Đơn xin miễn giảm quỹ phụ huynh học sinh, sinh viên là gì? Mẫu đơn xin miễn giảm quỹ phụ huynh học sinh, sinh viên? Hướng dẫn soạn thảo đơn xin miễn giảm quỹ phụ huynh học sinh, sinh viên? Quy định của pháp luật về quỹ phụ huynh, học sinh?
Trong thời buổi dịch bệnh, kinh tế khó khăn ảnh hưởng tới rất nhiều gia đình, mỗi chi phí được tiết kiệm đều giúp hỗ trợ một phần, giảm bớt gánh nặng khó khăn của mọi người. Và chi phí học tập luôn là vấn đề nan giải đối với mỗi phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn. Miễn giảm quỹ phụ huynh, học sinh, sinh viên là một hoạt động nhỏ góp phần vào việc giảm gánh nặng cho nhiều phụ huynh học sinh. Vậy đơn xin miễn giảm quỹ phụ huynh học sinh, sinh viên được trình bày như thế nào? Bài viết này Luật Dương Gia sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Đơn xin miễn giảm quỹ phụ huynh học sinh, sinh viên là gì?
Đơn xin miễn giảm quỹ phụ huynh là văn bản do phụ huynh của học sinh lập ra và được gửi đến hội trưởng hội phụ huynh, những người quản lý quỹ phụ huynh để xem xét giảm, miễn quỹ phụ huynh nhằm tạo điều kiện cho phụ huynh khi họ gặp phải một số vấn đề về tài chỉnh dẫn đến không đủ khả năng đóng quỹ.
Đơn xin được miễn giảm quỹ phụ huynh học sinh, sinh viên được sử dụng để bày tỏ nguyện vọng của cá nhân phụ huyn học sinh, sinh viên gửi tới đơn vị có thẩm quyền, cá nhân đưa ra các lý do của mình và mong muốn xin được miễn, giảm quỹ phụ huynh, học sinh.
2. Mẫu đơn xin miễn giảm quỹ phụ huynh học sinh, sinh viên:
Mẫu 1:
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
………., ngày…. tháng…. năm…….
ĐƠN XIN MIỄN/ GIẢM QUỸ PHỤ HUYNH
(V/v: Đề nghị miễn/giảm Quỹ phụ huynh lớp…… Trường……………)
Kính gửi: – Ông/Bà……(1)…
– Căn cứ Biên bản họp phụ huynh số………. ngày…./…./…… của…;
– Căn cứ tình hình thực tế của bản thân.
Tên tôi là: …
Sinh ngày ….tháng …năm
Giấy CMND/thẻ CCCD số …… Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP)……
Địa chỉ thường trú:…
Chỗ ở hiện nay …
Điện thoại liên hệ: …
Tôi xin trình bày với Ông/Bà sự việc như sau:
Tôi là…(2).
Vì hoàn cảnh và lý do sau:
…(3)
Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Kính mong Ông/Bà chấp nhận đề nghị trên của tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Để chứng minh những thông tin mà tôi đã nêu trên là đúng, tôi xin gửi kèm đơn này những tài liệu, văn bản sau đây, nếu có:…(4)……
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu 2:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
—–o0o—–
……., ngày… tháng… năm…
ĐƠN XIN MIỄN GIẢM QUỸ PHỤ HUYNH HỌC SINH
-Căn cứ
-Căn cứ Biên bản họp phụ huynh số…./BBHPH.
Kính gửi:
– Hội trưởng Hội phụ huynh học sinh trường …
– Hội trưởng Hội phụ huynh học sinh lớp ….trường ….
– Giáo viên chủ nhiệm lớp … trường ….
Tôi tên là: …
Sinh ngày:…
CMND số:………….Cấp ngày: …………….Nơi cấp:…
Hộ khẩu thường trú:…
Chỗ ở hiện tại:……….
Điện thoại liên hệ:………..
Hôm nay tôi làm đơn này xin miễn giảm quỹ phụ huynh học sinh với lý do như sau:
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Tài liệu kèm theo
1. Giấy chứng nhận hộ nghèo
2. ….
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin miễn giảm quỹ phụ huynh học sinh, sinh viên:
Đơn xin miễn giảm quỹ phụ huynh học sinh, sinh viên là biểu mẫu đơn từ hành chính vì thế các cá nhân khi viết phải trình bày khoa học, rõ ràng, có nội dung quốc hiệu và tiêu ngữ đầy đủ.
