Người đứng đầu Ủy ban nhân dân là chủ tịch Ủy ban nhân dân, thường là phó bí thư Đảng ủy Đảng Cộng sản Việt Nam cấp tương ứng, sau đó là Phó Chủ tịch và các ủy viên. Vậy trong trường hợp muốn miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân thì làm như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân là gì?
Mẫu đơn xin miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân là mẫu đơn được lập ra bởi cá nhân để xin được miễn nhiệm thành viên ủy ban nhân dân. Mẫu đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn, nội dung xin miễn nhiệm…
Đơn xin miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân được sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền (Hội đồng nhân dân) xem xét và tổ chức miễn nhiệm thành viên ủy ban nhân dân vì lý do như không hoàn thành nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm hay vì lý do sức khỏe cũng như các lý do khác theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu đơn xin miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
……, ngày…. tháng…. năm…..
ĐƠN XIN MIỄN NHIỆM THÀNH VIÊN ỦY BAN NHÂN DÂN
(V/v: Đề nghị miễn nhiệm Ông/Bà….… là thành viên Ủy ban nhân dân……)
Kính gửi:
– Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)……
– Ông…… – Chủ tịch UBND xã/huyện/tỉnh……
(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền)
– Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ năm 2016;
– Căn cứ Nghị định 08/2016/NĐ-CP quy định số lượng phó chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức ,miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân;
– Căn cứ….
Tên tôi là: ……
Sinh ngày ……tháng ……năm……
Giấy CMND/thẻ CCCD số …… Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP)……
Địa chỉ thường trú:……
Chỗ ở hiện nay ……
Điện thoại liên hệ: ……
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc như sau:
Tôi là……(1)
……(2)
Do đó, tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và tổ chức điều tra xác minh sự việc trên. Qua đó, tổ chức cuộc họp để xem xét, tổ chức việc miễn nhiệm:
Ông:…… Sinh năm:……
Chức vụ: Thành viên….…(3) UBND…..
Nhiệm kỳ:……
Theo:……(4) (Căn cứ giữ chức,…)
Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Kính mong Quý cơ quan sớm giải quyết đề nghị trên của tôi theo quy định.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Để chứng minh cho thông tin mà tôi đã nêu trên, tôi xin gửi kèm đơn này những tài liệu, văn bản sau đây, nếu có:…… (bạn cần liệt kê tình trạng tài liệu, văn bản mà bạn gửi đi, số lượng văn bản, là bản gốc hay bản sao dạng ảnh hay văn bản,…)
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân:
Điền đầy đủ các thông tin trong mẫu
(1) Nêu rõ tư cách của bạn trong việc làm đơn, có thể là chính thành viên UBND tự yêu cầu bãi nhiệm nhưng cũng có thể là một thành viên khác trong UBND
(2) Bạn trình bày rõ ràng sự việc và lý do dẫn đến việc bạn cho rằng chủ thể là thành viên UBND hiện tại không đủ điều kiện hoặc tư cách để tiếp tục giữ chức vụ này, đây có thể là điều kiện về trình độ chuyên môn, thái độ làm việc, sức khỏe,…
(3) Nêu rõ chức vụ của chủ thể là thành viên Ủy ban nhân dân bị miễn nhiệm hiện đang nắm giữ
(4) Nêu rõ căn cứ bổ nhiệm chức vụ của thành viên Ủy ban nhân dân bị miễn nhiệm theo Quyết định…
4. Các quy định liên quan đến việc miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân:
4.1. Nguyên tắc miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân:
Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân.
Theo đó, nếu muốn miễn nhiệm thành viên ủy ban nhân dân phải đảm bảo các nguyên tắc như sau:
Thứ nhất, việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín do Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.
Thứ hai, trường hợp Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân được Hội đồng nhân dân bầu chức danh mới nhưng vẫn thuộc thành viên Ủy ban nhân dân cùng đơn vị hành chính đó thì không thực hiện thủ tục miễn nhiệm chức danh cũ trước khi bầu chức danh mới. Khi được bầu vào chức danh mới thì đương nhiên thôi thực hiện nhiệm vụ của chức danh cũ.
Thứ ba, việc bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị định này và quy định của cơ quan có thẩm quyền về quản lý cán bộ.
Thứ tư, kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải trình cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định này xem xét, phê chuẩn.
4.2. Các trường hợp miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân:
Hội đồng nhân dân miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân trong các trường hợp sau đây:
a) Từ chức nếu thành viên Ủy ban nhân dân vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác mà không thể tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ.
Đơn từ chức của Chủ tịch Ủy ban nhân dân được gửi đến Chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp; đơn từ chức của Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân được gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân có đơn từ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban nhân dân có đơn từ chức tại kỳ họp Hội đồng nhân dân gần nhất.
Trường hợp không được Hội đồng nhân dân miễn nhiệm thì thành viên Ủy ban nhân dân tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.
b) Được cơ quan có thẩm quyền bố trí công việc khác mà không thuộc diện điều động theo quy định Điều động, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân:
“1. Thủ tướng Chính phủ quyết định điều động Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định điều động Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân có hành vi vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.
3. Người được điều động hoặc bị cách chức chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân kể từ khi quyết định điều động, cách chức có hiệu lực.
4. Người đã quyết định điều động, cách chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
c) Được cơ quan có thẩm quyền quyết định nghỉ chế độ hưu trí, thôi việc;
d) Không được tín nhiệm theo quy định Bỏ phiếu tín nhiệm:
“1. Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Có kiến nghị của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân;
b) Có kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
c) Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá tín nhiệm thấp.
3. Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức. Trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Hội đồng nhân dân bầu chức vụ đó có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định việc miễn nhiệm người không được Hội đồng nhân dân tín nhiệm.”
4.3. Thẩm quyền miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân:
Các cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ phê duyệt kết quả miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân bao gồm: Bộ Nội vụ giúp Thủ tướng Chính phủ thẩm định hồ sơ phê chuẩn kết quả miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Sở Nội vụ giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định hồ sơ phê chuẩn kết quả miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân cấp huyện; Phòng Nội vụ giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định hồ sơ phê chuẩn kết quả miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã.
Các cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân bao gồm: Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân cấp xã.
4.4. Thời hạn phê chuẩn kết quả miễn nhiệm:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan thẩm định kèm theo hồ sơ đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân, Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê chuẩn kết quả miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện xem xét, phê chuẩn kết quả miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp.