Việc xin học bán trú cho được áp dụng đối với học sinh, sinh viên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật và học sinh bán trú đang học trong các trường tiểu học và trung học cơ sở công lập khác ở vùng này. Vậy đơn xin học bán trú là gì?
Mục lục bài viết
1. Bán trú là gì?
Bán trú là cách tổ chức ăn ngủ tại trường cả ngày diễn ra trong các trường mầm non và tiểu học và chỉ về nhà sinh hoạt buổi tối. Đây là phương pháp học tập phù hợp với các bạn học sinh nhỏ từ mầm non đến tiểu học. Các em chưa có khả năng tự đến trường đi học được với điều này khá nguy hiểm và nhiều phụ huynh học sinh không an tâm.
Học bán trú tức là học sinh có lịch học trong một ngày cả buổi sáng và buổi chiều. Khi làm đơn xin học bán trú, học sinh sẽ được cô giáo, thầy giáo ở trường chăm sóc và quản lý vào buổi trưa các ngày đi học. Thời gian quản lý học sinh học bán trú của trường chỉ từ sáng đến chiều, tối học sinh sẽ phải về nhà, trong sự quản lý của gia đình.
Học sinh bán trú là học sinh đang học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; trường tiểu học và trung học cơ sở công lập khác ở vùng này, được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt cho phép ở lại trường để học tập trong tuần do không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày.
Theo quy định tại Quyết định 85/2010/QĐ-TTg về Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú do Thủ tướng Chính phủ ban hành:
Điều 3. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ và mức hỗ trợ
1. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ
a) Học sinh bán trú đang học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và các trường tiểu học, trường trung học cơ sở công lập khác ở vùng này do nhà ở xa trường, địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn, không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày;
b) