Về mặt pháp lý, kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng khi thỏa mãn các điều kiện kết hôn và thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, việc kết hôn trong ngành công an nhân dân có những đặc thù nhất định được pháp luật quy định cụ thể.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin kết hôn trong ngành công an nhân dân là gì?
Đơn xin kết hôn trong ngành công an nhân dân là văn bản do người có chức vụ công tác trong ngành công an công an lập ra với mong muốn được kết hôn với người khác không có chức vụ trong ngành công an nhân dân để xác lập quan hệ vợ chồng, chung sống lâu dài với nhau.
Đơn xin kết hôn trong ngành công an nhân dân được lập ra nhằm bày tỏ nguyện vọng mong muốn được kết hôn, xác lập quan hệ vợ chồng của người có chức vụ công tác trong ngành công an nhân dân và cũng là cơ sở để cơ quan công an thực hiện việc xác minh điều kiện kết hôn bởi ngành công an có những đặc thù về việc xác minh lý lịch của những người trong ngành, những người thân trong gia đình và họ hàng của họ.
2. Mẫu đơn xin kết hôn trong ngành công an nhân dân:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
ĐƠN XIN KẾT HÔN
Kính gửi: ………..
Tôi tên: ……….
Sinh ngày: ……. tháng ….. năm ….. Dân tộc: ……… Tôn giáo: ……
Cấp bậc: …….
Chức vụ: ………
Đơn vị: ……
Tạm trú: ……
Tình trạng hôn nhân: ………
Qua quá trình tìm hiểu cô/anh ……
Sinh ngày: ……. tháng … năm ….. Dân tộc: ……….. Tôn giáo: ……
Nghề nghiệp: ……
Cơ quan đơn vị: ….
Quê quán: ………..
Thường trú: …….
Tình trạng hôn nhân: ……..
Họ tên cha: ………, sinh năm: ….. nghề nghiệp: ………
Họ tên mẹ: ……., sinh năm: …………., nghề nghiệp: …
Sau thời gian tìm hiểu, tôi và cô/anh …….. thấy đủ điều kiện cùng nhau xây dựng gia đình và được sự đồng ý thống nhất cho phép của gia đình hai bên. Nay tôi viết đơn này kính trình lên thủ trưởng các cấp xem xét và tạo điều kiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
……., ngày…tháng…năm…
TM. THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký và ghi rõ họ tên)
BÊN NAM
(Ký và ghi rõ họ tên)
BÊN NỮ
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin kết hôn trong ngành công an nhân dân:
– Điền đầy đủ các thông tin liên quan đến người xin kết hôn: họ và tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, tôn giáo, cấp bậc, chức vụ trong ngành, đơn vị đang công tác, địa chỉ tạm trú, tình trạng hôn nhân.
– Điền đầy đủ các thông tin liên quan đến người mà người làm đơn muốn kết hôn cùng: họ và tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, cơ quan đơn vị đang công tác, quê quán, địa chỉ thường trú, tình trạng hôn nhân.
4. Đăng ký kết hôn với người trong ngành công an nhân dân:
4.1. Điều kiện chung:
Trước tiên, để đáp ứng điều kiện kết hôn với người trong ngành công an thì cần phải đáp ứng điều kiện kết hôn cơ bản mà pháp luật về hôn nhân và gia đình đã quy định. Theo đó, Điều 8
– Về độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
– Về sự tự nguyện: việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định. Tự nguyện có nghĩa là họ nhận thức được quyết định của mình và mong muốn làm được điều đó mà không chịu sự tác động hay cưỡng ép từ bất kì người nào khác.
– Về năng lực hành vi dân sự: Không bị mất năng lực hành vi dân sự. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
– Không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật. Các trường hợp bị cấm đó là:
+ Kết hôn giả tạo: là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
+ Tảo hôn: là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định.
+ Cưỡng ép kết hôn: là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ.
