Miễn thuế là Không áp dụng nghĩa vụ nộp thuế đối với đối tượng nộp thuế do thỏa mãn các điều kiện được pháp luật quy định. Đối tượng được miễn thuế là tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế nhưng thỏa mãn điều kiện được miễn thuế.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin miễn thuế kinh doanh là gì?
Đơn xin miễn thuế kinh doanh là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét và chấp nhận miễn thuế kinh doanh (thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp,…) cho chủ thể làm đơn vì một số lý do nhất định.
Đơn xin miễn thuế kinh doanh được dùng để gửi tới cơ quan có thẩm quyền xin miễn thuế.
2. Mẫu đơn xin miễn thuế kinh doanh chi tiết nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
…, ngày…. tháng…. Năm …
ĐƠN XIN MIỄN THUẾ KINH DOANH
(V/v: Xin miễn thuế kinh doanh trong thời gian từ…/…/… đến hết ngày…./…./…….)
Kính gửi: – Chi cục thuế…
(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền khác)
– Căn cứ Luật quản lý thuế năm 2019;
– Căn cứ …
Tên tôi là: …
Sinh ngày …tháng …năm …
Giấy CMND/thẻ CCCD số: …Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP): …
Địa chỉ thường trú: …
Chỗ ở hiện nay: …
Điện thoại liên hệ: …
(Nếu là tổ chức thì trình bày các thông tin sau:
Công ty: …
Địa chỉ trụ sở: …
Giấy CNĐKDN số: … do Sở Kế hoạch và đầu tư … cấp ngày…/…/…
Số điện thoại liên hệ: … Số Fax: …
Người đại diện: … Chức vụ: …
Sinh năm: … Số điện thoại: …
Giấy CMND/thẻ CCCD số: … Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP): …
Căn cứ đại diện: …)
(Thay mặt công ty,) Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc như sau: …
(Bạn trình bày những sự việc, yếu tố chứng minh việc bạn làm đơn này là hợp lý, liệt kê thu nhập từ hoạt động kinh doanh, nêu ra lý do mà theo bạn là căn cứ để bạn được miễn thuế kinh doanh)
Với hoàn cảnh và lý do: …
(Trình bày hoàn cảnh và lý do mà bạn cho rằng trường hợp bạn đưa ra thuộc trường hợp được miễn thuế kinh doanh)
Căn cứ điểm… Khoản…. Điều….. Luật/Nghị định…. quy định:
“…” (Bạn trích căn cứ pháp luật bạn sử dụng để chứng minh bạn được miễn thuế kinh doanh)
Tôi nhận thấy, bản thân thuộc đối tượng được miễn đóng các loại thuế kinh doanh sau:
1./…
2./… (Bạn có thể liệt kê các loại thuế mà theo bạn là được miễn theo quy định của pháp luật)
Do vậy, tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và đồng ý cho tôi được miễn đóng các loại thuế phát sinh từ hoạt động kinh doanh trên trong thời gian từ ngày…. tháng….. năm…. đến ngày…. tháng…. năm……
Tôi xin cam đoan với Quý cơ quan những gì mà tôi đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật, và xin chịu mọi trách nhiệm phát sinh nếu những thông tin này là sai sự thật
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Để chứng minh những thông tin tôi đưa trên là đúng, tôi xin gửi kèm theo đơn những tài liệu, văn bản sau (nếu có):……
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin miễn thuế kinh doanh chi tiết nhất:
-Phần kính gửi: Ghi rõ tên cơ quan xin miễn thuế như: Chi cục thuế…(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền khác)
3. Một số quy định về miễn thuế kinh doanh:
3.1.Căn cứ pháp lý:
-
– Nghị định 67/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 68/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan
3.2. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế:
1.Vị trí đặt cửa hàng miễn thuế
a)Trong khu vực cách ly của cửa khẩu đường bộ quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển loại 1; trong khu vực cách ly và khu vực hạn chế của cảng hàng không dân dụng quốc tế;
b)Trong nội địa;
c)Trên tàu bay thực hiện các chuyến bay quốc tế của hãng hàng không được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
d)Kho chứa hàng miễn thuế đặt tại vị trí cùng với cửa hàng miễn thuế hoặc nằm trong khu vực cách ly, khu vực hạn chế hoặc khu vực cửa khẩu hoặc thuộc địa bàn hoạt động hải quan tại các khu vực ngoài cửa khẩu quy định tại Điều 8 Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2015 và khoản 3 Điều 1 Nghị định số 12/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
2.Có phần mềm đáp ứng yêu cầu quản lý lưu giữ, kết xuất dữ liệu trực tuyến cho cơ quan hải quan về tên hàng, chủng loại, số lượng, tình trạng của hàng hóa, thời điểm hàng hóa đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế chi tiết theo tờ khai hải quan và đối tượng mua hàng để quản lý theo Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tự động.
