Với các học sinh hay sinh viên đã hoàn thành các môn học với các chứng chỉ được cấp thì các em làm đơn xin miễn học nếu trong danh sách học có các môn học đó. Hiện đơn xin miễn học được áp dụng khá rộng rãi trong các trường đại học.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin miễn kiểm tra chuẩn đầu ra Ngoại ngữ là gì?
Mẫu đơn xin miễn thi chuẩn đầu ra Ngoại ngữ là mẫu đơn của cá nhân gửi tới ban giám hiệu nhà trường xin được miễn thi chuẩn đầu ra Ngoại ngữ vì đã được công nhận, đã có chứng chỉ hoặc những giấy tờ chứng minh, quy đổi
Mẫu đơn xin miễn thi chuẩn đầu ra Ngoại ngữ được dùng để điền thông tin khi các bạn sinh viên đã có chứng chỉ Ngoại ngữ được dùng để xét miễn kiểm tra chuẩn đầu ra Ngoại ngữ tại trường Đại học
2. Mẫu đơn xin miễn kiểm tra chuẩn đầu ra Ngoại ngữ mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN MIỄN
KIỂM TRA CHUẨN ĐẦU RA NGOẠI NGỮ
Kính gửi:
-Ban Giám hiệu, Trường …;
-Phòng Đào tạo Đại học, Trường …;
-Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học.
Tên em là: … Mã sinh viên: …
Ngày, tháng, năm sinh: …
Lớp: … Khóa: … Khoa: …
Ngành: …
Chuyên ngành: … Chuyên sâu: …
Điện thoại: … Email: …
Số CMTND: … Ngày cấp: …/…/… Nơi cấp: …
Xin được miễn kiểm tra chuẩn đầu ra ngoại ngữ:
do đã có chứng chỉ: … với số điểm …
Nơi cấp chứng chỉ: …
Kính đề nghị Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học, và Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học xem xét miễn kiểm tra chuẩn đầu ra và chuyển đổi điểm thi ngoại ngữ tương đương.
Em xin chân thành cảm ơn!
…, ngày … tháng … năm 20…
Ý kiến của lãnh đạo Trung tâm
(Ký và ghi rõ họ tên)
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ý kiến của Phòng Đào tạo Đại học
Ghi chú:
Sinh viên nộp đơn có đính kèm theo bản photo Chứng chỉ (công chứng) cho Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học. (Sinh viên lưu ý mang theo Bản chính chứng chỉ để đối chiếu khi nộp đơn.)
Sau khi lãnh đạo Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học ký duyệt, đơn có đính kèm theo bản photo Chứng chỉ được Trung tâm chuyển cho Phòng Đào tạo Đại học và Ban Giám hiệu xét miễn.
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin miễn kiểm tra chuẩn đầu ra Ngoại ngữ mới nhất:
– Phần kính gửi ghi cụ thể tên
+ Ban Giám hiệu, Trường Đại học …;
+ Phòng Đào tạo Đại học, Trường Đại học …;
+ Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học.
-Phần nội dung ghi cụ thể thông tin cá nhân như: Họ và tên; địa chỉ; ngày, tháng, năm sinh; số CMND ngày cấp, nơi cấp; hộ khẩu thường trú; chỗ ở hiện; Trình bày lý do muôn xin miễn kiểm tra chuẩn đầu ra Tin học là gì?
-Sinh viên nộp đơn có đính kèm theo bản photo Chứng chỉ (công chứng) cho Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học. (Sinh viên lưu ý mang theo Bản chính chứng chỉ để đối chiếu khi nộp đơn.)
-Sau khi lãnh đạo Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học ký duyệt, đơn có đính kèm theo bản photo Chứng chỉ được Trung tâm chuyển cho Phòng Đào tạo Đại học và Ban Giám hiệu xét miễn.
4. Một số quy định miễn kiểm tra chuẩn đầu ra Ngoại ngữ:
4.1. Chương trình đào tạo ngoại ngữ:
Sinh viên được chọn học một trong ba ngoại ngữ: Anh văn, Nga văn và Pháp văn.
