Đối với nhiều trường hợp, người lao cộng có thể xin miễn kiểm tra sức khỏa. Vậy pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? mẫu đơn xin miễn kiểm tra sức khỏe ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin miễn kiểm tra sức khỏe là gì?
Mẫu đơn xin miễn kiểm tra sức khỏe là mẫu đơn nêu rõ thông tin cá nhân người làm đơn kèm theo nội dung xin miễn kiểm tra sức khỏe
Mẫu đơn xin miễn kiểm tra sức khỏe là mẫu đơn được lập ra để xin được miễn giảm kiểm tra sức khỏe.
2. Đơn xin miễn kiểm tra sức khỏe:
Tên mẫu đơn: Đơn xin miễn kiểm tra sức khỏe
Nội dung cơ bản của mẫu đơn xin miễn kiểm tra sức khỏe gồm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…, ngày … tháng … năm…
ĐƠN XIN MIỄN KIỂM TRA SỨC KHỎE
(V/v: Miễn kiểm tra sức khỏe trong đợt…..)
Kính gửi: – Công ty……
– Ban Giám đốc công ty…
(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền khác)
– Căn cứ
– Căn cứ Nội quy/quy chế…….
Tên tôi là: ……
Sinh ngày ….tháng ……năm…
Giấy CMND/thẻ CCCD số …… Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP)
Địa chỉ thường trú:…
Chỗ ở hiện nay ……
Điện thoại liên hệ: ……
Tôi xin trình bày với Quý công ty sự việc như sau:
Tôi là:…….. (tư cách làm đơn, như, người lao động của Quý công ty, làm việc theo
Với hoàn cảnh và lý do sau:……
(Bạn trình bày những sự việc, yếu tố chứng minh việc bạn làm đơn này là hợp lý, việc bạn đề nghị miễn khám sức khỏe là phù hợp, có lý do chính đáng, như, bạn mới kiểm tra sức khỏe vào thời gian gần đây,…)
Do vậy, tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý công ty xem xét và đồng ý cho tôi được miễn kiểm tra sức khỏe vào ngày…../…../…….
Tôi xin cam đoan với Quý công ty những gì mà tôi đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật, và xin chịu mọi trách nhiệm phát sinh nếu những thông tin này là sai sự thật. Kính đề nghị Quý công ty xem xét và đáp ứng các đề nghị mà tôi đã đưa ra trên đây.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Để chứng minh những thông tin tôi đưa trên là đúng, tôi xin gửi kèm theo đơn những tài liệu, văn bản sau (nếu có):…………….. (như, 01 bản sao y Giấy kiểm tra sức khỏe vào ngày…/…/… tại………….)
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn đơn xin miễn kiểm tra sức khỏe:
– Tên mẫu đơn: Đơn xin miễn kiểm tra sức khỏe
– Thông tin người làm đơn:
+ Họ và tên
+ Sinh năm
+ Giấy CMND/thẻ CCCD
+ Địa chỉ thường trú
+ Chỗ ở hiện nay
+ Điện thoại liên hệ
– Trình bày nội dung đơn
– Ký xác nhận
4. Quy định về kiểm tra sức khỏe định kỳ:
Các công ty, doanh nghiệp phải có trách nhiệm khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên, điều này đã được quy định cụ thể trong nhiều văn bản luật.
– Ít nhất một lần trong năm người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động. Khám sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần đối với người lao động là người khuyết tật, người cao tuổi, người chưa thành niên, người làm các nghề, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại phải được.
Danh mục các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định mới nhất theo
– Bên cạnh đó, lao động nữ phải được khám thêm chuyên khoa phụ sản. Người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám để phát hiện bệnh.
– Trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn các công ty, doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động. Sau khi bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, người lao động cũng được khám để đảm bảo đủ sức khỏe trước khi tiếp tục trở lại làm việc.
Như vậy, việc khám sức khỏe định kỳ được quy định bao gồm khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám định kỳ bệnh nghề nghiệp. Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc.
Quy trình khám sức khỏe định kỳ tại công ty gồm những gì?