3.Có hệ thống camera đáp ứng kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý. Hình ảnh quan sát được mọi vị trí của kho chứa hàng miễn thuế, cửa hàng miễn thuế, quầy nhận hàng trong khu cách ly vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ), dữ liệu về hình ảnh lưu giữ tối thiểu 06 tháng.
3.3. Hồ sơ, Trình tự cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế:
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế
1.Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính.
2.Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc chứng từ khác quy định tại khoản 4 Điều 81
3.Sơ đồ thiết kế khu vực, vị trí cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế, vị trí lắp đặt hệ thống camera: 01 bản chụp.
4.Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do
Trình tự cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế
1.Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế qua đường bưu điện, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan đến Tổng cục Hải quan.
2.Trong thời hạn 10 ngày làm việc (tính theo dấu đến của bưu điện đối với hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc từ ngày cán bộ tiếp nhận hồ sơ nhận hồ sơ của doanh nghiệp; hoặc thời gian ghi nhận của hệ thống điện tử của cơ quan hải quan) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế. Kết thúc kiểm tra, cơ quan hải quan và doanh nghiệp ký biên bản ghi nhận nội dung kiểm tra.
3.Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp nếu chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.
4.Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ. Quá 30 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo nhưng doanh nghiệp không có phản hồi bằng văn bản, Tổng cục Hải quan có quyền hủy hồ sơ.
Tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế:
1.Các trường hợp tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế
a)Tạm dừng theo đề nghị của doanh nghiệp;
b)Tạm dừng do trong 06 tháng liên tiếp không có hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế.
2.Trình tự, thủ tục tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế
a)Trường hợp tạm dừng theo đề nghị của doanh nghiệp
a.1)Doanh nghiệp gửi đề nghị theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính) đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi quản lý hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế của doanh nghiệp;
a.2)Cục Hải quan tỉnh, thành phố thông báo tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế của doanh nghiệp;
a.3)Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra, lập biên bản xác nhận lượng hàng tồn tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
a.4)Trong thời gian tạm dừng hoạt động, trường hợp có hàng hóa hết thời hạn lưu giữ tại Việt Nam, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục gia hạn thời gian lưu giữ, tái xuất, tái nhập hoặc chuyển tiêu thụ nội địa theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 167/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về kinh doanh hàng miễn thuế (sau đây gọi là Nghị định số 167/2016/NĐ-CP).
b)Trường hợp tạm dừng do trong 06 tháng liên tiếp không có hoạt động kinh doanh miễn thuế
b.1)Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc thời hạn quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, Chi cục Hải quan quản lý hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế của doanh nghiệp;
b.2)Cục Hải quan tỉnh, thành phố ra thông báo tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Chi cục Hải quan; thực hiện kiểm tra, xác nhận lượng hàng tồn tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế theo quy định tại điểm a.3 khoản này;
b.3) Trong thời gian tạm dừng hoạt động, trường hợp có hàng hóa hết thời hạn lưu giữ tại Việt Nam, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục theo quy định tại điểm a.4 khoản này.
3.Trong thời gian tạm dừng hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế, cơ quan hải quan thực hiện giám sát lượng hàng tồn tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế. Doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế chịu trách nhiệm bảo đảm nguyên trạng hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế. Trường hợp có hàng hóa đổ vỡ, hư hỏng, mất phẩm chất, kém chất lượng, hết hạn sử dụng thì thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 6 và khoản 1 Điều 19 Nghị định số 167/2016/NĐ-CP.”
Trên đây là toàn bộ trường hợp kinh doanh được miễn thuế; nếu không thuộc một trong các trường hợp trên thì kinh doanh phải nộp lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo đúng quy định và đúng thời hạn.