Chương trình học ngoại ngữ được cấu trúc thành ba phần:
-Phần ngoại ngữ tăng cường:
+Học phần ngoại ngữ cấp độ A1;
+Học phần ngoại ngữ cấp độ A2.
Các học phần tương ứng với bậc học A1, A2 là các học phần ngoại ngữ tăng cường được thiết kế ngoài chương trình đào tạo của các ngành. Nếu sinh viên đã đạt trình độ ngoại ngữ cấp độ A2 thì không cần tham dự các khóa học ngoại ngữ tăng cường. Sinh viên phải đạt được trình độ ngoại ngữ bậc A1, mới được đăng ký học vào lớp học phần bậc A2. Kết quả thi học phần ngoại ngữ A1 và A2 được sử dụng làm điều kiện tiên quyết để sinh viên đăng ký học cấp độ tiếp theo, không được tính vào kết quả học tập chung của khóa học.
-Phần ngoại ngữ cơ bản: bao gồm 01 học phần ngoại ngữ cấp độ B1 với thời lượng 04 tín chỉ. Đây là học phần ngoại ngữ bắt buộc trong chương trình đào tạo. Sinh viên cần phải hoàn thành học phần ngoại ngữ cấp độ B1 (đạt trình độ ngoại ngữ cấp độ B1) khi tốt nghiệp. Sau khi đạt được trình độ ngoại ngữ A2, sinh viên mới được đăng ký học vào lớp học phần B1.
Kết quả thi học phần ngoại ngữ B1 được tính vào kết quả học tập chung của toàn khóa.
-Phần ngoại ngữ chuyên ngành: Sinh viên thuộc tất cả các ngành đào tạo của trường có học phần ngoại ngữ chuyên ngành được thiết kế thống nhất chung là 03 tín chỉ trong chương trình đào tạo, nội dung của học phần phù hợp và đáp ứng yêu cầu đối với từng ngành và từng lĩnh vực.
4.2.Tổ chức đào tạo ngoại ngữ:
Đăng ký chọn ngoại ngữ và kiểm tra phân loại trình độ ngoại ngữ
Sinh viên năm thứ nhất, sau khi nhập học, được tổ chức đăng ký chọn học một trong ba ngoại ngữ: Anh văn, Nga văn, Pháp văn.
Sau khi đăng ký chọn ngoại ngữ, sinh viên có thể tham gia phân loại trình độ ngoại ngữ để làm cơ sở cho việc tổ chức các lớp học phần ngoại ngữ phù hợp với trình độ của người học. Những sinh viên không tham gia phân loại trình độ ngoại ngữ sẽ đăng ký học từ cấp độ đầu tiên (A1).
Dạng thức đề thi, cấu trúc bài thi, quy đổi điểm thi và phân loại trình độ ngoại ngữ được thiết kế theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tổ chức lớp học ngoại ngữ
Các lớp học phần ngoại ngữ được tổ chức thành các lớp trong tuần (trái buổi với đợt học chính khóa) hoặc ngoài giờ học chính.
Việc học ngoại ngữ tăng cường trình độ A1 và A2 được thực hiện từ học kỳ 1 đến học kỳ 4 theo thời gian của khóa học.
Bậc học ngoại ngữ trình độ B1 sẽ được tiến hành sau khi sinh viên hoàn thành chương trình A2, được tổ chức đào tạo vào kỳ 5 của khóa học. Phần ngoại ngữ chuyên ngành được giảng dạy vào kỳ 6 hoặc kỳ 7 của khóa học.
Sau khi phân loại theo các bậc A1, A2 sinh viên đăng ký vào các lớp học ngoại ngữ tăng cường hoặc lớp ngoại ngữ cơ bản khi có xác nhận trình độ ngoại ngữ khi vào trường.
Việc tổ chức lớp học theo học chế tín chỉ, sinh viên sẽ đăng ký trên trang quản lý đào tạo và thực hiện theo các quy định về điều kiện đăng ký học.
