Để được chủ thể có thẩm quyền chấp thuận việc cho phép được miễn sinh hoạt hè thì cá nhân hoặc phụ huynh phải viết đơn xin miễn sinh hoạt hè gửi cho chủ thể có thẩm quyền để được xem xét. Vậy đơn xin miễn sinh hoạt hè là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin miễn sinh hoạt hè là gì?
Đơn xin miễn sinh hoạt hè là mẫu đơn do cá nhân có nghĩa vụ tham gia sinh hoạt hè trong trường hợp vì một lý do nào đó mà k thể tham gia được, gửi cho Chủ thể có thẩm quyền. Trong đơn xin miễn sinh hoạt hè phải nêu rõ được những nội dung về cá nhân có nghĩa vụ tham gia sinh hoạt hè, lý do tại sao không thể sinh hoạt hè,…
Đơn xin miễn sinh hoạt hè là văn bản ghi chép lại những thông tin về cá nhân có nghĩa vụ tham gia sinh hoạt hè, lý do tại sao không thể sinh hoạt hè,…. Đơn xin miễn sinh hoạt hè còn là cơ sở để chủ thể có thẩm quyền xem xét và chấp thuận cho cá nhân có nghĩa vụ tham gia sinh hoạt hè được miễn sinh hoạt hè.
2. Mẫu đơn xin miễn sinh hoạt hè:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————-
Địa danh, ngày…. tháng…. năm…….
ĐƠN XIN MIỄN SINH HOẠT HÈ
(V/v: Đề nghị miễn sinh hoạt hè năm………)
Kính gửi: – Trường…
– Ông/Bà…(thường là người quản lý việc sinh hoạt hè)
(Hoặc các chủ thể có thẩm quyền khác)
– Căn cứ ……. (văn bản quy định về việc tổ chức sinh hoạt hè)
– Căn cứ tình hình thực tế của bản thân.
Tên tôi là: …
Sinh ngày ….tháng ………năm……
Giấy CMND/thẻ CCCD số …… Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP)……….
Địa chỉ thường trú:….
Chỗ ở hiện nay …….
Điện thoại liên hệ: ……
Tôi xin trình bày với Quý trường sự việc như sau:
Tôi là………. (tư cách của bạn trong việc làm đơn, ví dụ: phụ huynh của cháu… Sinh năm:.. Hiện đang là học sinh lớp…. Trường……. năm học………../ học sinh lớp….. trường………….)
Vì hoàn cảnh và lý do sau:
(Bạn trình bày hoàn cảnh và lý do dẫn đến việc bạn cho rằng bạn/chủ thể mà bạn đại diện đủ điều kiện để được miễn sinh hoạt hè, như, gia đình đã có kế hoạch khác cho bạn vào hè/sức khỏe không đảm bảo/gia đình không đủ chi phí/…)
Tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý trường xem xét và chấp nhận cho tôi (hoặc:
Cháu:…Sinh năm:…
Là học sinh lớp:… trường…. năm học….)
Được miễn sinh hoạt hè mà Trường tổ chức cho các cháu học sinh vào hè năm……
Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Kính mong Quý trường chấp nhận đề nghị trên của tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin miễn sinh hoạt hè:
Phần kính gửi của đơn xin miễn sinh hoạt hè thì người làm đơn sẽ ghi cụ thể tên của chủ thể có thẩm quyền chấp thuận việc miễn sinh hoạt hè cho cá nhân đó( Trường nơi cá nhân đang theo học, người quản lý việc sinh hoạt hè)
Phần nội dung của đơn xin miễn sinh hoạt hè là thì người làm đơn sẽ cung cấp đầy đủ, chính xác, chi tiết và rõ ràng nhất những thông tin cá nhân cần thiết nhất, lý do tại sao xin miễn sinh hoạt hè. Bạn trình bày hoàn cảnh và lý do dẫn đến việc bạn cho rằng bạn/chủ thể mà bạn đại diện đủ điều kiện để được miễn sinh hoạt hè, như, gia đình đã có kế hoạch khác cho bạn vào hè/sức khỏe không đảm bảo/gia đình không đủ chi phí/,..
Cuối đơn xin miễn sinh hoạt hè thì người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.
4. Hội đồng Đội Trung ương của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh:
4.1. Chức năng:
– Tham mưu cho Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đoàn Trung ương Đoàn về công tác Đội và phong trào thiếu nhi; thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Hội đồng Đội Trung ương tham mưu cho Trung ương Đoàn thực hiện nhiệm vụ đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em.
– Chỉ đạo và hướng dẫn Hội đồng Đội cấp dưới tổ chức thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ của Đoàn về công tác Đội, phong trào thiếu nhi, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng.
