Khi một cơ quan tổ chức hay cá nhân muốn có địa điểm phù hợp thì sẽ viết đơn hoặc công văn mượn địa điểm gửi đến nơi có địa điểm để mượn. Vậy công văn mượn địa điểm là gì? Khi soạn thảo công văn thì cần phải lưu ý những vấn đề gì?
Mục lục bài viết
1. Công văn mượn địa điểm là gì?
Công văn mượn địa điểm là mẫu đơn hành chính do một cơ quan, tổ chức lập ra gửi cho cơ quan, đơn vị, tổ chức khác nhằm một mục đích nhất định liên quan đến công việc.
Công văn mượn địa điểm là văn bản ghi chép lại những thông tin của cơ quan, tổ chức đã lập ra coong văn và nội dung công việc. Đồng thời công văn xin mượn địa điểm còn là căn cứ để cho đơn vị, cơ quan tổ chức nhận công văn xem xét và phối hợp cùng thục hiện công việc.
2. Mẫu công văn mượn địa điểm:
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
_________
Số: … /CV-…
V/v: mượn địa điểm…
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________________
…………., ngày … tháng … năm …
CÔNG VĂN MƯỢN ĐỊA ĐIỂM
Kính gửi: Tên cơ quan, tổ chức…
Để thực hiện kế hoạch/nhiệm vụ…
Với yêu cầu……
Nhằm đảm bảo cơ sở vật chất tốt nhất cho sự kiện, chúng tôi có công văn này xin được kính đề nghị quý cơ quan cho chúng tôi được mượn địa điểm tại phòng…., nhà …., trong thời gian từ …giờ… ngày … tháng … năm … đến … giờ cùng ngày.
Chúng tôi xin cam đoan việc mượn hội trường chỉ nhằm mục đích tổ chức……… và sẽ thực hiện đầy đủ những quy định của nhà trường về việc sử dụng cơ sở vật chất.
Xin chân thành cảm ơn.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu VT.
NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu đơn mượn địa điểm tham khảo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
ĐƠN XIN MƯỢN ĐỊA ĐIỂM
Kính gửi: …….
Em là ….., học sinh lớp…, đại diện cho …..
Em viết đơn này xin phép được mượn …
Thời gian mượn: Từ ….h…. ngày …/…/… đến ……h…. ngày …./…./….
Mục đích: …..
Trang thiết bị kèm theo: ……
Chúng em cam kết chịu trách nhiệm về việc giữ gìn trật tự, vệ sinh và bảo quản tài sản của nhà trường.
Nếu xảy ra hư hỏng, thất thoát chúng em xin bồi hoàn theo đúng giá trị.
., ngày…tháng…năm..
Ý kiến của Ban Giám Hiệu
Xác nhận của Cố vấn Đoàn
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo công văn mượn địa điểm:
Phần kính gửi thì cơ quan tổ chức có nhu cầu mượn địa điểm sẽ ghi tên của cơ quan, tổ chức nơi có địa điểm để mượn.
Phần nội dung của công văn mượn địa điểm thì cơ quan tổ chức có nhu cầu sẽ trình bày sơ qua về công việc sẽ thực hiện ở địa điểm đó và lý do chính đáng, phù hợp để mượn địa điểm.
Cuối công văn là phần xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức có nhu cầu. Công văn phải đảm bảo được nội dung cũng như hình thức theo quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngay 5 tháng 3 năm 2020 quy định về công tác văn thư.
Mẫu hợp đồng mượn nhà làm trụ sở công ty tham khảo
Theo quy định của
Trụ sở công ty có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Đây sẽ là nơi hoạt động kinh doanh, lưu giữ thông tin, điểm kết nối liên lạc giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước… Vì vậy, lựa chọn trụ sở công ty thuận lợi và phù hợp với quy định của pháp luật là tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Trụ sở công ty có thể được xây dựng ngay từ đầu bằng ngân sách của công ty. Tuy nhiên, khởi đầu thì ngân sách của công ty không có nhiều nên có thể bằng hình thực mượn hoặc thuê một căn nhà nào đó để làm trụ sở của công ty. Và sau một khoảng thời gian hoạt động thì công ty đủ tài chính thì sẽ có thể tự sở hữu riêng cho mình một trụ sở công ty phù hợp.
