Những trường hợp không thể mặc đồng phục sẽ làm đơn xin miễn đồng phục. Vậy mẫu đơn xin miễn đồng phục có nội dung và hình thức ra sao, những lưu ý về soạn thảo văn bản như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin miễn đồng phục là gì, mục đích của mẫu đơn?
Đồng phục trường học là các loại quần, áo giống nhau và được mặc bởi các thành viên của trường học khi tham gia các hoạt động trong trong trường học đó theo quy định, nội quy của trường học.
Mẫu đơn xin được miễn đồng phục là văn bản thường được cá nhân lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xin được miễn mặc đồng phục, nội dung mẫu đơn xin được miễn đồng phục gồm những nội dung sau: thông tin người làm đơn, lý do xin miễn mặc đồng phục, thời gian xin miễn…
Mục đích của mẫu đơn xin được miễn đồng phục: cá nhân không thể mặc đồng phục hoặc có những lý do khác không thể mặc đồng phục có thể viết đơn xin miễn đồng phục nhằm mục đích xin được miễn đồng phục.
2. Mẫu đơn xin miễn đồng phục:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…, ngày … tháng … năm…
ĐƠN XIN MIỄN ĐỒNG PHỤC
(V/v: Xin miễn đồng phục vì lý do………..)
Kính gửi: – Trường (1)……
– Ông:……… – Hiệu trưởng trường………
(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền khác như Phòng Giáo dục và đào tạo, công ty,…)
– Căn cứ …;
– Căn cứ tình hình thực tế của bản thân.
Tên tôi là: (2)………
Sinh ngày ………….tháng ………năm……………
Giấy CMND/thẻ CCCD số …………… Ngày cấp…/…/…. Nơi cấp (tỉnh, TP)………
Địa chỉ thường trú:……
Chỗ ở hiện nay ………
Điện thoại liên hệ: …
Tôi xin trình bày với Quý trường/Quý cơ quan sự việc như sau:
…………
(Bạn trình bày những sự việc, yếu tố chứng minh việc bạn làm đơn này là hợp lý, tư cách làm đơn, là đối tượng thuộc diện yêu cầu đồng phục.)
Tuy nhiên, với lý do: (3)
…………
(Bạn nêu ra hoàn cảnh và lý do của bản thân khi đề nghị miễn đồng phục)
Tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý trường/Quý cơ quan xem xét và đồng ý cho tôi được miễn đồng phục trong thời gian từ ngày…. tháng….. năm…. đến ngày…. tháng…. năm……….
Tôi xin hứa, hết thời hạn trên, tôi sẽ…………………….. (đưa ra những cam kết của bạn)
Kính đề nghị Quý trường/Quý cơ quan xem xét và đáp ứng các đề nghị mà tôi đã đưa ra trên đây.
Tôi xin cam đoan với Quý trường/Quý cơ quan những gì mà tôi đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật, và xin chịu mọi trách nhiệm phát sinh nếu những thông tin này là sai sự thật.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Để chứng minh những thông tin tôi đưa trên là đúng, tôi xin gửi kèm theo đơn những tài liệu, văn bản sau (nếu có):……………..
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo xin miễn đồng phục:
(1) Tên trường học mà người viết đơn theo học;
(2) Thông tin của người viết đơn: họ và tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, địa chỉ thường trú, nơi ở hiện tại, số điện thoại liên hệ;
(3) Lý do xin miễn đồng phục.
4. Những quy định liên quan đến xin miễn đồng phục:
4.1. Đồng phục, lễ phục:
Theo Điều 2 thông tư 26/2009/TT-BGDĐT quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên
– Đồng phục là trang phục được sử dụng cho toàn bộ học sinh, sinh viên của một trường mặc khi đến trường nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, danh dự, lòng tự hào với truyền thống của nhà trường, thể hiện sự bình đẳng giữa các học sinh, sinh viên góp phần xây dựng môi trường học tập, nếp sống văn hoá.
Đồng phục bao gồm: Quần đồng màu, áo đồng màu (áo sơ mi, áo khoác hoặc áo dài), phù hiệu, giày hoặc dép.
– Lễ phục là trang phục được sử dụng cho học sinh, sinh viên của một trường (hoặc một ngành) mặc trong buổi lễ nhận bằng tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp, tạo sự trang trọng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, danh dự, lòng tự hào của người học, tôn vinh nghề nghiệp, thể hiện nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Lễ phục bao gồm: áo, mũ và biểu trưng (logo) của trường (nếu có).
Việc cho sinh viên mặc đồng phục, lễ phục nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm, danh dự, lòng tự hào với truyền thống của nhà trường, thể hiện sự bình đẳng giữa các học sinh, sinh viên góp phần xây dựng môi trường học tập, nếp sống văn hoá. Hầu hết các trường đều có đồng phục, thể hiện nét văn hóa riêng của trường.
4.2. Nguyên tắc mặc đồng phục, lễ phục:
Theo Điều 3 thông tư 26/2009/TT-BGDĐT quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên
– Nguyên tắc mặc đồng phục
Bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với giới tính, lứa tuổi của học sinh, sinh viên và bản sắc văn hóa của dân tộc, đặc điểm của từng địa phương, đồng thời đảm bảo tính ổn định, thể hiện truyền thống của nhà trường.
Phù hợp với điều kiện thời tiết, thuận tiện cho việc học tập, sinh hoạt ở trường và tham gia các hoạt động khác.
