Nguyên tắc tạo hóa đơn phải được in theo đúng quy định của pháp luật, người xin mua hóa đơn lẻ phải làm đơn xin mua hóa đơn và gửi đến cơ quan có thẩm quyển. Vậy mẫu đơn xin mua hóa đơn lẻ bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin mua hóa đơn lẻ là gì?
Mẫu đơn xin mua hóa đơn lẻ là mẫu đơn được lập ra khi các cá nhân, tổ chức có mong muốn mua hóa đơn lẻ. Mẫu đơn xin mua hóa đơn lẻ nêu rõ các thông tin về tổ chức, cá nhân đề nghị mua( họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, số lượng hóa đơn, chứng từ đề nghị mua….) nội dung đơn.
Mẫu đơn xin mua hóa đơn lẻ được dùng để xin mua hóa đơn lẻ của các tổ chức, cá nhân có đề nghị mua hóa đơn bán lẻ. Mẫu đơn xin mua hóa đơn lẻ là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét về đề nghị mua hóa đơn lẻ của tổ chức, cá nhân đề nghị mua. Mẫu đơn nêu rõ số lượng mua, loại hóa đơn chứng từ đề nghị mua.
2. Mẫu đơn xin mua hóa đơn lẻ:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày……… tháng…… năm…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ MUA HÓA ĐƠN
Kính gửi:………(1)
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị mua hóa đơn:………(2)
2. Tên tổ chức, cá nhân (Ghi theo đăng ký thuế):………(3)
3. Mã số thuế:……(4)
4. Địa chỉ trụ sở chính (Ghi theo đăng ký thuế):……(5)
5. Địa chỉ nhận thông báo thuế (Ghi theo đăng ký thuế):………(6)
6. Số điện thoại liên hệ:……(7)
+ Cố định:………(8)
+ Di động:………(9)
7. Người đại diện theo pháp luật (Ghi theo đăng ký thuế):……(10)
8. Vốn điều lệ (ghi theo số đã góp đủ):……(11)
9. Số lượng lao động:………(12)
10. Tên người mua hóa đơn (Đối với hộ kinh doanh thì tên người mua hóa đơn là chủ hộ kinh
doanh, trường hợp chủ hộ ủy quyền cho người khác thì phải kèm giấy ủy quyền):……(13)
Số CMND người đi mua hóa đơn:…………(14)
Ngày cấp:……… Nơi cấp:…….
Số lượng hóa đơn, chứng từ đề nghị mua: (15)
Đề nghị cơ quan thuế bán hóa đơn, chứng từ để sử dụng theo số lượng và loại như sau:
Đơn vị tính: Số
S T T | Loại hóa đơn, chứng từ | Tồn đầu kỳ trước | Số lượng mua kỳ trước | Sử dụng trong kỳ | Còn cuối kỳ | Số lượng mua kỳ này | ||||
Sử dụng | Xóa bỏ | Mất | Hủy | Cộng | ||||||
Tôi xin cam kết:
Đã nghiên cứu kỹ các quy định trong Luật thuế, Nghị định …/….. của Chính phủ, Nghị định …../……/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số …./…../TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa cung ứng dịch vụ.
Quản lý và sử dụng hoá đơn do cơ quan thuế phát hành đúng quy định. Nếu vi phạm tổ chức, cá nhân xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ghi chú:
– Hộ, cá nhân kinh doanh không cần đóng dấu.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ, tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền nơi tiếp nhận đơn
(2): Điền tên tổ chức, cá nhân đề nghị mua hóa đơn
(3): Điền tên tổ chức, cá nhân
(4): Điền mã số thuế ( nếu là tổ chức)
(5): Điền địa chỉ trụ sở chính
(6): Điền địa chỉ nhận thông báo thuế
(7): Điền số điện thoại liên hệ
(8): Điền số điện thoại cố định
(9): Điền số điện thoại di động
(10): Điền tên người đai diện theo pháp luật
(11): Điền vốn điều lệ
(12): Điền số lượng lao động
(13): Điền tên người mua hóa đơn
(14): Điền số chứng minh của người mua hóa đơn
(15): Điền số lượng hóa đơn, chứng từ đề nghị mua
4. Quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
– Cơ sở pháp lý: Thông tư 39/2014/TT- BTC
* Phát hành hóa đơn của Cục Thuế
– Hóa đơn do Cục Thuế đặt in trước khi bán, cấp lần đầu phải lập thông báo phát hành hóa đơn.
– Nội dung thông báo phát hành hóa đơn, hóa đơn mẫu thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3 Điều 9 Thông tư này và theo mẫu số 3.6 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT- BTC
– Thông báo phát hành hóa đơn phải được gửi đến tất cả các Cục Thuế trong cả nước trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày lập thông báo phát hành và trước khi cấp, bán. Thông báo phát hành hóa đơn niêm yết ngay tại các cơ sở trực thuộc Cục Thuế trong suốt thời gian thông báo phát hành còn hiệu lực tại vị trí dễ thấy khi vào cơ quan thuế.
– Trường hợp Cục Thuế đã đưa nội dung Thông báo phát hành hóa đơn lên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thì không phải gửi thông báo phát hành hóa đơn đến Cục Thuế khác.
– Trường hợp có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành, Cục Thuế phải thực hiện thủ tục thông báo phát hành mới theo hướng dẫn.
* Cấp hóa đơn do Cục Thuế đặt in ( Điều 13 Thông tư 39/2014/TT- BTC)
– Cơ quan thuế cấp hóa đơn cho các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng.
– Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế không cấp hóa đơn.
