Trong một số doanh nghiệp, để làm việc ở trong hai vị trí trở lên, tức kiêm nhiệm hai vị trí thì người lao động phải có đơn xin làm việc kiêm nhiệm gửi lên Ban Giám đốc, quản lý của công ty.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin làm việc kiêm nhiệm là gì?
Đơn xin làm việc kiêm nhiệm là văn bản của một cá nhân gửi tới Ban Quản lý của doanh nghiệp hoặc tới Thủ trưởng, cơ quan mà họ đang làm việc để xin làm việc ở vị trí của hai chức danh ở lên
Đơn xin làm việc kiêm nhiệm thể hiện ý chí, mong muốn của cá nhân nhằm đề bạt bản thân mình với thủ trưởng, ban quản lý,… của doanh nghiệp, công ty, tổ chức khoa học công nghệ, cơ quan để doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ đồng ý cho cá nhân làm việc ở hai vị trí làm việc.
2. Mẫu đơn xin làm việc kiêm nhiệm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN LÀM VIỆC KIÊM NHIỆM
Kính gửi: ….
Tên tôi là: …..
Ngày sinh: …..Giới tính: ….
Địa chỉ thường trú: …. Điện thoại: …..
Trình độ đào tạo: ….
Chuyên ngành đào tạo: …..
Hiện đang làm việc theo chế độ chính nhiệm tại …..
Sau khi nghiên cứu Điều lệ tổ chức và hoạt động của …., tôi thấy khả năng, trình độ và điều kiện của mình phù hợp với vị trí làm việc kiêm nhiệm.
Vậy tôi làm đơn này xin được làm việc kiêm nhiệm ….. Nếu được chấp nhận, tôi xin hứa sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
………, ngày…tháng….năm…
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin làm việc kiêm nhiệm:
Tại phần Kính gửi, thì cần ghi rõ nơi gửi là đâu, gửi cho Tổng Giám đốc, Giám đốc, hay Chủ tịch công ty, đối với tổ chức khoa học và công nghệ thì ghi tên tổ chức khoa học, công nghệ. Bên cạnh đó phải ghi đầy đủ cả tên của doanh nghiệp, ví dụ Kính gửi: Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên X.
Phần họ tên thì ghi rõ họ tên đầy đủ của người làm đơn như trong giấy khai sinh, chứng minh nhân dân/ căn cước công dân.
Phần ngày sinh cũng ghi rõ ngày, tháng, năm sinh như trong Giấy khai sinh, chứng minh nhân dân căn cước công dân.
Phần giới tính ghi rõ giới tính của người viết đơn, giới tính nam thì ghi là “Nam”, giới tính nữ thì ghi là “Nữ”.
Địa chỉ thường trú thì ghi rõ thôn/ bản/ làng/xóm; xã/phường/thị trấn/, huyện/thành phố trực thuộc tỉnh; tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương, ghi đầy đủ, chính xác như trong sổ hộ khẩu đăng kí thường trú.
Phần điện thoại thì ghi số điện thoại hiện đang sử dụng dùng để liên lạc.
Trình độ đào tạo ghi rõ trình độ đào tạo là Đại học, cao đẳng hay Trung cấp
Chuyên ngành đào tạo thì ghi tên chương trình đào tạo đã học, ghi tại bằng tốt nghiệp, trường hợp nhiều hơn một chuyên ngành đào tạo thì liệt kê đầy đủ các chuyên ngành đào tạo đó.
Phần hiện đang làm việc theo chế độ chính nhiệm tại thì ghi vị trí đang đảm nhiệm làm việc. Ví dụ vị trí Kế toán của công ty.
Phần sau khi nghiên cứu Điều lệ tổ chức và hoạt động, nếu là công ty thì ghi ghi công ty, nếu là tổ chức khoa học công nghệ thì ghi rõ tên tổ chức khoa học công nghệ.
Tiếp theo đến phần công việc mong muốn được kiêm nhiệm, thì ghi tên vị trí công việc mong muốn được làm thêm, kiêm nhiệm.
Cuối cùng là ghi nơi viết đơn, và ngày, tháng, năm viết đơn.
Một lưu ý đối với trường hợp xin làm việc kiêm nhiệm tại tổ chức khoa học và công nghệ, thì trường hợp người viết đơn đang làm việc chính nhiệm tại một cơ quan, tổ chức khác, phải kèm theo văn bản của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý đồng ý cho làm việc kiêm nhiệm.
4. Chủ thể nào được làm việc kiêm nhiệm:
Kiêm nhiệm hay chức vụ kiêm nhiệm là chế độ kiêm nhiệm là một cách phân công cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị, mỗi cá nhân sẽ đảm nhiệm từ hai vị trí công việc trong tổ chức, cơ quan, đơn vị.
Hiện nay, trong hệ thống các cơ quan nhà nước, thì cán bộ, công chức, viên chức được kiêm nhiệm.
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (Khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019)
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. (Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019).
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. (Điều 2,
Bên cạnh đó, người lao động, nhân viên của doanh nghiệp cũng có thể thỏa thuận về việc làm việc kiêm nhiệm trong doanh nghiệp.
Các cá nhân làm việc tại tổ chức khoa học công nghệ cũng được làm việc kiêm nhiệm.
5. Chế độ của cán bộ, công chức, viên chức làm việc kiêm nhiệm:
Về nguyên tắc, khi cá nhân làm việc ở vị trí công việc nào thì trả lương theo vị trí công việc đó. Tuy nhiên, đối với người làm việc ở vị trí kiêm nhiệm, thì khối lượng công việc của họ rất lớn, áp lực công việc cao, do đó pháp luật quy định về phụ cấp dành cho cán bộ, công chức, viên chức.
Tại Mục II Thông tư số 78/2005/TT- BNV của Bội Nội vụ quy định về chế độ phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức làm việc kiêm nhiệm như sau:
1.Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác quy định tại mục I Thông tư này được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm khi có đủ 2 điều kiện sau:
– Đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị.
– Được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc
2. Người kiêm nhiệm một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác chỉ hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm trong suốt thời gian giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đó. Khi thôi kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác thì thôi hưởng phụ cấp kiêm nhiệm kể từ tháng sau liền kề với tháng thôi giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.”
Mức phụ cấp khi làm việc kiêm nhiệm được tính như sau:
-Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được tính bằng 10% mức lương chức vụ hoặc mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.
Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được xác định bằng công chức sau:
Mức tiền phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác | = | Hệ số lương chức vụ hoặc hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo và % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm | x | Mức lương tối thiểu chung | x | (10%) |
– Người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đứng đầu cơ quan, đơn vị khác thuộc biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan, đơn vị đó chi trả tiền phụ cấp kiêm nhiệm cho người đó kể từ tháng được giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đứng đầu cơ quan, đơn vị khác từ nguồn kinh phí của cơ quan, đơn vị theo chế độ tài chính hiện hành.
– Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.