khối tích các phòng học cho một học sinh không được ít hơn 4m3.
Bảng 4
Tên giảng đường, lớp học | Diện tích cho 1 chỗ (không được lớn hơn), m2 |
1 | 2 |
1. Giảng đường 500 chỗ 2. Giảng đường 400 chỗ 3. Giảng đường 300 – 200 chỗ 4. Giảng đường 150 chỗ 5. Giảng đờng 100 chỗ 6. Lớp học 75 – 50 chỗ 7. Lớp học 25 chỗ 8. Phòng học 12 – 25 chỗ với các thiết bị dạy và kiểm tra 9. Giảng đường nghệ thuật, sân khấu 200 – 300 chỗ | 0,90 1,00 1,10 1,20 1,30 1,50 2,20 3,00 1,80 |
Bảng 5
Tên phòng | Diện tích m2 |
1. Phòng chuẩn bị dùng cho giảng đường vật lí 500 – 400 chỗ 2. Phòng chuẩn bị dùng cho giảng đường vật lí 300 – 200 chỗ 3. Phòng chuẩn bị dùng cho giảng đường hoá học 300 – 200 4. Phòng chuẩn bị dùng cho giảng đường toán học cao cấp, hình học hoạ hình, sức bền vật liệu và; các môn học khác với số chỗ: – 300 : 200 chỗ – 150 : l00 chỗ 5. Phòng dụng cụ cho các giảng đường vật lí | 144 108 72 72 36 72 |
– Khoảng cách giữa các lưng tựa của ghế trong giảng đường và lớp học phụ thuộc vào số chỗ trong mỗi hàng ghế và số lối thoát, áp dụng theo bảng 6.
Bảng 6
Số chỗ cho hàng ghế có lối thoát | Khoảng cách nhỏ nhất giữa các lưng tựa của ghế (cm) | ||
Một phía | Hai phía | Mặt ghế lập | Mặt ghế cố định |
6 12 | 12 24 | 89 90 | 90 95 |
– Khoảng cách giữa các thiết bị trong phòng học và các kích thước nhìn chính áp dụng theo bảng và hình vẽ.
– Diện tích vườn hoa, cây xanh chiếm khoảng 40% diện tích toàn bộ khu trường.
– Trong các giảng đường không cho phép thiết kế các lối vào, cầu thang và các bậc lên xuống, cản trở các tầm nhìn tới bảng đen.
– Trong trường hợp không có bàn thao tác, mặt sàn trước bảng đen có thể nâng cao hơn 0,35m so với mặt sàn của hàng ghế đầu, chiều rộng của phần sàn nâng cao trước bảng đen ít nhất là 1,5m, còn chiều rộng thông thủy của lối đi giữa phần sàn nâng cao và hàng ghế đầu ít nhất là 2,lm. Trong trường hợp có bàn thao tác thì mặt bàn từ bảng đen đến hàng ghế thứ hai không làm độ dốc.
– Kích thước ghế tựa có chỗ để viết cho một chỗ không nhỏ hơn: chiều rộng 0.55m, chiều cao chỗ ngồi 0,40m. Chiều cao mép dưới của mặt bàn viết 0, 70m.
Kích thước bàn cho mỗi chỗ ở giảng đường và phòng học không nhỏ hơn chiều rộng 0,50m, chiều dài 0,60m, chiều cao 0,70m. Mỗi bàn nên làm kiểu 2 chỗ.
– Phòng chuẩn bị trực thuộc giảng đường phải có ít nhất 2 cửa, một của trực tiếp thông với giảng đường và một cửa mở ra hành lang.
– Diện tích các phòng học, phòng vẽ kĩ thuật, phòng thiết kế bài tập năm học và thiết kế tốt nghiệp cùng với diện tích các phòng phụ áp dụng theo bảng 8.
– Diện tích của các phòng học chuyên ngành đặc biệt với các phương tiện dạy học theo chương trình, phòng kĩ thuật máy tính và phòng học ngoại ngữ áp dụng theo bảng 9.
– Các phòng thiết kế tốt nghiệp phải được tính toán để có thể phục vụ cùng một lúc 50% tổng số học sinh tốt nghiệp. Mỗi phòng được thiết kế ít nhất là 12 và nhiều nhất là 50 học sinh tốt nghiệp.
– Trong trường hợp đặt thiết bị trên bàn, lối đi trong phòng thí nghiệm không được nhỏ hơn:
+ Giữa các dãy bàn là 70cm;
+ Giữa bàn và tường là 50cm;
+ Giữa bàn trên và bàn dưới khi làm việc một hàng là 80cm;
+ Giữa bàn trên và bàn dưới khi làm việc 2 hàng là 160cm