Hiện nay do nhu cầu học tập của sinh viên nên việc học hai văn bằng cũng rất phổ biến, do nhu cầu học hai văn bằng cùng một cơ sở đào tạo thì sẽ có các môn trùng nhau, để tiết kiệm thời gian và chi phí học tập thì cách hữu hiệu đó chính là xin được miễn học các môn đó.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin miễn học là gì?
Mẫu đơn xin miễn học là Mẫu đơn nêu rõ thông tin cá nhân của người làm đơn, trường đào tạo, tổng số môn xin miễn giảm…để xin được miễn học các môn đó.
Mẫu đơn xin miễn học là mẫu đơn được cá nhân học sinh, sinh viên lập ra và gửi tới ban giám hiệu nhà trường, phòng đào tạo để xin về việc được miễn giảm một số môn học.
2. Mẫu đơn xin miễn học:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN MIỄN HỌC
Kính gửi:…………..
Đồng kính gửi:……………….
Tên em là:…………. Giới tính:………… Mã số sinh viên:…………
Ngày sinh:……………………..Nơi sinh (tỉnh):………………..
Là viên lớp:……………………….; Khoá:………….Ngành tiếng:……… Hệ:………..
Học tập tại cơ sở:…………….
Sau khi nghiên cứu kỹ và hiểu rõ Quy chế đào tạo ở Đại học ban hành kèm theo Quyết định số ngày về việc miễn các môn học ở văn bằng thứ nhất có cùng thời lượng và nội dung trùng nhau 80% trở lên, em xin được miễn (các) môn học sau trong chương trình đào tạo hệ vừa làm vừa học của Trường
Trường đào tạo văn bằng thứ nhất:……………
Đang là sinh viên……………….. năm thứ……… Đã tốt nghiệp………. Năm tốt nghiệp ……….
Trình độ đào tạo: Đại học………… Cao đẳng………… Ngành đào tạo: ……………….
Tổng số môn xin miễn học:…………… môn. Em xin gửi kèm theo Bảng điểm đại học/Bản trích ngang điểm đại học của các môn học trên.
Em xin cam kết chấp hành nghiêm chỉnh Quy chế đào tạo ở Đại học…………………….. ban hành kèm theo Quyết định số…………….. ngày……………. và những quy định của Trường……………………………
Kính mong Ban giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa…………… Trường…………………. xem xét, giải quyết.
Em xin trân trọng cảm ơn.
…………., ngày…..tháng….năm
Ý KIẾN CỦA BGH & KHOA
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm đơn:
– Ghi đầy đủ thông tin của sinh viên
– Ghi rõ văn bằng thứ nhất
– văn bằng thứ hai đang học
– xin miễn những môn nào
– Lý do miến ( Trùng với văn bằng một các môn…)
– xin ý kiến của BGH và khoa
4. Các thông tin liên quan:
Căn cứ vào thông tư Số: 08/2021/TT-BGDĐT ban hành quy chế trình độ đại học quy định một số nội dung như sau:
Đối với Học cùng lúc hai chương trình được quy định như sau:
– Đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên có thể đăng ký học thêm các học phần của một chương trình khác, ngành khác khi điều kiện của cơ sở đào tạo cho phép, nhưng chỉ được hưởng các quyền lợi chính thức và được xem xét công nhận tốt nghiệp chương trình thứ hai khi đã đăng ký thành công học chương trình thứ hai theo quy định tại khoản 2 Điều này.
– Sinh viên được đăng ký học chương trình thứ hai sớm nhất khi đã được xếp trình độ năm thứ hai của chương trình thứ nhất. Tại thời điểm đăng ký, sinh viên phải đáp ứng 01 trong 02 điều kiện sau và các điều kiện khác của cơ sở đào tạo:
+ Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh;
+ Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình và đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.
– Trong quá trình sinh viên học cùng lúc hai chương trình, nếu điểm trung bình tích lũy của chương trình thứ nhất đạt dưới điểm trung bình hoặc thuộc diện cảnh báo kết quả học tập thì phải dừng học chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo; sinh viên sẽ bị loại khỏi danh sách đã đăng ký học chương trình thứ hai.
– Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất, quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này. Khi học chương trình thứ hai, sinh viên được công nhận kết quả của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất.
– Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất và đã đăng kí muộn nhất 02 năm trước thời điểm xét tốt nghiệp chương trình thứ hai.
– Cơ sở đào tạo chỉ tổ chức đào tạo chương trình thứ hai cho sinh viên khi đáp ứng các yêu cầu bảo đảm chất lượng về chỉ tiêu tuyển sinh, năng lực đào tạo; đồng thời có quy định chi tiết về quy trình, thủ tục, điều kiện đăng ký học và cấp bằng tốt nghiệp chương trình thứ hai.
Đối với Công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ như sau:
– Kết quả học tập của người học đã tích lũy từ một trình độ đào tạo khác, một ngành đào tạo hoặc một chương trình đào tạo khác, một khóa học khác hoặc từ một cơ sở đào tạo khác được cơ sở đào tạo xem xét công nhận, chuyển đổi sang tín chỉ của những học phần trong chương trình đào tạo theo học.
– Hội đồng chuyên môn của cơ sở đào tạo xem xét công nhận, chuyển đổi tín chỉ trên cơ sở đối sánh chuẩn đầu ra, nội dung và khối lượng học tập, cách thức đánh giá học phần và các điều kiện bảo đảm chất lượng thực hiện chương trình theo các cấp độ:
+ Công nhận, chuyển đổi theo từng học phần;
+ Công nhận, chuyển đổi theo từng nhóm học phần;
+ Công nhận, chuyển đổi theo cả chương trình đào tạo.
– Cơ sở đào tạo công khai quy định việc công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ. Khối lượng tối đa được công nhận, chuyển đổi không vượt quá 50% khối lượng học tập tối thiểu của chương trình đào tạo; riêng đối với ngành đào tạo giáo viên thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Về Kế hoạch giảng dạy và học tập như sau:
– Kế hoạch giảng dạy và học tập chi tiết hóa việc tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo theo năm học, học kỳ, phù hợp với hình thức đào tạo và phương thức tổ chức đào tạo.
– Kế hoạch năm học thể hiện những mốc thời gian chính của các hoạt động đào tạo trong năm học cho tất cả hình thức, chương trình đào tạo, được công bố kịp thời tới các bên liên quan trước khi bắt đầu năm học. Một năm học có 02 hoặc 03 học kỳ chính với tổng số tối thiểu 30 tuần lên lớp. Ngoài các học kỳ chính, cơ sở đào tạo có thể tổ chức thêm học kỳ phụ.
– Kế hoạch học kỳ bao gồm kế hoạch mở lớp, hình thức dạy và học (trực tiếp hoặc trực tuyến), lịch học, lịch thi của các học phần được tổ chức trong học kỳ cho các khóa học, chương trình đào tạo và hình thức đào tạo. Kế hoạch học kỳ phải được xây dựng và công bố kịp thời với đầy đủ thông tin cần thiết, bảo đảm thuận tiện cho sinh viên xây dựng kế hoạch học tập và đăng ký học tập.
– Thời khóa biểu thể hiện thời gian, địa điểm, hoạt động dạy và học của từng lớp thuộc các khoá học, hình thức và chương trình đào tạo. Thời khóa biểu của các lớp học phần bình thường được bố trí đều trong các tuần của học kỳ. Trong trường hợp cần thiết phải xếp lịch học tập trung thời gian, số giờ giảng đối với một học phần bất kỳ không vượt quá 15 giờ/tuần và 4 giờ/ngày.
– Quy chế của cơ sở đào tạo quy định rõ việc phân bổ các học kỳ, thời gian, địa điểm, hình thức bố trí các giờ lên lớp theo quy định của Quy chế này.
Việc Tổ chức đăng ký học tập quy định như sau:
– Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, cơ sở đào tạo hướng dẫn cho sinh viên đăng ký học tập trên hệ thống đăng ký học tập của cơ sở đào tạo.
– Sinh viên học theo tín chỉ phải đăng ký lớp của các học phần dự định sẽ học trong học kỳ, gồm: những học phần mới, một số học phần chưa đạt (để học lại) và một số học phần đã đạt (để cải thiện điểm, nếu có) căn cứ danh sách học phần được mở và điều kiện đăng ký của mỗi học phần.
– Sinh viên học theo niên chế đăng ký học lại những học phần chưa đạt dự định sẽ học trong học kỳ, đăng ký học cải thiện điểm hoặc đăng ký học những học phần tự chọn theo quy định của chương trình đào tạo.
– Quy chế của cơ sở đào tạo quy định quy trình, thủ tục, tổ chức quản lý, lưu trữ việc đăng ký học tập của sinh viên ở mỗi học kỳ, việc rút bớt học phần đã đăng ký; quy định cụ thể giới hạn khối lượng học tập của sinh viên trong mỗi học kỳ nằm trong khung như sau:
+ Khối lượng tối thiểu không ít hơn 2/3 khối lượng trung bình một học kỳ theo kế hoạch học tập chuẩn
+ Khối lượng tối đa không vượt quá 3/2 khối lượng trung bình một học kỳ theo kế hoạch học tập chuẩn
Căn cứ theo những nội dung đã được quy định trên thì việc học hai chương trình và miễn một số môn học trùng nhau cho sinh viên học hai văn bằng đã được bộ giáo dục quy định cụ thẻ, đối với việc miễn học thì sinh viên làm đơn xin miễn học với đầy đủ nội dung và nộp lên cho nhà trường và phòng đào tạo xem xét giải quyết. Trên đây là bài viết của chúng tôi về mẫu đơn xin miễn học, hướng dẫn làm đơn và các thông tin khác liên quan.