Thể dục là bộ môn bắt buộc đối với chương trình học từ cấp 1 cho tới Đại học, bộ môn yêu cầu sức khỏe, thể trạng tốt. Nhưng cũng không ít các bạn học sinh, sinh viên không đủ thể trạng và sức khỏe tốt vì vậy muốn được miễn học thê dục thì các bạn học sinh- sinh viên đầu tiên cần làm mẫu đơn xin được miễn học thể dục.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin miễn học thể dục là gì?
Mẫu đơn xin miễn học thể dục là mẫu đơn xin được miễn học thể dục vì một lí do nào đó không thể tham gia học thể dục.
Mẫu đơn xin miễn học thể dục để đề dạt nguyện vọng được miễn học thể dục lên Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên bộ môn về tình trạng sức khỏe để xin được miễn học thể dục
2. Mẫu đơn xin miễn học thể dục:
PHÒNG GD&ĐT …
TRƯỜNG ….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày…tháng…năm …
ĐƠN XIN MIỄN HỌC THỂ DỤC
Kính gửi: Hiệu trưởng Trường …
Tôi tên: …..…….
Là phụ huynh Em: …………..
Học sinh lớp: ………..
Trường ….
Nay Tôi làm đơn này kính mong Hiệu trưởng Trường ……… xin cho em …………. Học sinh lớp ………… được miễn học môn Thể dục ……………………. (HK hoặc cả năm) năm học: 20…… – 20……
Lý do: ……….
(có kèm theo chứng từ do bệnh viện cấp).
Kính mong nhà trường xem xét giải quyết. Xin chân thành cảm ơn./.
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm đơn xin miễn học thể dục:
Hướng dẫn viết đơn:
Ghi đầy đủ thông tin cần thiết
Ghi rõ lí do và thông tin bệnh, tình trạng sức khỏe
Nộp đơn cho hiệu trưởng hoặc giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm.
Hồ sơ xin miễn học thể dục
Đơn xin miễn học môn Thể dục.
– Hồ sơ bệnh án hoặc giấy xác nhận bệnh tật do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp.
Hồ sơ này được nộp cho Hiệu trưởng nhà trường. Căn cứ vào đơn xin miễn học môn Thể dục, miễn học và miễn thi thực hành kỹ năng quân sự; giấy xác nhận của bệnh viện, Hiệu trưởng nhà trường sẽ xem xét quyết định.
– Môn Thể dục sẽ không tham gia vào đánh giá, xếp loại.
4. Các thông tin liên quan:
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT thì:
+ Học sinh được miễn học môn Thể dục, môn Âm nhạc, môn Mỹ thuật trong chương trình giáo dục nếu gặp khó khăn trong học tập môn học nào đó do mắc bệnh mãn tính, bị khuyết tật, bị tai nạn hoặc bị bệnh phải điều trị.
+ Hồ sơ xin miễn học gồm có: Đơn xin miễn học của học sinh và bệnh án hoặc giấy chứng nhận thương tật do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp.
+ Việc cho phép miễn học đối với các trường hợp do bị ốm đau hoặc tai nạn chỉ áp dụng trong năm học; các trường hợp bị bệnh mãn tính, khuyết tật hoặc thương tật lâu dài được áp dụng cho cả năm học hoặc cả cấp học.
+ Hiệu trưởng nhà trường cho phép học sinh được miễn học môn Thể dục, môn Âm nhạc, môn Mỹ thuật trong một học kỳ hoặc cả năm học. Nếu được miễn học cả năm học thì môn học này không tham gia đánh giá, xếp loại học lực của học kỳ và cả năm học; nếu chỉ được miễn học một học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại của học kỳ đã học để đánh giá, xếp loại cả năm học.
