Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông là một kỳ thi quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam và dành cho học sinh lớp 12. Mục đích của kỳ thi này là công nhận việc hoàn tất chương trình học phổ thông của học sinh và là điều kiện cần để tham dự tiếp kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin miễn coi thi tốt nghiệp là gì?
Mẫu đơn xin miễn coi thi tốt nghiệp là mẫu đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn, lý do xin miễn…
Mẫu đơn xin miễn coi thi tốt nghiệp là mẫu đơn được lập ra để xin được miễn coi thi tốt nghiệp.
2. Đơn xin miễn coi thi tốt nghiệp:
Tên mẫu đơn: Đơn xin miễn coi thi tốt nghiệp
Mẫu đơn xin miễn coi thi tốt nghiệp
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
—***—
ĐƠN XIN NGHỈ COI THI
Kính gửi:
– Sở Giáo dục và Đào tạo……
– Trường…….
Tôi là:… Sinh ngày :…
CMND số: ……Ngày cấp:………….. Nơi cấp:…
Địa chỉ hiện tại:……
Hiện tại, tôi đang là giáo viên dạy môn …tại tổ …, trường THPT …
Lý do xin nghỉ coi thi: Bản thân đang mang thai tháng thứ……, người không được khỏe
Vậy tôi viết đơn này kính mong Tổ ……., BGH Trường…….. và Sở GD-ĐT…….tạo điều kiện giúp đỡ cho bản thân được nghỉ không tham gia coi thi và chấm thi tốt nghiệp năm học…….
Tôi xin chân thành cảm ơn!
……….., ngày………..tháng……….năm
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn mẫu đơn miễn coi thi tốt nghiệp:
– Tên mẫu đơn: Đơn xin miễn coi thi tốt nghiệp
– Thông tin cá nhân người xin miễn coi thi
– Họ tên, năm sinh, CMND/CCCD, địa chỉ
– Nêu lý do xin coi thi
– Người làm đơn ký tên
4. Một số vấn đề liên quan đến coi thi tốt nghiệp:
Cán bộ, giảng viên ĐH không coi, chấm thi kỳ thi tốt nghiệp THPT
Bộ GD-ĐT công bố Thông tư ban hành Quy chế Thi tốt nghiệp không huy động cán bộ, giảng viên trường đại học tham gia coi thi, chấm thi.
Ban Chỉ đạo quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT có lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ Công an và Thanh tra Chính phủ. Kỳ thi năm nay được giao cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì. Trong đó, lãnh đạo UBND tỉnh/thành là trưởng ban chỉ đạo thi. Trách nhiệm coi thi, chấm thi bao gồm cả chấm tự luận và trắc nghiệm hoàn toàn thuộc lãnh đạo, cán bộ tại địa phương. Mỗi tỉnh tổ chức một hội đồng thi, do Sở GD-ĐT chủ trì, để tổ chức thi cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh. Mỗi hội đồng thi có các điểm để tổ chức khâu coi thi trong kỳ thi. Giám đốc sở GD-ĐT có thẩm quyền quyết định thành lập hội đồng thi bao gồm lãnh đạo sở GD-ĐT, các phòng ban trực thuộc sở GD-ĐT, hiệu trưởng, giáo viên các trường phổ thông tại địa phương.
Quy trình chấm thi tự luận và trách nhiệm vẫn được quy định chặt chẽ bao gồm các khâu giám sát và camera giám sát 24/24h những khu vực bảo quản đề thi, bài thi, khu vực chấm thi. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn là cán bộ, giảng viên trường đại học sẽ không tham gia tổ chức coi thi, chấm thi như năm …
Thành phần tham gia coi thi, chấm thi hoàn toàn được huy động tại chỗ. Để giữ khách quan, dự thảo quy định giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học đúng với bài thi tự luận được chấm, các thành viên ban thư ký, làm phách của hội đồng sẽ không được tham gia chấm thi tự luận. Ở khâu chấm thi, dự thảo vẫn quy định việc chấm kiểm tra 5% số bài thi rút ngẫu nhiên. Bên cạnh đó, trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ quyết định thành lập hội đồng chấm thẩm định toàn bộ hoặc một số bài thi, kiểm tra kết quả chấm phúc khảo của một số hội đồng thi. Trong thành phần chấm thẩm định này, ngoài lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ GD-ĐT, giáo viên, giảng viên có chuyên môn tốt cũng sẽ được huy động.
Tuy nhiên, cán bộ, giảng viên trường đại học không trực tiếp phụ trách chấm thi, mà chuyển sang vai trò thanh tra. Không chỉ riêng khâu chấm thi trắc nghiệm mà các nội dung, kế hoạch hoạt động thanh tra sẽ được xây dựng cụ thể, chi tiết ở tất cả các khâu của kỳ thi.
