Miễn giảm môn học được Bộ giáo dục và đào tạo đưa vào chương trình học tập. Khi muốn được xem xét miễn môn học thì học sinh cần soạn đơn gửi lên phòng đào tạo để xin miễn giảm. Mẫu đơn xin miễn giảm các môn học gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin miễn giảm các môn học là gì?
Miễn giảm nghĩa là bạn được miễn không phải học một học trình/ môn học. Nếu bạn được miễn giảm hơn là ghi nhận tín chỉ, bạn có thể phải học một học trình hoặc môn khác để kiếm tín chỉ và tính vào tổng thể văn bằng.
Chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành thì chính sách miễn, giảm một số nội dung môn học, môn học đối với người khuyết tật
Mẫu đơn xin miễn giảm các môn học là mẫu đơn mà cá nhân gửi đến cơ quan có thẩm quyền ghi rõ thông tin cá nhân người muốn xin miễn giảm kèm theo nội dung xin miễn giảm môn học để cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn giảm đối với những trường hợp như khuyết tật, đã học môn học đó ở văn bằng một,.vv..
Mẫu đơn xin miễn giảm các môn học là mẫu đơn được lập ra để các cá nhân gửi đến cơ quan có thẩm quyền xin được miễn giảm các môn học trong những trường hợp mà cá nhân đó không thể tham gia học như người khuyết tật không đáp ứng được yêu cầu môn học hoặc sinh viên học văn bằng hai đã học môn học đó ở trường học trước
2. Đơn xin miễn giảm các môn học:
Tên mẫu đơn: Đơn xin miễn giảm các môn học
Mẫu đơn xin miễn giảm các môn học
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
—–o0o—–
……., ngày… tháng… năm…
ĐƠN XIN MIỄN GIẢM CÁC MÔN HỌC
Kính gửi: – TRƯỞNG PHÒNG ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC A
– TRƯỞNG KHOA………. TRƯỜNG ĐẠI HỌC A
Em là: Nguyễn Văn B Sinh năm: 19xx
Giấy chứng minh nhân dân số: 000000000 cấp ngày …/…/… tại Công an Thành phố Hà Nội.
Hộ khẩu thường trú: Thôn C, xã D, huyện E, tỉnh F
Chỗ ở hiện tại: Số nhà 00, phố…., phường……, quận….., thành phố Hà Nội
Số điện thoại liên hệ: 0123456789
Hiện đang là sinh viên lớp…., Khoa…….., Trường Đại học A
Em xin trình bày một sự việc sau:
Trong lần đăng kí tín chỉ cho học kì I năm học ….-…….. vừa qua, em có đăng kí 25 tín chỉ tương ứng với 09 học phần. Tuy nhiên, khi xem xét lại các học phần đã đăng kí, em nhận thấy trong thời khóa biểu trên trang cá nhân của mình có trung lịch học 03 môn học nên em không đáp ứng việc theo học tất cả 09 học phần đã đăng kí được.
Vì vậy, em kính đề nghị phòng Đào tạo và Khoa ……. có thể xem xét, kiểm tra lại thời khóa biểu trên trang cá nhân của em để làm căn cứ giảm 02 học phần cho em.
Kính mong phòng Đào tạo và Khoa …….. xem xét và xử lý yêu cầu của em một cách nhanh chóng để quyền và lợi ích học tập của em được đảm bảo và không bị gián đoạn
Em xin trân trọng cảm ơn!
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn đơn xin miễn giảm các môn học:
– Tên mẫu đơn: Đơn xin miễn giảm các môn học
– Thông tin cá nhân người xin miễn giảm:
Họ tên, năm sinh, địa chỉ đăng ký thường trú, chỗ ở hiện tại, CMND/CCCD gồm nơi cấp và ngày cấp, số điện thoại
– Nội dung sự việc: trình bày nội dung muốn xin miễn giảm các môn học
+ Nêu lý do viết đơn xin miễn giảm các môn học: trùng môn học, môn học đã học rồi, không đủ diều kiện để đáp ứng yêu cầu môn học,….
– Người làm đơn ký tên
4. Trường hợp được miễn giảm môn học:
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành thì chính sách miễn, giảm một số nội dung môn học, môn học đối với người khuyết tật được quy định như sau:
1. Người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập học theo chương trình giáo dục chung. Trường hợp người khuyết tật không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chung, người đứng đầu cơ sở giáo dục quyết định điều chỉnh, miễn, giảm, thay thế một số nội dung môn học hoặc một số môn học, hoạt động giáo dục cho phù hợp và được thể hiện trong Kế hoạch giáo dục cá nhân.