+ Lừa dối kết hôn
Lưu ý: Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Bên cạnh phải đáp ứng những điều kiện của việc kết hôn thông thường thì khi kết hôn với người trong ngành công an nhân dân thì còn phải đáp ứng những điều kiện đặc thù của ngành công an liên quan đến thẩm tra lý lịch 3 đời. Theo đó, các trường hợp sau đây không đủ điều kiện kết hôn với người trong ngành công an:
– Gia đình hoặc bản thân làm tay sai cho chế độ phong kiến, tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975;
– Gia đình hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù;
– Gia đình hoặc bản thân theo đạo Thiên Chúa Giáo, Cơ Đốc, Tin Lành, Đạo Hồi;
– Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa (Trung Quốc);
– Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập quốc tịch Việt Nam).
Như vậy, nếu trong hồ sơ lý lịch của bạn không có các trường hợp đã nêu ở trên thì bạn sẽ đủ điều kiện kết hôn với người yêu của bạn hiện đang làm Công an. Việc xét lý lịch của người kết hôn với công an là xét lý lịch trong phạm vi ba đời theo quy định. Đời thứ nhất bao gồm ông, bà bao gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; Đời thứ hai bao gồm cha mẹ, cô, gì, chú, bác ruột; Đời thứ ba bao gồm bản thân và anh, chị, em ruột, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha. Kể cả trường hợp gia đình có Đảng viên vẫn thẩm tra lý lịch ba đời.
4.2. Thẩm quyền đăng ký kết hôn:
Thẩm quyền đăng ký kết hôn với công an thuộc về Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi một trong hai bên nam hoặc nữ cư trú theo quy định tại Điều 9
4.3. Thủ tục đăng ký kết hôn:
Chuẩn bị hồ sơ
Về cơ bản, hồ sơ để đăng ký kết hôn với người làm trong ngành công an cũng bao gồm những giấy tờ tài liệu sau đây:
– Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu);
– Sổ hộ khẩu của hai bên;
– Chứng minh nhân dân (bản chính);
–
– Xác nhận của thủ trưởng đơn vị của người làm công an về việc đủ điều kiện kết hôn;
Để có được giấy xác nhận đủ điều kiện kết hôn này, người làm trong ngành công an phải thực hiện các bước như sau:
– Chiến sỹ công an chủ động làm đơn tìm hiểu để kết hôn trong thời gian từ 03 đến 06 tháng tùy theo mức độ tình cảm của hai người;
– Chiến sỹ công an làm 02 đơn xin kết hôn: 01 đơn gửi thủ trưởng đơn vị; 01 đơn gửi phòng tổ chức cán bộ;
– Người dự định kết hôn với chiến sĩ công an làm đơn để kê khai lý lịch trong phạm vi ba đời của mình;
– Phòng Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tiến hành thẩm tra, xét lý lịch vợ công an, xác minh người mà chiến sỹ công an dự định kết hôn và tất cả những người thân trong gia đình tại nơi sinh sống và nơi làm việc. Thời gian tiến hành thẩm tra, xác minh lý lịch nói trên Khoảng từ 2 đến 4 tháng;
– Sau khi thẩm định lý lịch, phòng tổ chức cán bộ ra quyết định có cho phép kết hôn hay không. Nếu đồng ý cho chiến sỹ công an đó kết hôn với người chiến sỹ đó dự định cưới thì Phòng tổ chức cán bộ gửi quyết định về đơn vị nơi chiến sỹ ấy công tác.
Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn
Sau những bước đặc thù cần phải có của ngành công an trên, khi đã có giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của thủ trưởng đơn vị, bạn cùng người yêu bạn sẽ nộp hồ sơ xin đăng ký kết hôn đến ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền để đăng ký kết hôn.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Đây là giai đoạn sau khi nhận được hồ sơ xin đăng ký kết hôn, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra và xác minh hồ sơ. Nếu hồ sơ thiếu hoặc có thông tin sai lệch thì cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu người nộp đơn bổ sung hoặc nộp lại những thông tin còn sai sót. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo cho các bên về việc ký Giấy chứng nhận ký kết hôn.
Trả giấy chứng nhận kết hôn
Theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền, hai bên nam nữ cùng Công chức tư pháp hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch, xác nhận việc đăng ký kết hôn. Hai bên nam nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và nhận giấy này. Thời điểm hai bên chính thức có quan hệ hôn nhân là thời điểm được ghi trong giấy đăng ký kết hôn được cơ quan có thẩm quyền cấp.