Công ty, doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động tại các cơ sở khám bệnh đảm bảo các yêu cầu về điều kiện chuyên môn kỹ thuật. Theo
Khai thác tiền sử bệnh tật
Người lao động sẽ được nhân viên y tế hỏi về tiền sử bệnh của bản thân và gia đình.
Khám thể lực
Người lao động được nhân viên y tế đo chiều cao, cân nặng, tính chỉ số BMI, đo mạch, huyết áp. Dựa vào các chỉ số thể lực, nhân viên y tế sẽ xếp phân loại thể lực người lao động.
Khám lâm sàng
Thăm khám lâm sàng bao gồm:
– Khám nội tổng quát gồm khám tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, nội tiết, cơ xương khớp, thần kinh, tâm thần,..
– Khám mắt: để kiểm tra thị lực mắt phải, mắt trái, tầm soát các bệnh về mắt.
– Khám tai mũi họng để kiểm tra thính lực tai trái và tai phải. Khám tầm soát để phát hiện bệnh lý tai mũi họng
– Khám răng hàm mặt: nhằm phát hiện các bệnh răng miệng như sâu răng, cao răng, hôi miệng, viêm nướu, nha chu… và các bệnh vùng hàm mặt.
– Khám da liễu: nhằm phát hiện các bệnh về da như dị ứng da, viêm da, nhiễm trùng da do vi-rút, vi khuẩn, nấm,…
Khám cận lâm sàng
– Người lao động thường được xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu, phân tích nước tiểu, chụp X-quang tim phổi
– Ngoài ra, tùy theo đặc điểm kinh doanh, sản xuất, doanh nghiệp có thể mở rộng thêm các chuyên khoa khám, thực hiện thêm các xét nghiệm sàng lọc cho nhân viên trong các đợt khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp.
– Các công ty, doanh nghiệp phải tổ chức lập, lưu giữ hồ sơ sức khỏe của người lao động sau khi tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên, quản lý chặt chẽ hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp. Đồng thời, các công ty, doanh nghiệp hàng năm phải báo cáo về việc quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động cho cơ quan có thẩm quyền chuyên môn theo luật định.
Người lao động cần chuẩn bị gì khi khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp?
– Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ người lao động cần chuẩn bị bao gồm:
+ Sổ khám sức khỏe định kỳ (theo mẫu phụ lục 03
+ Nếu người lao động khám sức khỏe riêng lẻ thì cần giấy giới thiệu của cơ quan đang làm việc. Nếu người lao động khám sức khỏe định kỳ theo đợt tập trung thì phải có tên trong danh sách lao động khám sức khỏe do doanh nghiệp lập gửi cơ sở khám chữa bệnh.
Người lao động thực hiện xong việc khám sức khỏe thì cơ sở khám chữa bệnh sẽ đưa kết luận tình trạng sức khỏe vào sổ khám sức khỏe định kỳ, trả sổ cho người lao động hoặc chuyển cho công ty, doanh nghiệp theo thỏa thuận trong hợp đồng khám sức khỏe. Tất cả hồ sơ sức khỏe của người lao động sẽ được công ty, doanh nghiệp quản lý từ khi người lao động bắt đầu làm việc cho đến khi nghỉ việc, trường hợp người lao động mắc bệnh nghề nghiệp hoặc tai nạn lao động thì khi người lao động nghỉ hưu, công ty, doanh nghiệp vẫn phải lưu giữ hồ sơ sức khỏe.
Lợi ích của việc khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên và doanh nghiệp là:
+ Đối với nhân viên, khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm mầm bệnh, can thiệp và điều trị kịp thời, tạo tâm lý thoải mái, an tâm lao động, cống hiến cho doanh nghiệp.
+ Đối với doanh nghiệp, khám sức khỏe cho nhân viên giúp doanh nghiệp sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe, đảm bảo năng suất, chất lượng công việc. Khám sức khỏe thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động.
Trên đây là toàn bộ bài viết tham khảo về mẫu đơn xin miễn khám sức khỏe, hướng dẫn soạn đơn và một số quy định về khám sức khỏe mà chúng tôi xin gửi tới bạn đọc!