Trong quá trình tham gia điều trị vì những lý do khác nhau mà các chủ thể không thể đóng đủ tiền viện phí hoặc do được miễn viện phí theo quy định của pháp luật. Để được miễn viện phí tại các cơ sở khám chữa bệnh các đối tượng này phải làm đơn xin miễn viễn phí.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin miễn viện phí là gì?
Việc thu viện phí có vai trò quan trọng trong việc phát triển các hoạt động liên quan đến y tế. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, xét thấy những hoàn cảnh cần được hỗ trợ nhà nước ta đã có những chính sách riêng để giúp họ miễn giảm một phần viện phí. Mẫu đơn xin miễn viện phí được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội và có vai trò quan trọng.
Mẫu đơn xin miễn viện phí là mẫu đơn được lập ra để xin được miễn viện phí. Mẫu nêu rõ thông tin của cơ sở y tế, người làm đơn, nội dung xin miễn viện phí…Đơn xin miễn viện phí là văn bản được cá nhân sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền (bệnh viện/cơ sở y tế/…) xem xét miễn viện phí cho chủ thể này. Sau khi hoàn thành việc lập biên bản, người làm đơn cần ký và ghi rõ họ tên để biên bản có giá trị trong thực tế và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung văn bản.
2. Mẫu đơn xin miễn viện phí:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
………., ngày…. tháng…. năm…….
ĐƠN XIN MIỄN VIỆN PHÍ
Kính gửi: – Bệnh viện……
– Ban Giám đốc Bệnh viện……
(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền)
– Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
– Căn cứ….;
– Căn cứ tình hình thực tế của bản thân.
Thông tin người xin miễn viện phí
Tên tôi là: ………
Sinh ngày …….tháng ………năm……………
Giấy CMND/thẻ CCCD số ……… Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP)………
Địa chỉ thường trú:………
Chỗ ở hiện nay ……
Điện thoại liên hệ: ……
Nội dung, lý do xin miễn viện phí
Tôi xin trình bày với Quý bệnh viện sự việc như sau:
Tôi là……………. (tư cách của bạn trong việc làm đơn, ví dụ: bệnh nhân đang điều trị tại Quý bệnh viên/ người thân của bệnh nhân…………… đang điều trị tại Quý bệnh viện,…)
Đang điều trị bệnh:………
Tại:……
Vì hoàn cảnh và lý do sau:…………
(Bạn trình bày hoàn cảnh và lý do dẫn đến việc bạn cho rằng bạn là đối tượng được miễn viện phí, đó có thể là do bạn được bảo hiểm chi trả hoặc do gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt khó khăn,….)
Căn cứ điểm…. Khoản…. Điều……. Quyết định…………. quy định:
“…” (Bạn trích căn cứ mà bạn sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền miễn viện phí khi điều trị bệnh tại cơ sở y tế này theo trường hợp của bạn, nếu có)
Tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý bệnh viện xem xét và chấp nhận miễn viện phí cho tôi trong ……….. (ví dụ, đợt điều trị dắp tới tại Quý bệnh viện/ từ ngày…/…/……… đến……..).
Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Kính mong Quý bệnh viện chấp nhận đề nghị trên của tôi, để tôi được tiếp tục điều trị tại Quý bệnh viện, tạo điều kiện chữa khỏi bệnh…….
Tôi xin gửi kèm đơn này những văn bản, tài liệu dưới đây để chứng minh cho những thông tin mà tôi đã đưa ra:
1./………
2./…….. (bạn liệt kê số lượng, tình trạng tài liệu, văn bản mà bạn đã gửi kèm, nếu có)
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin miễn viên phí:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là đơn xin miễn viện phí.
+ Thời gian và địa điểm viết đơn.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cơ quan tiếp nhận đơn.
+ Căn cứ pháp lý.
+ Thông tin người xin miễn viện phí.
+ Nội dung xin miễn viện phí.
+ Lý do xin miễn viện phí.
+ Đề nghị được miễn giảm viện phí.
– Phần cuối biên bản:
+ Cam kết của người làm đơn.
+ Văn bản, tào liệu liên quan.
+ Ký và ghi rõ họ tên của người làm đơn.
4. Một số vấn đề liên quan về miễn viện phí:
4.1. Hướng dẫn làm Đơn xin miễn viện phí:
Trong một số trường hợp nhất định, cá nhân có thể thuộc những trường hợp được miễn giảm viện phí mà bệnh viện ban hành. Khi đó cá nhân cần gửi đơn tới phòng hành chính hoặc phòng tài chính của bệnh viện để trình bày những căn cứ chứng minh mình đủ điều kiện và sẽ được xem xét cấp giấy miễn giảm viện phí. Hồ sơ xin miễn viện phí bao gồm:
– Thứ nhất là đơn xin miễn viện phí.
– Thứ hai là các văn bản, giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được miễn viện phí.
– Thứ ba là CMND/CCCD của người làm đơn.
– Thứ tư, sổ hộ khẩu.
– Thứ năm, sổ khám bệnh, giấy tờ thể hiện đã nhập viện và đang trong quá trình điều trị;
– Thứ sáu là các giấy tờ khác có liên quan.
4.2. 05 nhóm đối tượng sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh:
– Thứ nhất: Nhóm đối tượng có công với cách mạng; cựu chiến binh; người được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; thân nhân của người có công với cách mạng; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
– Thứ hai: Hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật đối với người hoạt động cách mạng trước năm 1945, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, trẻ em dưới 6 tuổi.
– Thứ ba: Hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh tại tuyến xã.
– Thứ tư: Hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh đối với các trường hợp chi phí cho 1 lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% lương cơ sở.
– Thứ năm: Hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh khi người bệnh tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ khi tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến…
4.3. Tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện:
– Thứ nhất, về mức hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện
Căn cứ Khoản 1 Điều 14
“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với:
– Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
– Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
– Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát;
– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
– Trẻ em dưới 6 tuổi.
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
d) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;
đ) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
e) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;
g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;
h) Người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chẩn đoán, chỉ định điều trị và chuyển về để quản lý, theo dõi, cấp phát thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định tại điểm a, b, đ, e và g khoản 1 Điều này.”
Theo quy định trên thì bạn tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện nên sẽ được hưởng 80% các chi phí trong danh mục khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến.
– Thứ hai, về các dịch vụ được bảo hiểm y tế chi trả năm 2020
Căn cứ Điều 21
“Điều 21. Phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí sau đây:
a) Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;
b) Vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế”.
Theo đó, bạn chỉ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả đối với các thuốc, dịch vụ y tế và vật tư y tế trong danh mục do Bộ y tế ban hành. Cụ thể như sau:
+ Danh mục thuốc được ban hành kèm theo Thông tư 30/2018/TT-BYT được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 01/2020/TT-BYT.
+ Danh mục dịch vụ y tế được ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BYT được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 13/2019/TT-BYT.
+ Danh mục vật tư y tế được ban hành kèm theo Thông tư 04/2017/TT-BYT.
– Thứ ba, về vấn đề hưởng chế độ ốm đau khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Căn cứ Điều 4
“Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định”.
Như vậy, bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ bao gồm 02 chế độ là hưu trí và tử tuất. Vì thế, khi tham gia loại hình bảo hiểm này, bạn sẽ không được chi trả chế độ ốm đau.