Việc mua đất dôi dư thực tế cũng phát sinh nhiều thủ tục người dân cần nắm bắt được. Dưới đây là mẫu đơn xin mua đất dôi dư mới nhất và hướng dẫn chi tiết.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin mua đất dôi dư mới nhất và hướng dẫn chi tiết
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày…tháng…năm…
ĐƠN XIN MUA ĐẤT DÔI DƯ
Kính gửi: – Ủy ban nhân dân xã
– Hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất
Căn cứ Luật đất đai 2013;
Căn cứ Quyết định số:…/ UBND – quyết định của UBND xã …… về việc bán đấu giá quyền sử dụng đất có thu tiền;
Tên tôi là:
Ngày sinh:../…/….
CMND/ CCCD:……Ngày cấp:…/…./…. Nơi cấp:…..
Hộ khẩu thường trú :……….
Chỗ ở hiện nay:…………….
Điện thoại liên hệ:………….
Tôi làm đơn này xin được trình bày vấn đề như sau:
Hiện nay, gia đình tôi có nhu cầu mở rộng diện tích để phục vụ việc kinh doanh trang trại. Theo như tôi được biết, UBND xã …….sắp tới sẽ mở phiên phiên đấu giá quyền sử dụng đất tại khu…..
Căn cứ theo quy định của Luật đất đai 2013 và Quyết định số… của UBND xã …..Tôi kính đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét cho tôi được mua đất để phục vụ nhu cầu của gia đình.
Tôi xin gửi kèm theo đơn một số giấy tờ có liên quan sau:
– ……….
– ……….
Kính mong hội đồng đấu giá quyền sử dụng đất xét duyệt đơn cho tôi được đăng ký mua đất sử dụng phát triển kinh tế gia đình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn viết đơn:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ theo quy định.
– Ngày tháng năm viết đơn.
– Tiêu đề: Đơn xin mua đất dôi dư viết in hoa giữa dòng.
– Thông tin về cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu mua đất dôi dư gồm: họ và tên; ngày tháng năm sinh; số chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân; địa chỉ nơi cư trú;…
– Trình bày nội dung đơn:
+ Nêu rõ phần đất dôi dư muốn mua.
+ Mục đích mua sử dụng phần đất dôi dư đó là gì (ví dụ như làm ăn kinh doanh; mở rộng trang trại sản xuất;….)
– Lời cam đoan sử dụng đất đúng mục đích và ký xác nhận ghi rõ họ tên của người xin mua đất.
2. Quy định về đất dôi dư:
Đất dôi dự thực tế được hiểu là phần đất khi đo trên thực tế bị thừa so với diện tích trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc đất bị dôi dư xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như:
Thứ nhất, do việc đo đạc không chính xác dẫn đến đất bị dôi dư:
Thực tế rất nhiều trường hợp khi đo đạc lại đất mới phát hiện ra diện tích đất trên thực tế so với diện tích đất ghi trên Giấy chứng nhận không khớp nhau, cụ thể là diện tích thực tế lớn hơn.
Căn cứ khoản 5 Điều 98 Luật đất đai năm 2013 quy định nếu như có sự chênh lệch về diện tích đất trên thực tế so với số liệu diện tích đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc trên giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai, trong khi đó ranh giới của thửa đất đang sử dụng không có sự thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc được cấp các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai. Đồng thời phần đất không có tranh chấp xảy ra thì hộ gia đình, cá nhân muốn cấp đổi Giấy chứng nhận thì phần diện tích sẽ được xác định căn cứ trên số liệu đo đạc thực tế.
Như vậy, theo quy định trên nếu như diện tích đất trên thực tế dôi dư hơn so với trên Sổ đỏ nhưng ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc cấp Sổ đỏ, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Sổ đỏ diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Điều này được hiểu là diện tích dôi dư nghiễm nhiên thuộc về người sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích này.
Thứ hai, phần đất dôi dư nhưng chưa được sử dụng hoặc sử dụng sau ngày 01/07/2014:
Theo quy định, trường hợp đất dôi dư trong trường hợp này sẽ thuộc về Nhà nước. Trường hợp nếu như người dân sử dụng phần đất này sau ngày 01/07/2014 mà không có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được coi là hành vi lấn, chiếm đất đai.
Nhưng để hợp pháp phần đất dôi dư này sẽ phải thông qua quyết định của cơ quan Nhà nước, cụ thể người dân làm đơn xin mua lại phần đất dôi dư hoặc đơn xin giao đất, cho thuê đất, đơn xin tham gia đấu giá quyền sử dụng đất.
3. Hồ sơ, thủ tục hợp thức hóa đối với phần đất dôi dư:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– Đơn xin xác nhận trích đo đạc lại đất để thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc).
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền thực hiện trích đo thửa đất:
– Nhận được yêu cầu trích đo lại thửa đất, địa chính và cá nhân, hộ gia đình yêu cầu trích đo đất ký hợp đồng đo vẽ, lập hồ sơ địa chính.
– Sau đó, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất bố trí cán bộ xuống đo đạc kiểm tra thực tế theo lịch và thiết lập một (01) bộ hồ sơ địa chính theo quy định.
Bước 3: Nộp hồ sơ cấp đổi lại Sổ đỏ ghi nhận lại diện tích của thửa đất.
Hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (theo Mẫu số 10/ĐK).
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc).
Sau khi chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ trên thì cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ tại:
+ Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
+ Trường hợp địa phương nào chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp hồ sơ tại:
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
+ Ủy ban nhân dân cấp xã (chỉ áp dụng với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu).
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ.
+ Trường hợp thửa đất chưa có bản đồ địa chính hoặc chưa có trích đo địa chính thửa đất thì thực hiện thủ tục trích lục bản đồ hoặc trích đo địa chính.
+ Sau đó, tiến hành trình hồ sơ đến cơ quan Nhà nước để thực hiện hủy Giấy chứng nhận bị mất. Sau đó, thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
+ Thực hiện chỉnh lý, cập nhật biến động đất đai.
Cuối cùng hoàn thành thủ tục và nhận lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thời gian thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận đối với trường hợp thông thường là không quá 10 ngày làm việc. Thời gian thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn: không quá 20 ngày làm việc.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật đất đai năm 2013.