Khi thực hiện việc mượn hay thuê nhà làm trụ sở công ty thì công ty và chủ sở hữu nhà phải ký với nhau hợp đồng mượn hoặc thuê nhà. Dưới đây là hợp đồng mượn nhà làm trụ sở kinh doanh tham khảo:
Trong hợp đồng mượn nhà sẽ có đầy đủ những nội dung cần thiết như thông tin của các chủ thể tham gia hợp đồng, mục đích của việc mượn nhà, quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các bên khi ký kết hợp đồng. Trong trường hợp có tranh chấp, hai bên cùng nhau bàn bạc, giải quyết. Nếu không thể thỏa thuận được, các tranh chấp sẽ được đưa ra tòa án giải quyết. Và hợp đồng mượn nhà sẽ là căn cứ để tòa án giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Mọi quyết định của Tòa án sẽ có tính bắt buộc thi hành đối với các bên tham gia hợp đồng. Khi soạn thảo hợp đồng mượn nhà thì các bên cần lưu ý đảm bảo hình thức và nội dung hợp đồng theo quy định của Pháp luật.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-***——-
Hà nội, ngày …..tháng……năm 2013
HỢP ĐỒNG MƯỢN NHÀ
Căn cứ Bộ Luật Dân Sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc Hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 14/06/2005;
Căn cứ vào nhu cầu năng lực của hai bên;
Chúng tôi gồm:
Bên Cho mượn nhà : (Bên A)
Ông:…
Sinh ngày:…
Nơi đăng ký HKTT:..
Chỗ ở hiện tại:…
CMND số:…
Cùng vợ là bà:..
Sinh ngày:…
Bên mượn Nhà: (Bên B)
Tên tổ chức:…
Trụ sở chính:…
Đại diện bởi:…
Mã số thuế:…
Sau khi bàn bạc thỏa thuận, hai bên nhất trí ký hợp mượn nhà với những điều khoản cụ thể sau:
Điều 1: Diện tích nhà cho mượn:
– Bên A đồng ý cho bên B mượn toàn bộ diện tích nhà có địa chỉ tại:,
– Mục đích sử dụng của bên B:…
Điều 2: Thời hạn cho mượn:
3.1. Thời hạn mượn nhà là: ……… năm tính từ ngày hai bên ký kết Hợp đồng này.
3.2. Khi hợp đồng sắp hết hạn, trong cùng điều kiện như nhau, giữa các đối tượng muốn mượn, bên B được quyền ưu tiên ký tiếp hợp đồng theo những thỏa thuận mới tại thời điểm đó trước khi hợp đồng hết hạn 1 tháng.
Điều 3: Phương thức thanh toán:
4.1. Bên B thanh toán cho bên A tiền điện, nước trong thời gian mượn nhà được tính bằng tiền Việt Nam đồng. Vào ngày 01 hàng tháng, hai bên căn cứ vào đồng hồ đo đếm điện để lập và ký biên bản tiêu thụ điện để thanh toán cho bên A. Bên B thanh toán tiền điện cho bên A theo định kỳ thanh toán tiền nhà, số tiền điện được dựa trên biên bản.
Điều 4: Các trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn:
Chấm dứt hợp đồng do nguyên nhân khách quan: Trong trường hợp hợp đồng này bị hủy bỏ bởi những nguyên nhân khách quan như: thiên tai, động đất hỏa hoạn, chiến tranh, diện tích cho mượn bị thu hồi, phá hủy do quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khi các bên chấm dứt hợp đồng trong trường hợp này thì không phát sinh nghĩa vụ bồi thường. Hai bên tiến hành việc thanh lý hợp đồng, hai bên tiến hành quyết toán tiện điện tính đến ngày thực tế chấm dứt hợp đồng.
Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của các bên.
6.1. Quyền và nghĩa vụ của bên A:
Bên A lắp đặt cho bên B đồng hồ đo điện;
Chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho tòa nhà.
6.2. Quyền và nghĩa vụ của bên B:
Trả tiền tiền điện, đầy đủ và đúng thời hạn theo hợp đồng này;
Sử dụng nhà đúng mục đích đã thỏa thuận, bên B phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của mình;
Không được sử dụng nhà của bên A làm vật thế chấp cho bên thứ ba. Không được chuyển nhượng hợp đồng mượn nhà cho người khác.
Điều 6: Các điều khoản khác:
Hợp đồng được kết thúc trong các trường hợp sau:
Hợp đồng hết hạn;
Ngôi nhà không thể tiếp tục cho mượn do các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như quyết định quy hoạch, các lý do khách quan nêu trên theo Hợp đồng này nếu xảy ra thì bên A sẽ lấy lại ngôi nhà, bên B sẽ lấy lại các thiết bị do bên B lắp đặt.
Hai bên cam kết cùng nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng. Hai bên phải tuân thủ các quy định của nhà nước VN về quy hoạch(nếu có) và các quy định liên quan đến việc mượn nhà;
Trong trường hợp có tranh chấp, hai bên cùng nhau bàn bạc, giải quyết. Nếu không thể thỏa thuận được, các tranh chấp sẽ được đưa ra tòa án Kinh tế Hà nội giải quyết.
Hợp đồng được làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị như nhau và có hiệu lực từ ngày ký.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B