– Phối hợp với các cơ quan Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội, các lực lượng xã hội, các tổ chức quốc tế trong công tác xây dựng Đội và tham gia thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em, Luật Trẻ em, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến trẻ em.
4.2. Nhiệm vụ:
+ Phụ trách công tác tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, phát triển phong trào thiếu nhi theo đường lối của Đảng và chủ trương của Đoàn.
+ Nghiên cứu, đề xuất với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn những chủ trương công tác Đội và phong trào thiếu nhi, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng xã hội, định hướng quá trình hình thành nhân cách cho các em từ tuổi nhi đồng; đổi mới hình thức sinh hoạt Đội, hoạt động thiếu nhi phù hợp với các loại hình trường, lớp và địa bàn dân cư
+ Xây dựng kế hoạch, biện pháp tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn về công tác Đội và phong trào thiếu nhi; chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện điều lệ Đội, nghiệp vụ đối với Hội đồng Đội cấp dưới và nội dung phương hướng hoạt động của hệ thống các Cung, Nhà Thiếu nhi, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi, trường Đội, điểm vui chơi dành cho trẻ em, hướng dẫn thiếu niên, nhi đồng đoàn kết, giúp đỡ nhau thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.
+ Tổng kết, phổ biến, áp dụng những mô hình tiên tiến, phù hợp về công tác Đội và phong trào thiếu nhi. Báo cáo tình hình công tác Đội, phong trào thiếu nhi và hoạt động của Hội đồng Đội với Ban Chấp hành Đoàn Trung ương Đoàn.
+ Phối hợp với các Ban chức năng, các cơ quan nghiệp vụ của Đoàn để thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đội và phong trào thiếu nhi, công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng.
+ Đại diện Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tham gia các tổ chức liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
+ Liên kết với các ngành, đoàn thể để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng Đội và sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
+ Tham gia giám sát việc chấp hành pháp luật về trẻ em, chủ động đưa ra những kiến nghị cần thiết đối với các cơ quan Nhà nước hữu quan để thực hiện nhiệm vụ đó; góp phần ngăn ngừa và xử lý các hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của thiếu nhi.
+ Quan hệ với các tổ chức thiếu nhi, các tổ chức trong nước và quốc tế vì sự phát triển của trẻ em.
+ Tham gia giám sát và đưa ra những kiến nghị đối với Ban Chấp hành Đoàn và các cơ quan Nhà nước trong việc đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện cơ chế, chính sách cho đội ngũ Giáo viên làm tổng phụ trách Đội và cán bộ phụ trách Đội trên địa bàn dân cư.
4.3. Nhiệm vụ của Đội TNTP Hồ Chí Minh:
+ Nhiệm vụ thứ nhất là: Các tập thể Đội và đội viên đều phải phấn đấu, rèn luyện thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng để trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt, đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ này được cụ thể hoá bằng việc mỗi đội viên phải nghiêm chỉnh thực hiện Điều lệ và Nghi thức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Chương trình rèn luyện đội viên.
+ Nhiệm vụ thứ hai là: Các tập thể Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh phải có trách nhiệm giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động, vui chơi… đây là nhiệm vụ thể hiện rõ tính quần chúng của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, đáp ứng các nhu cầu của đội viên trong quá trình phấn đấu, học tập của mình.
+ Nhiệm vụ thứ ba là: Các tập thể Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ chí Minh và đội viên phải thực hiện các quyền và bổn phận của trẻ em đã được nêu trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Khi các em thực hiện tốt các điều quy định trong Công ước và Luật nghĩa là các em đã từng bước trưởng thành trong quá trình phấn đấu của mình.
+ Nhiệm vụ thứ tư là: Các tập thể Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ chí Minh và đội viên phải thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ nhi đồng thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, bạn tốt và trở thành đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh. Đây chính là trách nhiệm của Đội và đội viên với tổ chức của mình trong việc tạo điều kiện để Đội phát triển về số lượng, chất lượng đồng thời cũng thể hiện tình cảm và trách nhiệm trong quá trình chăm lo xây dựng lượng hậu bị của Đội TNTP Hồ Chí Minh.
+ Nhiệm vụ thứ năm là: Các tập thể Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ chí Minh và đội viên phải thực hiện nhiệm vụ đoàn kết, hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi khu vực và thế giới vì quyền lợi của trẻ em, vì hoà bình hạnh phúc của các dân tộc. Thực hiện nhiệm vụ này, chính là góp phần thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong quan hệ quốc tế hiện nay.