Đơn xin miễn sinh hoạt cựu chiến binh là căn cứ pháp lý để Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền (Chi hội Cựu chiến binh, phân hội cựu chiến binh) để được xem xét và thực hiện chấp thuận việc miễn sinh hoạt cựu chiến binh. Vậy đơn xin miễn sinh hoạt cựu chiến binh là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin miễn sinh hoạt cựu chiến binh là gì?
Đơn xin miễn sinh hoạt cựu chiến binh là mẫu đơn do cá nhân lập ra gửi cho Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền ( Chi hội Cựu chiến binh, phân hội cựu chiến binh) sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét miễn sinh hoạt cựu chiến binh vì một số lý do nhất định nào đó. Trong đơn xin miễn sinh hoạt cựu chiến binh phải nêu được những thông tin về cá nhân muốn muốn sinh hoạt cựu chiến binh, nguyên nhân, lý do viết đơn và đề nghị của cá nhân với cơ quan, chủ thể có thẩm quyền.
Hội Cựu chiến binh Việt Nam là một đoàn thể chính trị – xã hội, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là một cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, một tổ chức trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hoạt động theo đường lối, chủ trương của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ của Hội.
Đơn xin miễn sinh hoạt cựu chiến binh là văn bản được hội viên xác lập với mong muốn xon miễn sinh hoạt, trong đơn chứa đựng những thông tin về cá nhân muốn muốn sinh hoạt cựu chiến binh, nguyên nhân, lý do viết đơn và đề nghị của cá nhân với cơ quan, chủ thể có thẩm quyền. Ngoài ra, đơn xin miễn sinh hoạt cựu chiến binh là căn cứ pháp lý để Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền ( Chi hội Cựu chiến binh, phân hội cựu chiến binh) để được xem xét và thực hiện chấp thuận việc miễn sinh hoạt cựu chiến binh.
2. Mẫu đơn xin miễn sinh hoạt cựu chiến binh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
Địa danh, ngày…. tháng…. năm
ĐƠN XIN MIỄN SINH HOẠT CỰU CHIẾN BINH
Kính gửi: – Chi hội Cựu chiến binh…
(Hoặc:
– Phân hội Cựu chiến binh.)
– Căn cứ
– Căn cứ….;
– Căn cứ tình hình thực tế của bản thân.
Tên tôi là: ……
Sinh ngày….tháng …năm…
Giấy chứng minh nhân dân/thẻ CCCD số …… Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP)……
Địa chỉ thường trú:…
Chỗ ở hiện nay …
Điện thoại liên hệ: …
Tôi xin trình bày với Quý trường sự việc như sau:
Tôi là……. (tư cách của bạn trong việc làm đơn, ví dụ: Hội viên của Hội Cựu chiến binh Việt Nam từ ngày…/…./…… đến nay.
Hoạt động tại Chi hội Cựu chiến binh…… từ ngày…/…/….. đến…
Quá trình hoạt động:…
Khen thưởng:…
Kỷ luật:…….
Vì hoàn cảnh và lý do sau:
(Bạn trình bày hoàn cảnh và lý do dẫn đến việc bạn cho rằng bạn đủ điều kiện để được miễn sinh hoạt Hội/Chi hội………, đó có thể là điều kiện về sức khỏe/hoàn cảnh gia đình….)
Căn cứ điểm…. Khoản…. Điều……. Quyết định…………. quy định:
“…” (Bạn trích căn cứ mà bạn sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền miễn việc soạn giáo án cho bản thân vào năm học mà bạn đề nghị, ví dụ:
Căn cứ Điều 7 Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2007 quy định:
“Điều 7:
Hội viên tuổi cao, thường xuyên đau yếu hoặc hoàn cảnh gia đình quá khó khăn được miễn công tác và sinh hoạt Hội trong từng thời gian, Chi hội xem xét và Ban chấp hành Hội cơ sở chuẩn y. Nơi có Phân hội, thì do Phân hội xem xét và Ban chấp hành Hội cơ sở chuẩn y.”)
Tôi làm đơn này để kính đề nghị Hội/Chi hội Cựu chiến binh xem xét và chấp nhận cho tôi được miễn sinh hoạt Hội/Chi hội cựu chiến binh trong các sinh hoạt… của Hội/Chi hội trong thời gian từ ngày…./…./…… đến…
Tôi xin hứa trong thời gian này sẽ….
Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Kính mong Quý hội/chi hội chấp nhận đề nghị trên của tôi.
