Trường hợp nguyên đơn, bị đơn hoàn cành khó khăn thì có thể làm đơn xin miễn giảm án phí dân sự. Vậy mẫu đơn xin giảm án phí, thủ tục và trình tự thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin miễn giảm án phí dân sự là gì?
Mẫu đơn xin miễn giảm án phí dân sự là mẫu đơn với các nội dung, lí do xin dược miễn, giảm án phí vì điều kiện khó khăn… mong được cơ quan có thẩm quyền xem xét
Mẫu đơn xin miễn giảm án phí dân sự là việc người chịu án phí trong vụ án dân sự xin được miễn giảm án phí dân sự do thuộc trong các trường hợp được miễn, giảm án phí dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành làm mẫu đơn xin giảm án phí dân sự, gửi lên cơ quan có thảm quyền xem xét và giải quyết đơn xin miễn giảm án phí dân sự cho người phải chịu án phí.
2. Mẫu đơn xin miễn giảm án phí dân sự:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–****—–
ĐƠN XIN MIỄN GIẢM ÁN PHÍ
Kính gửi: – TOÀ ÁN NHÂN DÂN quận/huyện …..
– UBND XÃ (PHƯỜNG)…..
Họ và tên tôi là: ……. Sinh ngày: ……..tháng……năm……
CMND/CCCD số hiệu:……….. Ngày được cấp:….. Nơi được cấp:……
Nơi tiến hành đăng ký HKTT: ……
Nơi ở hiện nay tại: …….
Hiện tôi là nguyên đơn( hoặc Bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) trong vụ án dân sự về vấn đề……………….giữa ……với…………. hiện đang có hộ khẩu thường trú tại địa điểm…..
và đã được Toà án nhân dân quận/huyện….tiếp nhận đơn khởi kiện.
Nay vì hoàn cảnh gia đình đang đặc biệt khó khăn, bản thân tôi ……và không có khả năng chi trả tiền án phí, lệ phí khác.
Vậy nay tôi soạn đơn thư này kính mong Quý toà xem xét về hoàn cảnh kinh tế và …của tôi để tiến hành miễn, giảm bớt tiền án phí, lệ phí khác cho tôi.
Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn tới Quý tòa!
……., ngày ……..tháng……năm………….
Xác nhận của UBND cấp xã (phường)……..
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn và lưu ý làm đơn xin giảm án phí:
– Khi tiến hành làm đơn thì cần chú ý đến hình thức, nội dung đơn sao cho phù hợp đúng với các gợi ý cơ bản như trên, tránh làm sai dẫn đến việc Tòa không xem xét cho bạn đọc vấn đề miễn giảm án phí;
– Cần phải có sự xác nhận của chính quyền địa phương để đảm bảo cho bạn đọc đáp ứng được các điều kiện miễn giảm án phí;
– Cần lưu ý rằng không phải bất kỳ trường hợp nào cũng được miễn giảm án phí, mà theo quy định của pháp luật đã quy định cụ thể
– Sau khi tiếp nhận đơn thì trước khi thụ lý vụ án, tại giai đoạn nộp đơn khởi kiện thì đương sự phải nộp trước tiền tạm ứng án phí. Để đáp ứng yêu cầu cho miễn, giảm án phí cho những người thuộc trường hợp được miễn giảm án phí thì Chánh án
– Thẩm phán được Chánh án
4. Thủ tục xin miễn giảm án phí dân sự:
Tại Pháp lệnh số: 10/2009/UBTVQH12 Án phí, lệ phí
Trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án gồm:
Những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án là:
– Người lao động nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã;
– Ban chấp hành công đoàn cơ sở yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công;
– Đại diện tập thể người lao động yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công;
– Cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật;
– Viện kiểm sát kháng nghị các quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm.
Trường hợp được miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí tòa án : Cá nhân, hộ gia đình thuộc diện nghèo theo quy định của Chính phủ được miễn nộp toàn bộ tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh này.
Nộp đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án
– Người đề nghị được miễn tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí ,án phí, lệ phí Tòa án thuộc trường hợp quy định tại các điều 11, 13 và 14 của Pháp lệnh này phải có đơn đề nghị nộp cho Tòa án có thẩm quyền kèm theo các tài liệu, chứng từ chứng minh thuộc trường hợp được miễn.
– Đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án phải có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm làm đơn;
+ Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn;
+ Lý do và căn cứ đề nghị miễn tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án;
+ Xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 của Pháp lệnh này.
Miễn nộp một phần tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí tòa án như sau:
+ Người có khó khăn về kinh tế được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận, thì được Tòa án cho miễn nộp một phần tiền tạm ứng án phí, án phí.
+ Người có khó khăn về kinh tế được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận, thì được Tòa án cho miễn nộp một phần tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh này.
+ Mức tiền được miễn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được vượt quá 50% mức tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án mà người đó phải nộp.
Nộp đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án
+ Người đề nghị được miễn tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí ,án phí, lệ phí Tòa án thuộc trường hợp quy định tại các điều 11, 13 và 14 của Pháp lệnh này phải có đơn đề nghị nộp cho Tòa án có thẩm quyền kèm theo các tài liệu, chứng từ chứng minh thuộc trường hợp được miễn.
+ Đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án phải có các nội dung chính sau đây:
Ngày, tháng, năm làm đơn; Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn; Lý do và căn cứ đề nghị miễn tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí Tòa án; Xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc đối với trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 của Pháp lệnh này.
Thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng án phí, án phí quy định như sau:
+ Trước khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng án phí.
+ Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng án phí của bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án.
+ Thẩm phán được Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
+ Trước khi mở phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền xét miễn án phí cho đương sự có yêu cầu.
+ Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm có thẩm quyền xét miễn án phí cho đương sự có yêu cầu khi ra bản án,
Thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án như sau:
+ Trước khi thụ lý việc dân sự, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng lệ phí Tòa án.
+ Thẩm phán được Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng lệ phí phúc thẩm.
+ Trước khi mở phiên họp sơ thẩm hoặc phúc thẩm, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công giải quyết việc dân sự có thẩm quyền xét miễn lệ phí Tòa án cho đương sự có yêu cầu.
+ Tại phiên họp, Thẩm phán hoặc Hội đồng giải quyết việc dân sự có thẩm quyền xét miễn lệ phí giải quyết việc dân sự cho đương sự có yêu cầu khi ra quyết định giải quyết nội dung việc dân sự.
Trên đây là những thông tin cơ bản về mẫu đơn, Hướng dẫn làm đơn và các thủ tục xin được miễn giảm án phí ở các tường hợp khác nhau theo quy định của pháp luật hiện hành