(1) Thường là người quản lý quỹ phụ huynh
Điền đầy đủ các thông tin cá nhân của người làm đơn như: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giấy CMND/thẻ CCCD, địa chỉ thường trú, chỗ ở hiện nay, điện thoại liên hệ
(2) Viết tư cách của bạn trong việc làm đơn, ví dụ: phụ huynh của cháu … Sinh năm:……….. Hiện đang là học sinh lớp…. Trường…. năm học…
(3) Lý do bạn làm đơn:
Ví dụ: Bạn trình bày hoàn cảnh và lý do dẫn đến việc bạn cho rằng bạn nên được miễn/giảm quỹ phụ huynh, như gia đình có hoàn cảnh khó khăn,…)
Tôi làm đơn này để kính đề nghị Ông/Bà/… xem xét và chấp nhận miễn/giảm miễn/giảm quỹ phụ huynh cho tôi, cụ thể là:……………………… (Bạn đưa ra số tiền mà bạn mong muốn được miễn/giảm, thời gian miễn/giảm, nếu có,…)
Được biết các phụ huynh đã đồng ý đóng mỗi người 4 triệu vào quỹ nhằm phục vụ cho mục đích chuẩn bị trại hè được tổ chức tại trường THPT…vào ngày….tháng…năm…. Tuy nhiên, do hôm đó có việc đột xuất không thể có mặt tại buổi họp nên tôi không tham gia vào quá trình bàn bạc về việc đóng khoản tiền nêu trên. Số tiền 1 triệu đồng đóng vào quỹ phụ huynh cho việc tổ chức trại hè với gia đình tôi là quá lớn. Gia đình tôi lại thuộc hộ nghèo, được cấp giấy chứng nhận hộ nghèo vào ngày…tháng…năm… do vậy tôi không có điều kiện để đóng số tiền này.
Do vậy, tôi làm đơn này mong các thành viên trong hội phụ huynh xem xét giảm số tiền phải đóng cho quỹ phụ huynh là 1 triệu đồng.
(4) Người làm đơn kèm theo các tài liệu và ký tên đầy đủ ở cuối đơn. Bạn cần liệt kê tình trạng tài liệu, văn bản mà bạn gửi đi, số lượng văn bản, là bản gốc hay bản sao,…, đây có thể là giấy xác nhận gia đình bạn là gia đình có hoàn cảnh khó khăn,…
4. Quy định của pháp luật về quỹ phụ huynh, học sinh:
Tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, Điều 10, Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh như sau:
“2. Quản lý và sử dụng kinh phí của Ban đại điện cha mẹ học sinh:
a) Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp chủ trì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp dự kiến kế hoạch chi tiêu kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi đã được toàn thể các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp thống nhất ý kiến;
b) Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất với Hiệu trưởng để quyết định kế hoạch sử dụng kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi được toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất ý kiến.
3. Việc thu, chi kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ; sau khi chi tiêu phải báo cáo công khai quyết toán kinh phí tại các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp và các cuộc họp toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Không qui định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh.
4. Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học:
a) Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.
b) Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.”
Vai trò của quỹ hội phụ huynh, học sinh
Quỹ hội phụ huynh chính là tiền mà cha mẹ học sinh ủng hộ để phục vụ việc học tập và sinh hoạt cho con em mình.
Số tiền thu được của mỗi lớp tùy từng trường quy định sử dụng. Có trường cho các lớp giữ lại khoảng 70%, 30% còn lại sẽ nộp về quỹ hội phụ huynh nhà trường.
Có trường lại thu 70% số tiền phụ huynh từng lớp ủng hộ, 30% còn lại để tại lớp.
Có thể kể ra những khoản thầy cô sẽ chi từ số tiền quỹ hội giữ lại như photo tài liệu ôn tập, bồi dưỡng cho học sinh trong đội tuyển, chi bồi dưỡng cho các em giao lưu, tập văn nghệ, chi phần thưởng cho học sinh, hỗ trợ kịp thời học sinh gặp khó khăn…
Chi phí tổ chức các cuộc họp định kỳ, đột xuất của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, trường bao gồm trang trí kỳ họp đầu năm, nước uống trong các kỳ họp, các chi phí phải thuê mướn như ghế ngồi, âm thanh…; Văn phòng phẩm phục vụ hoạt động của Ban đại diện như giấy, bút, sổ sách theo dõi thu chi.
Hỗ trợ cho các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn khi ốm đau, gia đình có tang chế; Hỗ trợ và tổ chức các hoạt động liên hoan văn nghệ của các lớp vào các dịp lễ khai giảng, tết trung thu, 20/11, tết Nguyên đán, ngày 8/3….
Hỗ trợ các hoạt động ngoại khóa, các hội thi của các cháu do trường và PGD tổ chức, hoạt động hè, ngày Quốc tế thiếu nhi, tết trung thu…
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban phụ huynh học sinh lớp.
– Có trách nhiệm cùng các cô giáo chủ nhiệm của lớp bàn bạc, thống nhất vấn đề về giáo dục, động viên, đề nghị khen thưởng cho các giáo viên và các cháu có thành tích trong học tập đồng thời nhắc nhở giáo dục các cháu cá biệt của lớp có khuyết điểm, nắm vững thông tin hai chiều giữa gia đình và các cô giáo trong nhà trường. Phản ánh kịp thời những diễn biến của Ban phụ huynh với Ban thường trực.
– Mỗi năm Ban họp ít nhất 3 kỳ, khi có việc cần thiết thì họp bất thường.
* Chi hội trưởng phụ huynh học sinh lớp.
+ Được tham gia các buổi họp Ban thường trực mở rộng để cùng bàn bạc thống nhất, quyết định các nội dung hoạt động của Ban đại diện PH của nhà trường.
+ Mỗi học kỳ ít nhất một lần dự học với lớp để nắm tình hình, ghi nhận những ý kiến của các cháu và động viên các cháu học tập.
+ Trực tiếp duy trì các buổi họp của Ban, tổng hợp các ý kiến đóng góp của phụ huynh học sinh, phản ánh kịp thời với Ban thường trực.
– Phó ban là người thay Trưởng ban giải quyết một số công việc khi được phân công hoặc Trưởng ban vắng mặt.