2. Người khuyết tật học tập theo phương thức giáo dục chuyên biệt ở cơ sở giáo dục chuyên biệt hoặc lớp chuyên biệt trong các cơ sở giáo dục học theo chương trình giáo dục chuyên biệt đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đối với từng dạng khuyết tật. Trường hợp người khuyết tật không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chuyên biệt, người đứng đầu cơ sở giáo dục quyết định điều chỉnh, miễn, giảm, thay thế một số nội dung môn học, môn học hoặc hoạt động giáo dục cho phù hợp và được thể hiện trong Kế hoạch giáo dục cá nhân.
Các đối tượng được miễn, tạm hoãn học môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh được pháp luật quy định tại Điều 4
1. Đối tượng được miễn học môn học GDQP&AN:
a) Học sinh, sinh viên có giấy chứng nhận sĩ quan dự bị hoặc bằng tốt nghiệp do các trường quân đội, công an cấp;
b) Học sinh, sinh viên đã có chứng chỉ GDQP&AN tương ứng với trình độ đào tạo;
c) Học sinh, sinh viên là người nước ngoài.
2. Đối tượng được miễn học, miễn thi học phần, nội dung trong chương trình GDQP&AN, gồm: học sinh, sinh viên có giấy xác nhận kết quả học tập các học phần, nội dung đó đạt từ 5 điểm trở lên theo thang điểm 10.
3. Đối tượng được miễn học, các nội dung thực hành kỹ năng quân sự:
a) Học sinh, sinh viên là người khuyết tật, có giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;
b) Học sinh, sinh viên không đủ sức khỏe về thể lực hoặc mắc những bệnh lý thuộc diện miễn làm nghĩa vụ quân sự theo quy định hiện hành;
c) Học sinh, sinh viên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân.
4. Đối tượng được tạm hoãn học môn học GDQP&AN:
a) Học sinh, sinh viên vì lý do sức khỏe phải dừng học trong thời gian dài để điều trị, phải có giấy xác nhận của bệnh viện nơi học sinh, sinh viên điều trị;
b) Học sinh, sinh viên là nữ đang mang thai hoặc trong thời gian nghỉ
5. Giám đốc, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục xem xét tạm hoãn học môn học GDQP&AN cho các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều này. Hết thời gian tạm hoãn, các cơ sở giáo dục bố trí cho học sinh, sinh viên vào học các lớp phù hợp để hoàn thành chương trình.
Trường hợp học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Sài Gòn sẽ được giảm tải những môn nào?
Văn bằng 2 là hệ đào tạo dành cho những người đã tốt nghiệp một trường Đại học hay Cao đẳng trước đó, việc này cũng đồng nghĩa thí sinh đã phải trải qua các môn học đại cương ở trường trước. Vì vậy học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược buổi tối hay cuối tuần, sinh viên sẽ được giảm tải những môn trên và chỉ học các môn liên quan đến chuyên ngành. Dù lượng kiến thức giảm tải nhưng sẽ không ảnh hưởng đến chuyên môn. Bạn hoàn toàn có thể tự tin sau khi ra trường có thể vận dụng kiến thức để làm việc tại các cơ sở Y tế công lập và ngoài công lập, các công ty sản xuất, kinh doanh thuốc, dược phẩm, mỹ phẩm thuộc tư nhân, nhà nước hoặc nước ngoài…
Do khối lượng kiến thức được giảm tải nên thời gian đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Dược HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur là 18 tháng đối với thí sinh tốt nghiệp Cao đẳng trở lên nhóm ngành sức khỏe, 20 tháng đối với thí sinh tốt nghiệp Cao đẳng trở lên nhóm ngành ngoài sức khỏe.
Với 2 khung thời gian đào tạo như vậy sẽ rút ngắn thời gian học rất nhiều, tạo điều kiện cho sinh viên nhanh chóng kiếm việc làm khi ra trường. Chương trình đào tạo tại trường được xây dựng đạt chuẩn Bộ Y tế vì vậy các kiến thức sinh viên được học sẽ là chuẩn nhất phù hợp nhất với thực tiễn công việc.
Sau khi hoàn thành chương trình học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược sinh viên sẽ được cấp bằng Cao đẳng Dược có giá trị tương đương với hệ chính quy và Liên thông cao đẳng Dược. Tấm bằng này sinh viên có thể sử dụng để xin việc tại bất cứ đơn vị, công ty, nhà thuốc, bệnh viện nào trên toàn quốc.
Như vậy, miễn giảm môn học chỉ được áp dụng với một số trường hợp cụ thể được quy định rõ ràng theo Bộ giáo dục và đào tạo.