Người học (học sinh) "Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với cơ sở giáo dục các giải pháp góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, bảo vệ quyền, lợi ích của người học". Như vậy thì học sinh có thể tự mình hoặc nhờ phụ huynh viết đơn xin thay đổi hoặc không thay đổi giáo viên chủ nhiệm.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin không thay đổi giáo viên chủ nhiệm là gì?
Đơn xin không thay đổi giáo viên chủ nhiệm là mẫu đơn do phụ huynh của học sinh hoặc học sinh có mong muốn giữ nguyên giáo viên chủ nhiệm trong năm học tiếp tiếp tục giữ vai trò chủ nhiệm của học trong trường hợp khi nhà trường, Ban giám hiệu có kế hoạch khác để bố trí giáo viên. Đơn xin không thay đổi giáo viên chủ nhiệm được lập dựa trên ý kiến của số đông phụ huynh và học sinh.
Đơn xin không thay đổi giáo viên chủ nhiệm là văn ghi chép lại những thông tin về người làm đơn, Hội phụ huynh học sinh, giáo viên chủ nhiệm. Đơn xin không thay đổi giáo viên chủ nhiệm chính là cơ sở để Nhà trường, Ban giám hiệu Nhà trường xét xét và quyết định không thay đổi giáo viên chủ nhiệm của lớp đó.
2. Mẫu đơn xin không thay đổi giáo viên chủ nhiệm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-o0o———-
Địa danh, ngày….tháng….năm…..
ĐƠN XIN KHÔNG THAY ĐỔI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
KÍNH GỬI: BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG ……
HUYỆN/QUẬN… – TỈNH/TP………
Tôi tên là: …… Sinh năm: ……
Giấy chứng minh nhân dân số …….. cấp ngày…/…/… tại ……
Hộ khẩu thường trú: …
Hiện đang là Hội trưởng hội phụ huynh lớp ……. Trường …
Tôi làm đơn này xin được trình bày với Ban giám hiệu nhà trường nội dung như sau:
Con tôi hiện đang là học sinh lớp …. Trường ……. dưới sự giảng dạy của giáo viên chủ nhiệm là cô … Nhận thấy trong năm học 2018 – 2019 vừa qua, cô ……. đã làm rất tốt vai trò của 01 giáo viên chủ nhiệm. Cô rất quan tâm, tận tình, tận tụy bảo ban từng bạn học sinh trong lớp ……. Cô quan tâm không chỉ đến việc rèn luyện kiến thức trên lớp mà còn khuyến khích vận động các con học sinh lớp ……….. trong các phong trào về thể thao, văn nghệ. Các con học sinh lớp ……… cũng rất yêu quý, kính trọng cô.
Nhận được sự tin tưởng và giao phó của toàn thể phụ huynh trong lớp, tôi làm đơn này kính đề mong Qúy Ban giám hiệu nhà trường có thể sắp xếp để cô …. tiếp tục đảm nhiệm vị trí giáo viên chủ nhiệm lớp …….. trong năm học 2019 – 2020 sắp tới.
Tôi và toàn thể phụ huynh, học sinh lớp ……. kính mong Ban giám hiệu có thể xem xét và giải quyết nhanh chóng nguyện vọng của chúng tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Các phụ huynh nhất trí việc giữ nguyên giáo viên
(Kí và ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Kí và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin không thay đổi giáo viên chủ nhiệm:
Phần kính gửi của đơn xin không thay đổi giáo viên chủ nhiệm thì yêu cầu người làm đơn sẽ ghi cụ thể tên của của Ban giám hiệu Nhà trường nơi học sinh đang theo học.
Phần nội dung của đơn xin không thay đổi giáo viên chủ nhiệm thì người làm đơn cần cung cấp đầy đủ những thông tin cá nhân cần thiết, thông tin về Hội phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm hiện tại. Người làm đơn sẽ trình bày lý do tại sao không uốn thay đổi giáo viên chủ nhiệm. Người làm đơn sẽ cam kết những thông tin bên trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Cuối đơn xin không thay đổi giáo viên chủ nhiệm người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên đồng thời sẽ có sự xác nhận, nhất trí của các thành viên trong trong hội phụ huynh.
4. Quy định về Nhà giáo theo Luật Giáo Dục :
4.1. Căn cứ vào quy định của Luật Giáo dục 2019 thì tiêu chuẩn của nhà giáo bao gồm:
Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
+ Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;
4.2. Nhiệm vụ của nhà giáo:
-Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
-Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
-Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học. (Điều 69)
4.3. Quyền của nhà giáo:
+ Nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Nhà giáo dược hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
+ Nhà giáo được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
4.4. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo:
+ Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
+ Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
+ Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
+ Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở quy định tại những điều bên trên. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định trình độ chuẩn được đào tạo Nhà giáo. (Điều 72)
4.5. Chính sách đối với nhà giáo:
Chính phủ cũng có những quy định chi tiết về những chính sách đối với Nhà giáo (Điều 77)
+ Nhà giáo công tác tại trường chuyên, trường năng khiếu, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học, trường, lớp dành cho người khuyết tật, trường giáo dưỡng hoặc trường chuyên biệt khác, nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập được hưởng chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi.
5. Quyền của người học:
+ Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non;
+ Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, lớp đào tạo nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường dự bị đại học;
+ Sinh viên của trường cao đẳng, trường đại học;
+ Học viên của cơ sở đào tạo thạc sĩ;
+ Nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sĩ;
+ Học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên.
Quyền của người học sẽ được quy định cụ thể tại Điều 83, Luật Giáo dục 2019:
“1. Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
2. Được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.
3. Được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.
4. Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
5. Được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.
6. Được tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
7. Được sử dụng cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục.
8. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với cơ sở giáo dục các giải pháp góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, bảo vệ quyền, lợi ích của người học.
9. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.
10. Được cử người đại diện tham gia hội đồng trường theo quy định.”