Khi các cá nhân, tổ chức có mong muốn được xin mở rộng dự án vì những lý do nào đó thì các cá nhân, tổ chức này sẽ làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền xem xét về việc xin mở rộng dự án đầu tư. Vậy khi soạn thảo mẫu đơn xin mở rộng dự án cần lưu ý những gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin mở rộng dự án là gì?
Mẫu đơn xin mở rộng dự án là mẫu đơn do cá nhân, tổ chức lập ra xin được mở rộng dự án. Mẫu đơn xin mở rộng dự án nêu rõ thông tin về người làm đơn (họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú, chỗ ở hiện tại, số điện thoại liên hệ, …) nội dung đơn xin mở rộng dự án.
Mẫu đơn xin mở rộng dự án là mẫu đơn do cá nhân, tổ chức lập ra gửi đến uỷ ban nhân dân thành phố để xin mở rộng dự án. Mẫu đơn xin mở rộng dự án là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền là Uỷ ban nhân dân thành phố tiếp nhận, xem xét về việc xin mở rộng dự án của cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
2. Mẫu đơn xin mở rộng dự án:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
………., ngày…. tháng…. năm…….
ĐƠN XIN MỞ RỘNG DỰ ÁN
(V/v: Đề nghị được mở rộng dự án…. tại khu vực…..)
Kính gửi: – Ủy ban nhân dân tỉnh (thành phố)……
(Hoặc chủ thể khác có thẩm quyền như Bộ Kế hoạch và đầu tư,…)
– Căn cứ Luật đầu tư năm 2014 được sửa đổi, bổ sug năm 2016;
– Căn cứ …;
– Căn cứ hoàn cảnh thực tế của bản thân.
Tên tôi là:……… Sinh ngày…. tháng…… năm……(1)
Giấy CMND/thẻ CCCD số:……… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):………(2)
Địa chỉ thường trú:……(3)
Chỗ ở hiện nay ………(4)
Điện thoại liên hệ: ……(5)
(Nếu là công ty thì trình bày các thông tin sau: (6)
Công ty:……
Địa chỉ trụ sở:……
Giấy CNĐKDN số:……….. do Sở Kế hoạch và đầu tư………… cấp ngày…./…../……
Hotline:………….Số Fax:………
Người đại diện: Ông/Bà………… Sinh năm:……
Chức vụ:………….
Giấy CMND/thẻ CCCD số:……… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):…………….
Địa chỉ thường trú:…….
Chỗ ở hiện nay …….
Điện thoại liên hệ: ………
Căn cứ đại diện:……
Ngành, nghề kinh doanh:………..)
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc như sau:….(7)
(Trình bày hoàn cảnh, lý do dẫn đến việc bạn làm đơn xin xin mở rộng đầu tư, như có thêm vốn đầu tư,…)
Do vậy, tôi làm đơn này, để kính đề nghị Quý cơ quan tiến hành xem xét và chấp nhận cho (công ty) tôi mở rộng dự án…. mà tôi đã xin phép trước đó. Cụ thể, các thông tin về dự án sau khi mở rộng so với dự án tôi đã xin phép trước đó có những thay đổi sau:
(Trình bày các thông tin về dự án được mở rộng)
Tôi xin cam đoan với Quý cơ quan những thông tin tôi đã nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Kính mong Quý cơ quan xem xét và chấp nhận đề nghị trên của tôi.
Để chứng minh thông tin mà tôi đã nêu trên là đúng, tôi xin gửi kèm theo đơn này những tài liệu, chứng cứ, văn bản sau:
1./…….;
2./……. (Liệt kê số lượng, tình trạng văn bản bạn gửi kèm, nếu có)
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên, ngày, tháng, năm sinh của người làm đơn
(2): Điền số chứng minh nhân dân của người làm đơn
(3): Điền địa chỉ thường trú của người làm đơn
(4): Điền chỗ ở hiện nay của người làm đơn.
(5): Điền số điện thoại của người làm đơn
(6): Nếu là công ty thì điền các nội dung: tên công ty; địa chỉ ; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hotline; thông tin về người đại diện..)
(7): Trình bày lý do
4. Quy định về đầu tư mở rộng:
Cơ sở pháp lý: Thông tư 96/2015/TT- BTC
Về đầu tư mở rộng: Doanh nghiệp có dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động như mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất (gọi chung là dự án đầu tư mở rộng) thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của
Dự án đầu tư mở rộng quy định tại điểm này phải đáp ứng một trong các tiêu chí được quy định như sau:
– Thứ nhất, nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động đạt tối thiểu từ 20 tỷ đồng đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP hoặc từ 10 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư mở rộng thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.
– Thứ hai, tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư.
– Thứ ba, công suất thiết kế khi đầu tư mở rộng tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế theo luận chứng kinh tế kĩ thuật trước khi đầu tư ban đầu.”
Như vậy, doanh nghiệp có dự án đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất mà muốn được hưởng ưu đãi đối với đầu tư mở rộng phải đáp ứng một trong những tiêu chí sau:
– Nguyên giá TSCĐ tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động:
+ Tối thiểu từ 20 tỷ đồng đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế TNDN;
+ Tối thiểu từ 10 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư mở rộng thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt;
– Tỷ trọng nguyên giá TSCĐ tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá TSCĐ trước khi đầu tư;
Công suất thiết kế khi đầu tư mở rộng tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế.
– Theo Khoản 6b Điều 18
+ Thứ nhất, doanh nghiệp đang hoạt động được hưởng ưu đãi thuế có đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, bổ sung ngành nghề sản xuất kinh doanh, nâng cao công suất (gọi chung là đầu tư mở rộng) không thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP về thuế thu nhập doanh nghiệp thì không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập tăng thêm từ đầu tư mở rộng mang lại.
Do đó, nếu trường hợp doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế có đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy sản xuất, bổ sung ngành nghề kinh doanh, nâng cao năng suất mà không thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế TNDN thì không được hưởng ưu đãi thuế TNDN đối với phần tăng thêm từ đầu tư mở rộng.
– Thứ hai, doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư vào khu công nghiệp trong giai đoạn năm 2009 – năm 2013, tính đến kỳ tính thuế năm 2014 đáp ứng điều kiện ưu đãi thuế theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành thì được hưởng ưu đãi thuế theo quy định của Luật số 32/2013/QH13,
Sau ngày 01 tháng 01 năm 2015 địa bàn nơi doanh nghiệp đang có dự án đầu tư được chuyển đổi thành địa bàn ưu đãi thuế thì doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế khi chuyển đổi.
– Thứ ba, đối với các trường hợp chuyển đổi ưu đãi theo quy định của pháp luật đến kỳ tính thuế năm 2015 chưa có doanh thu từ dự án đầu tư thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi được tính liên tục từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế. Còn đối với các trường hợp chuyển đổi ưu đãi nêu theo quy định nêu trên đến kỳ tính thuế năm 2015 chưa có thu nhập từ dự án đầu tư thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính liên tục từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế.
Như vậy, khi các cá nhân, tổ chức khi có mong muốn xin mở rộng dự án thì dự án đầu tư mở rộng quy định tại điểm này phải đáp ứng một trong các tiêu chí theo quy định của pháp luật, và trình tự, thủ tục xin mở rộng dự án được tiến hành theo quy định và nếu trong trường hợp vi phạm những quy định về mở rộng dự án thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.