– Hóa đơn do cơ quan thuế cấp theo từng số tương ứng với đề nghị của tổ chức, hộ và cá nhân không kinh doanh gọi là hóa đơn lẻ.
– Tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ là loại hóa đơn bán hàng.
– Trường hợp doanh nghiệp sau khi đã giải thể, phá sản, đã quyết toán thuế, đã đóng mã số thuế, phát sinh thanh lý tài sản cần có hóa đơn để giao cho người mua được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ là loại hóa đơn bán hàng.
– Riêng đối với tổ chức, cơ quan nhà nước không thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có bán đấu giá tài sản, trường hợp giá trúng đấu giá là giá bán đã có thuế giá trị gia tăng được công bố rõ trong hồ sơ bán đấu giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được cấp hóa đơn giá trị gia tăng để giao cho người mua.
– Cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ cho việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được xác định như sau:
– Đối với tổ chức: Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi tổ chức đăng ký mã số thuế hoặc nơi tổ chức đóng trụ sở hoặc nơi được ghi trong quyết định thành lập.
– Đối với hộ và cá nhân không kinh doanh: Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi cấp mã số thuế hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trên sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực hoặc nơi cư trú do hộ, cá nhân tự kê khai (không cần có xác nhận của chính quyền nơi cư trú).
– Trường hợp tổ chức, hộ và cá nhân không kinh doanh có bất động sản cho thuê thì cơ quan thuế quản lý địa bàn có bất động sản thực hiện cấp hóa đơn lẻ.
– Tổ chức, hộ, cá nhân có nhu cầu sử dụng hóa đơn lẻ phải có đơn đề nghị cấp hóa đơn lẻ (mẫu số 3.4 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT- BTC). Căn cứ đơn đề nghị cấp hóa đơn lẻ và các chứng từ mua bán kèm theo, cơ quan thuế có trách nhiệm hướng dẫn người nộp thuế xác định số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế. Riêng trường hợp được cấp hóa đơn giá trị gia tăng lẻ thì số thuế giá trị gia tăng phải nộp là số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng cấp lẻ.
– Người đề nghị cấp hóa đơn lẻ lập hóa đơn đủ 3 liên tại cơ quan thuế và phải nộp thuế đầy đủ theo quy định trước khi nhận hóa đơn lẻ. Sau khi có chứng từ nộp thuế của người đề nghị cấp hóa đơn, cơ quan thuế có trách nhiệm đóng dấu cơ quan thuế vào phía trên bên trái của liên 1, liên 2 và giao cho người đề nghị cấp hóa đơn, liên 3 lưu tại cơ quan thuế.
* Nguyên tắc tạo hóa đơn ( Điều 5 Thông tư 39/2014/TT- BTC)
– Tạo hóa đơn là hoạt động làm ra mẫu hóa đơn để sử dụng cho mục đích bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của tổ chức kinh doanh thể hiện bằng các hình thức hóa đơn hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này.
– Tổ chức có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) theo quy định tại
+ Tổ chức, doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang hoạt động được tạo hóa đơn tự in nếu thuộc các trường hợp hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 39/2014/TT- BTC.
+ Tổ chức kinh doanh được tạo hóa đơn tự in nếu đáp ứng điều kiện hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư 39/2014/TT- BTC
+ Tổ chức kinh doanh thuộc đối tượng nêu tại điểm a, điểm b khoản này nhưng không tự in hóa đơn thì được tạo hóa đơn đặt in theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư 39/2014/TT- BTC
+ Tổ chức nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế không thuộc đối tượng nêu tại điểm a, điểm b khoản này và không thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế thì được tạo hóa đơn đặt in theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư 39/2014/TT- BTC
+ Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án); hộ, cá nhân kinh doanh; tổ chức và doanh nghiệp khác không thuộc trường hợp được tự in, đặt in hóa đơn mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư này.
+ Các đơn vị sự nghiệp công lập có hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật đáp ứng đủ điều kiện tự in hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 nhưng không tự in hóa đơn thì được tạo hóa đơn đặt in hoặc mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế.
+ Tổ chức không phải là doanh nghiệp; hộ, cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ.
– Tổ chức khi tạo hóa đơn không được tạo trùng số hóa đơn trong cùng ký hiệu.
– Chất lượng giấy và mực viết hoặc in trên hóa đơn phải đảm bảo thời gian lưu trữ theo quy định của pháp luật về kế toán.
* Lưu trữ, bảo quản hóa đơn ( Điều 28 Thông tư 39/2014/TT- BTC)
– Hóa đơn tự in chưa lập được lưu trữ trong hệ thống máy tính theo chế độ bảo mật thông tin.
– Hóa đơn đặt in chưa lập được lưu trữ, bảo quản trong kho theo chế độ lưu trữ bảo quản chứng từ có giá.
– Hóa đơn đã lập trong các đơn vị kế toán được lưu trữ theo quy định lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
– Hóa đơn đã lập trong các tổ chức, hộ, cá nhân không phải là đơn vị kế toán được lưu trữ và bảo quản như tài sản riêng của tổ chức, hộ, cá nhân đó.
Như vậy có thể thấy hóa đơn do Cục Thuế đặt in trước khi bán, nếu muốn cấp lần đầu phải lập thông báo phát hành hóa đơn. Pháp luật đã quy định về nguyên tắc tạo hóa đơn, lưu trữ và in hóa đơn và bảo quản hóa đơn, bởi lẽ hóa đơn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thanh toán, ghi nhận trong quá trình mua bán hàng hóa , hóa đơn sẽ là cơ sở để người kế toán kê khai các loại thuế, quyết toán, hạch toán cuối năm, làm các