Cơ sở giáo dục coi thi
Căn cứ vào Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT về điều chỉnh phân công cơ sở giáo đại học dục coi thi kỳ thi tốt nghiệp quy định:
1. Điều chỉnh phân công một số đại học, học viện, trường đại học (gọi tắt là trường) làm nhiệm vụ kiểm tra công tác coi thi Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm …. tại một số sở giáo dục và đào tạo tại Quyết định số 2035/QĐ-BGDĐT ngày 21 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (có Danh sách đơn vị và số lượng cán bộ, giảng viên kèm theo).
2. Các trường có tên trong danh sách nêu tại Điều 1, có trách nhiệm:
a) Lập danh sách cán bộ, giảng viên có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo như sau:
– Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
– Không có người thân (vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh ruột, chị ruột, em ruột; cha, mẹ, anh ruột, chị ruột, em ruột của vợ hoặc chồng; người giám hộ; người được giám hộ) tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm ….;
– Không trong thời gian bị kỷ luật hoặc đang trong quá trình xem xét trách nhiệm liên quan đến tiêu cực về thi;
– Đã tham dự tập huấn và nắm vững Quy chế thi, nghiệp vụ kiểm tra thi (được đánh giá đạt yêu cầu). Hiệu trưởng nhà trường tổ chức tập huấn và kiểm tra phù hợp với điều kiện giãn cách xã hội.
– Người được cử làm trưởng đoàn, phó trưởng đoàn là Lãnh đạo trường.
Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn, điều kiện của cán bộ, giảng viên trước khi lựa chọn, lập danh sách gửi về Bộ GDĐT.
Danh sách cán bộ, giảng viên (theo mẫu) gửi về Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 05/8/…., file doc gửi về địa chỉ [email protected] hoặc [email protected].
b) Thanh toán chế độ công tác phí, chế độ bồi dưỡng cho cán bộ, giảng viên của trường tham gia đoàn kiểm tra công tác coi thi theo quy định hiện hành và quy chế chi tiêu nội bộ của trường.
3. Sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm phối hợp với các trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo đến làm nhiệm vụ kiểm tra công tác coi thi tại Hội đồng thi của sở giáo dục và đào tạo, đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.
4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
5. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc đại học, học viện; Hiệu trưởng trường đại học trong danh sách nêu tại Điều 1, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Hội đồng coi thi
Trưởng ban coi thi chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thi về công tác coi thi; có nhiệm vụ điều hành toàn bộ công tác coi thi tại Hội đồng thi, quyết định giờ phát túi đề thi còn nguyên niêm phong cho cán bộ coi thi, quyết định xử lý các tình huống xảy ra trong các buổi thi.
Phó Trưởng ban coi thi, ủy viên và thư ký có nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo phân công, ủy nhiệm của Trưởng ban coi thi.
Giám đốc sở GD-ĐT căn cứ số lượng thí sinh đăng ký dự thi tại Hội đồng thi và điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ để quyết định thành lập các Điểm thi đặt tại trường phổ thông và các cơ sở giáo dục khác đáp ứng được các yêu cầu tổ chức thi.
Trưởng Điểm thi là lãnh đạo trường phổ thông; một Phó Trưởng Điểm thi là lãnh đạo hoặc Tổ trưởng chuyên môn trường phổ thông nơi đặt Điểm thi phụ trách cơ sở vật chất. Các Phó Trưởng Điểm thi là lãnh đạo hoặc Tổ trưởng chuyên môn đến từ trường phổ thông khác.
Thư ký Điểm thi là Thư ký hội đồng hoặc giáo viên trường phổ thông.
Cán bộ coi thi là giáo viên trường phổ thông hoặc trường THCS trên địa bàn tỉnh; cán bộ giám sát phòng thi là giáo viên trường phổ thông; trật tự viên, nhân viên y tế, nhân viên phục vụ là nhân viên của trường nơi đặt Điểm thi và công an, kiểm soát viên quân sự.
Trưởng Điểm thi và Phó Trưởng Điểm thi không cùng thuộc một trường phổ thông; mỗi phòng thi bảo đảm bố trí hai cán bộ coi thi ở hai trường phổ thông khác nhau; mỗi cán bộ giám sát phòng thi thực hiện giám sát không quá 3 phòng thi trong cùng một dãy phòng thi;
Trưởng Điểm thi, Phó trưởng Điểm thi (không phụ trách cơ sở vật chất), cán bộ coi thi, cán bộ giám sát phòng thi không được làm nhiệm vụ tại Điểm thi nếu có học sinh lớp 12 của trường mình dự thi trong năm tổ chức thi.
Trưởng Điểm thi quyết định tổ chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn về công tác coi thi tại Điểm thi, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ trước Trưởng ban Coi thi và Chủ tịch Hội đồng thi.
Phó Trưởng Điểm thi, CBCT, cán bộ giám sát phòng thi và các thành viên khác làm nhiệm vụ tại Điểm thi chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Trưởng Điểm thi.
Để thực hiện các công việc của Điểm thi, lãnh đạo Điểm thi được sử dụng con dấu của trường phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nơi đặt Điểm thi