Khi cá nhân, tổ chức nhận thấy lô hàng thực vật của mình được quy định là miễn kiểm dịch thì các nhân, tổ chức có thể thực hiện xin miễn kiểm dịch thực vật.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin miễn kiểm dịch thực vật là gì?
Đơn xin miễn kiểm dịch thực vật là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét miễn việc kiểm dịch thực vật cho chủ thể này vì một số lý do hợp lý theo quy định của pháp luật.
Đơn xin miễn kiểm dịch thực vật thể hiện nguyện vọng của cá nhân, tổ chức gửi tới cơ quan có thẩm quyền mà ở đây là chi cục kiểm dịch thực vật được nhà nước trao quyền về kiểm dịch thực vật để xin cơ quan có thẩm quyền xin miễn kiểm dịch thực vật. Khi cá nhân, tổ chức nhận thấy, lô hàng của mình là sản phẩm được miễn kiểm dịch thực vật.
2. Mẫu đơn xin miễn kiểm dịch thực vật:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
…, ngày… tháng… năm…
ĐƠN XIN MIỄN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
Kính gửi: – Chi cục kiểm dịch thực vật……
(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền như Trạm kiểm dịch thực vật …)
–Căn cứ
–Căn cứ Nghị định …./…./NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
–Căn cứ…
Tên tôi là: …
Sinh ngày …tháng …năm…
Giấy CCCD/thẻ CCCD số: …Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP): …
Địa chỉ thường trú: …
Chỗ ở hiện nay: …
Điện thoại liên hệ: …
(Nếu là tổ chức thì trình bày các thông tin sau:
Công ty: …
Địa chỉ trụ sở: …
Giấy CNĐKDN số: … do Sở Kế hoạch và đầu tư: … cấp ngày…/…/…….
Số điện thoại liên hệ: … Số Fax: …
Người đại diện: … Chức vụ: …
Sinh năm: … Số điện thoại: …
Giấy CMND/thẻ CCCD số: …Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP)…………….
Căn cứ đại diện: …)
(Thay mặt công ty), Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc sau:
Ngày…/…./…… (công ty) tôi có nhập khẩu/…. Lô hàng sau:
1.Tên hàng: …Tên khoa học: …
Cơ sở sản xuất: …
Mã số (nếu có): …
Địa chỉ: …
2.Số lượng và loại bao bì: …
3.Khối lượng tịnh: …Khối lượng cả bì: …
4.Số hợp đồng hoặc số chứng từ thanh toán (L/C, TTr…): …
5.Tổ chức, cá nhân xuất khẩu: …
Địa chỉ: …
6.Nước xuất khẩu: …
7.Cửa khẩu xuất: …
8.Tổ chức, cá nhân nhập khẩu: …
Địa chỉ: …
9.Cửa khẩu nhập: …
10.Phương tiện vận chuyển: …
11.Mục đích sử dụng: …
12.Giấy phép kiểm dịch nhập khẩu (nếu có): …
13.Địa điểm kiểm dịch: …
14.Thời gian kiểm dịch: …
15.Số bản Giấy chứng nhận kiểm dịch cần cấp: …
16.Nơi hàng đến: …
Căn cứ điểm…. Khoản… Điều…… Luật/Nghị định….. quy định:
“…” (Trích căn cứ bạn sử dụng để khẳng định lô hàng của bạn được miễn kiểm dịch thực vật)
Tôi nhận thấy, lô hàng trên của (công ty) tôi là sản phẩm được miễn kiểm dịch thực vật khi … Do đó, tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và miễn kiểm dịch thực vật cho lô hàng trên của (công ty) tôi.
Tôi xin cam kết những thông tin mà tôi đã nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Để chứng minh, tôi xin gửi kèm theo đơn này những giấy tờ, văn bản,… sau đây: … (bạn liệt kê tình trạng, số lượng của những giấy tờ, văn bản mà bạn gửi kèm)
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin miễn kiểm dịch thực vật:
– Phần kính gửi ghi rõ cơ quan kính gửi như sau: Chi cục kiểm dịch thực vật…(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền như Trạm kiểm dịch thực vật …)
3. Một số quy định về kiểm dịch thực vật:
3.1. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu:
– Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này).
– Bản sao chụp hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu.
Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
– Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (trường hợp quy định phải có Giấy phép).
3.2. Trình tự thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu:
– Đăng ký kiểm dịch thực vật
Chủ vật thể nộp (gửi) 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật hoặc qua bưu chính hoặc qua Cơ chế một cửa Quốc gia (trực tuyến).
– Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
– Kiểm tra vật thể
Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:
+ Kiểm tra sơ bộ
Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở; khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.
+ Kiểm tra chi tiết
Kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định tại QCVN 01-141:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại; phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.
Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
– Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.
Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải
– Trường hợp phát hiện lô vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định áp dụng các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật phù hợp theo quy định.
– Trường hợp lô vật thể được vận chuyển bằng tàu biển có chiều cao khoang chứa hàng từ 3m trở lên, phải chia thành nhiều lớp để kiểm tra thì sau khi kiểm tra mỗi lớp, căn cứ vào kết quả kiểm tra, cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch thực vật cho khối lượng vật thể đã kiểm tra (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này).
Sau khi có Giấy tạm cấp kết quả, lô hàng được phép vận chuyển về kho bảo quản và chỉ được đưa ra sản xuất, kinh doanh sau khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa. Căn cứ kết quả kiểm tra toàn bộ lô vật thể, cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu vừa phải kiểm dịch thực vật vừa phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm
1. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư này và khoản 2 Điều 18
Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục Ia ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và Điều 19 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
3. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục IIa ban hành kèm theo Thông tư này đối với lô hàng không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ và đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm nhập khẩu.
Hồ sơ, trình tự thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với lô hàng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu vừa phải kiểm dịch thực vật vừa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng
– Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư này và quy định pháp luật về thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản.
Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Thông tư này.
– Trình tự thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và quy định pháp luật về thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản.
Chủ hàng (chủ vật thể) nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật hoặc qua bưu chính hoặc qua Cơ chế một cửa Quốc gia (trực tuyến).
Thông báo kiểm dịch thực vật quy định tại Điều 8 như sau:
– Thông báo cho nước xuất khẩu
Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu trong các trường hợp sau:
+ Vật thể nhập khẩu bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ và biện pháp kiểm dịch thực vật được áp dụng để xử lý;
+ Vật thể nhập khẩu chưa được phép nhập khẩu vào Việt Nam;
+ Vật thể nhập khẩu không có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp;
+ Vật thể nhập khẩu vi phạm các quy định khác về kiểm dịch thực vật nhập khẩu của Việt Nam.