Tôi xin gửi kèm đơn này những văn bản, tài liệu dưới đây để chứng minh cho những thông tin mà tôi đã đưa ra:
1./………
2./…….. (bạn liệt kê số lượng, tình trạng tài liệu, văn bản mà bạn đã gửi kèm)
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin miễn sinh hoạt cựu chiến binh:
Phần kính gửi của đơn xin miễn sinh hoạt cựu chiến binh thì người làm đơn sẽ ghi cụ thể tên của Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền ( Chi hội Cựu chiến binh, phân hội cựu chiến binh) để được xem xét và thực hiện chấp thuận việc miễn sinh hoạt cựu chiến binh.
Phần nội dung của đơn xin miễn sinh hoạt cựu chiến binh thì phải cung cấp đầy đủ, chính xác, chi tiết những thông tin về cá nhân muốn muốn sinh hoạt cựu chiến binh, nguyên nhân, lý do viết đơn và đề nghị của cá nhân với cơ quan, chủ thể có thẩm quyền. Người làm đơn sẽ cam kết những nội dung trên là hoàn toàn đúng sự thật nếu sai sẽ phải chịu trách nhiệm theo Điều lệ của Hội chiến binh.
Cuối đơn xin miễn sinh hoạt cựu chiến binh thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên.
4. Điều lệ Hội cựu chiến binh:
Hội Cựu chiến binh Việt Nam có chức năng đại diện ý chí, nguyện vọng và quyền lợi chính đáng, hợp pháp của hội viên và Cựu chiến binh. Hội làm tham mưu giúp cấp ủy Đảng và làm nòng cốt tập hợp, đoàn kết, vận động hội viên và Cựu chiến binh thực hiện các nhiệm vụ chính trị – xã hội của cách mạng và của Hội; tham gia giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước.
4.1. Nhiệm vụ của Hội cữu chiến binh:
Hội Cựu chiến binh Việt Nam có nhiệm vụ:
+ Tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân; đấu tranh chống mọi âm mưu, hoạt động chống phá hoại của các thế lực thù địch; chống các quan điểm sai trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội; tham gia giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
+ Tham gia phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; kiến nghị với cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến hội viên Hội Cựu chiến binh, Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh.
+ Tập hợp, đoàn kết, động viên hội viên và Cựu chiến binh rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ hiểu biết đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiến thức về kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
Tập hợp quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ tiếp tục phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tham gia tổ chức Câu lạc bộ, Ban liên lạc Cựu quân nhân, các phong trào cách mạng ở cơ sở.
+ Tổ chức chăm lo, giúp đỡ Cựu chiến binh nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát triển kinh tế gia đình, xoá đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp; tổ chức hoạt động tình nghĩa để Cựu chiến binh tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên và Cựu chiến binh; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho hội viên và Cựu chiến binh.
+ Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan quân sự giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực, tự cường cho thế hệ trẻ.
+ Tiến hành các hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
4.2. Những đối tượng được xét kết nạp vào Hội Cựu chiến binh:
– Các đồng chí đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng tổ chức trước ngày Cách mạng Tháng Tám 1945.
– Các cán bộ và chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, nay đã xuất ngũ, phục viên, chuyển ngành, nghỉ hưu.
– Cán bộ và chiến sĩ dân quân, du kích, tự vệ đã trực tiếp tham gia chiến đấu, đội viên các đội công tác vũ trang vùng địch tạm chiếm.
– Công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong thời kỳ chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hoàn thành nhiệm vụ trong Quân đội đã xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu.
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ, về định cư tại các xã, huyện miền núi, biên giới đất liền, hải đảo, địa bàn đồng bào dân tộc thiểu số.
– Quân nhân đã hoàn thành nhiệm vụ ở tuyến đấu biên giới hải đảo.
– Những quân nhân trong quá trình làm nghĩa vụ quân sự tại ngũ có thành tích xuất sắc được Quân đội và Nhà nước khen thưởng và những quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ khi ra quân là đảng viên Đảng Cộng sản Việt nam.
– Những quân nhân, cựu quân nhân được Bộ Quốc phòng đào tạo thành sĩ quan dự bị.
Những người trên đây, giữ được bản chất “Bộ đội Cụ Hồ”, làm tròn nghĩa vụ công dân, tán thành Điều lệ Hội, đều được xét kết nạp vào Hội.
Việc kết nạp hội viên do Ban Chấp hành tổ chức cơ sở Hội thảo luận và quyết định. Những tổ chức cơ sở có chia ra Chi hội, thì do Chi hội thảo luận xem xét, đề nghị Ban chấp hành cơ sở Hội quyết định. Nơi có Phân hội, thì Phân hội đề nghị, báo cáo lên Chi hội xem xét và Ban chấp hành cơ sở Hội quyết định.