Bảo đảm tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng địa phương, từng trường.
– Nguyên tắc mặc lễ phục
Bảo đảm tính thống nhất trong từng trường hoặc từng ngành đào tạo.
Đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục trong các buổi lễ trao bằng tốt nghiệp.
Đảm bảo phân biệt người tốt nghiệp các trình độ được đào tạo: trung cấp, đại học.
Đảm bảo tính khoa học, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
– Trường hợp được các tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài nước tài trợ kinh phí thì đồng phục, lễ phục phải đảm bảo quy định tại văn bản này, không được lạm dụng việc tài trợ để quảng cáo.
– Khuyến khích học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số sử dụng trang phục dân tộc mình trong ngày lễ, ngày tết, ngày hội và trong những ngày nhà trường không quy định mặc đồng phục.
4.3. Tiêu chuẩn đồng phục, lễ phục:
Theo Điều 4 thông tư 26/2009/TT-BGDĐT quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên
Tiêu chuẩn đồng phục:
– Đồng phục mùa hè bao gồm:
+ Áo sơ mi và quần âu hoặc bộ áo dài truyền thống.
+ Giày hoặc dép có quai hậu.
Phù hiệu của trường được gắn ở ngực áo bên trái hoặc mặt ngoài giữa cánh tay áo bên trái (đối với học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông); gắn ở ngực áo bên trái (đối với học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học).
Đối với nữ sinh, nếu sử dụng váy thì chiều dài váy phải trùm quá đầu gối.
Nếu chọn bộ áo dài làm đồng phục thì chỉ thực hiện đối với nữ sinh trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học.
– Đồng phục mùa đông bao gồm:
Áo khoác.
Quần âu hoặc váy như đồng phục mùa hè (đối với nữ).
Phù hiệu của trường được gắn ở ngực áo bên trái hoặc mặt ngoài giữa cánh tay áo bên trái (đối với học sinh các cơ sở giáo dục phổ thông); gắn ở ngực áo bên trái (đối với học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên cơ sở giáo dục đại học)
– Ngoài những ngày quy định mặc đồng phục, các ngày còn lại khi đến trường học sinh, sinh viên phải mặc gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo tính nghiêm túc.
Tiêu chuẩn lễ phục
– Áo: áo khoác ngoài nhẹ, rộng, dài quá đầu gối, chất liệu vải thoáng, mát, trang trí lịch sự, trang trọng thích hợp cho dùng cả mùa hè và mùa đông, thể hiện tính hiện đại và nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam.
– Mũ: màu của mũ phù hợp với màu của áo, đảm bảo tính thẩm mỹ, trang trọng.
– Biểu trưng (logo) của trường được gắn ở ngực áo bên trái.
– Khi nhà trường chưa quy định được lễ phục riêng, có thể sử dụng: bộ comple màu sẫm, áo sơ mi, cravat đối với nam; bộ comple hoặc bộ áo dài truyền thống đối với nữ.
Việc mặc đồng phục, lễ phục để nhằm đảm bảo sự trang nghiêm, đúng ý nghĩa thì việc đặt ra tiêu chuẩn đồng phục là cần thiết. Học sinh, sinh viên cần tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn để đảm bảo việc mặc đồng phục, lễ phục được thống nhất.
4.4. Trách nhiệm của những bên liên quan:
Trách nhiệm của Giám đốc sở giáo dục và đào tạo: Theo Điều 6 thông tư 26/2009/TT-BGDĐT quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên
– Giám đốc sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác thuộc phạm vi phụ trách tổ chức triển khai thực hiện quy định tại Thông tư này.
– Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện mặc đồng phục đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và các cơ sở giáo dục khác thuộc phạm vi phụ trách.
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông: Theo Điều 7 thông tư 26/2009/TT-BGDĐT quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên
– Tùy theo khí hậu, thời tiết các vùng, miền, căn cứ vào điều kiện của nhà trường, được cha mẹ học sinh đồng thuận về chủ trương, Hiệu trưởng quyết định việc mặc đồng phục và quy định kiểu dáng, màu sắc, số ngày mặc đồng phục trong tuần.
– Trường hợp cần có sự thay đổi kiểu dáng, màu sắc đồng phục phải được sự đồng ý của Hội đồng trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh.
– Phụ huynh học sinh hoặc Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định của Thông tư này và các quy định khác của nhà trường.
Trách nhiệm của các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp: Theo Điều 8 thông tư 26/2009/TT-BGDĐT quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên
– Tùy theo khí hậu, thời tiết các vùng, miền, căn cứ vào điều kiện của nhà trường, được sự đồng thuận về chủ trương của Hội đồng trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên nhà trường (nếu có), Giám đốc đại học, học viện, Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp quyết định việc mặc đồng phục, lễ phục, quy định về kiểu dáng, màu sắc và chỉ đạo tổ chức mặc lễ phục của học sinh, sinh viên tốt nghiệp.
– Học sinh, sinh viên hoặc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên nhà trường (nếu có) tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định của Thông tư này và các quy định khác của nhà trường.
Như vậy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện mặc đồng phục. Trường hợp đồng phục cần thay đổi theo thời tiết, thay đổi kiểu dáng, màu sắc đồng phục, thì nhà trường cùng với sự đồng ý của phụ huynh cũng như Hội đồng trường… sẽ tiến hành xem xét việc thay đổi đồng phục.