Tổ chức lớp học theo kết cấu của từng học phần gồm các lớp lý thuyết và lớp thực hành, tổ chức các lớp sinh viên khoảng 40 sinh viên/lớp.
Tổ chức thi đánh giá trình độ ngoại ngữ
Điều kiện để sinh viên được đánh giá trình độ ngoại ngữ đối với từng học phần theo quy định trong đề cương và được
Kết thúc mỗi học kỳ, Nhà trường tổ chức thi đánh giá trình độ ngoại ngữ với dạng thức đề thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mức đạt đối với từng học phần A1, A2 được
Sinh viên đạt trình độ ngoại ngữ A1, A2, B1 theo khung Châu Âu tương đương bậc 1, 2, 3 của khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Ban hành Chuẩn đầu ra ngoại ngữ và Chuẩn đầu ra tin học cho sinh viên cao đẳng hệ chính quy, liên thông và văn bằng 2 của Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn, cụ thể như sau:
+ Chuẩn đầu ra ngoại ngữ không chuyên
+Áp dụng chuẩn đầu ra tiếng Anh tương đương trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (tương đương cấp độ B1 của CEFR – Khung tham chiếu ngôn ngữ chung của Hội đồng châu Âu).
+Công nhận đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ khi xét tốt nghiệp, sinh viên phải đáp ứng một trong những điều kiện sau:
-Sinh viên các trình độ, các hệ phải đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ tối thiểu Trình độ B do Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn cấp hoặc các trường đại học, cao đẳng có uy tín khác tổ chức giảng dạy (phôi bằng của Bộ Giáo dục và Đào tạo) trong thời hạn 2 năm tính từ ngày có quyết định công nhận đạt chuẩn đầu ra đến ngày xét tốt nghiệp.
-Có một trong những chứng chỉ quốc tế tiếng Anh: TOEFL 450; TOEFL iBT 57; IELTS 4.5; PET 70; BULATS 40 còn thời hạn (3 năm) tính từ ngày được cấp chứng chỉ đến ngày xét tốt nghiệp, Trung tâm Tin học và Ngoại ngữ – Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn xác minh và công nhận.
-Có trình độ tiếng Anh tương đương trình độ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, do Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học – Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn xác nhận.
-Với những sinh viên không theo học Anh ngữ mà theo học các ngoại ngữ khác (Pháp, Nga, Đức, Hoa, Nhật, Hàn) phải đạt trình độ trung cấp ngoại ngữ trở lên hoặc đạt chứng chỉ B theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
-Sinh viên có bằng cao đẳng, đại học trở lên chuyên ngành tiếng Anh hoặc cao đẳng, đại học học ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh.
-Các trường hợp đặc biệt khác do Trung tâm Ngoại ngữ và Tin học – Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn xác nhận, Phòng Đào tạo xem xét trình Hiệu trưởng quyết định.
+ Chuẩn đầu ra tin học không chuyên
+Áp dụng chuẩn đầu ra Tin học đối với sinh viên hệ chính quy và các hệ khác không thuộc chuyên ngành Công nghệ thông tin của Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn để xét tốt nghiệp phải đạt chuẩn đầu ra tin học tối thiểu trình độ B theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và định hướng chuẩn kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin theo Quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
+Công nhận đạt chuẩn đầu ra tin học khi xét tốt nghiệp, sinh viên phải đáp ứng một trong những điều kiện sau:
-Sinh viên các trình độ, các hệ phải đạt tin học tối thiểu Trình độ B do Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn cấp hoặc do các trường đại học, cao đẳng có uy tín khác tổ chức giảng dạy cấp (phôi bằng của Bộ Giáo dục và Đào tạo) trong thời hạn 2 năm tính từ ngày có quyết định công nhận đạt chuẩn đầu ra đến ngày xét tốt nghiệp.
-Sinh viên có bằng cao đẳng, đại học chuyên ngành Công nghệ thông tin của trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn cũng như các trường đại học, cao đẳng khác.