Theo luật thể dục thể thao cũng quy định một số điều phát trển thể dục thể thao, và các quy định về thể dục thể thao trong nhà trường như sau:
Về Phát triển thể dục, thể thao quần chúng như sau:
– Nhà nước có chính sách đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thể dục, thể thao quần chúng, tạo cơ hội cho mọi người không phân biệt lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, tình trạng khuyết tật được thực hiện quyền hoạt động thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, vui chơi, giải trí.
– Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xây dựng các công trình thể thao công cộng, bảo đảm nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ thể dục, thể thao; xây dựng mạng lưới cộng tác viên thể dục, thể thao cơ sở đáp ứng yêu cầu hoạt động thể dục, thể thao của cộng đồng dân cư.
– Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm vận động hội viên tham gia hoạt động thể dục, thể thao nhằm rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao tổ chức biểu diễn và thi đấu thể thao quần chúng.
– Cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao các cấp phối hợp với tổ chức xã hội – nghề nghiệp về thể thao vận động mọi người tham gia phát triển phong trào thể dục, thể thao, phổ biến kiến thức, hướng dẫn tập luyện thể dục, thể thao phù hợp với sở thích, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cộng tác viên thể dục, thể thao cơ sở.
– Cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm tạo điều kiện Iể công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị mình được tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
Giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường là:
– Giáo dục thể chất là môn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
– Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao.
– Trách nhiệm của Nhà nước đối với giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường như sau:
– Nhà nước có chính sách dành đất đai, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường, bảo đảm đủ giáo viên, giảng viên thể dục thể thao cho các bậc học.
– Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao xây dựng chương trình giáo dục thể chất, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên thể dục thể thao, hướng dẫn nội dung hoạt động thể thao ngoại khoá trong nhà trường.
– Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc xây dựng cơ sở vật chất, bố trí giáo viên, giảng viên thể dục thể thao cho các trường thuộc phạm vi quản lý của mình.
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm sau đây:
+ Quy hoạch đất đai, xây dựng cơ sở vật chất, nhà tập đa năng, bảo đảm trang thiết bị, dụng cụ thể thao, chỉ tiêu biên chế giáo viên, giảng viên thể dục thể thao cho các trường công lập thuộc địa phương; Thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai theo quy định của pháp luật đối với trường tư thục, trường dân lập để các trường này có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường.
Trách nhiệm của nhà trường cụ thể là:
– Tổ chức thực hiện chương trình môn học giáo dục thể chất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường
– Tổ chức cho người học tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa.
– Bảo đảm an toàn cho người dậy và người học trong các hoạt động thể dục, thể thao.
– Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu thể thao.
Quyền và nghĩa vụ của giáo viên, giảng viên thể dục thể thao được quy định như sau:
– Giảng dạy môn học giáo dục thể chất theo đúng chương trình.
– Tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao.
– Tôn trọng, đối xử công bằng và thực hiện các quy định bảo đảm an toàn cho người học.
– Được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Quyền và nghĩa vụ của người học được quy định cụ thể như sau:
– Thực hiện nhiệm vụ học tập môn học giáo dục thể chất.
– Được tham gia hoạt động thể thao theo sở thích.
– Được tuyển chọn vào các trường năng khiếu thể thao.
– Được sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường.
Có thể nói nhà nước và pháp luật của nước ta rất quan tâm tới rèn luyện thể dục và thể thao trong quần chúng nhân dân và quy định từng loại thể dục thể thao ứng với điều kiện, học tập, thể lực, sức khỏe, độ tuổi khác nhau. Trong từng trường hợp khác nhau sẽ có quy định cụ thể. như vậy có thể thấy việc nhà nước tạo điều kiện cho nhân dân rèn luyện sức khỏe và nhất là trong môi trường giáo dục và rèn luyện sức khỏe cũng có những quy định quy chế riêng cho các em học sinh, Trường hợp các em học sinh, sinh viên thể trạng sức khỏe yếu, đang điều trị bệnh hoặc gặp một lí do bất khả kháng nào đó thì có thể làm đơn xin được miễn học thể dục đề nghị lên nhà trường xem xét và quyết định.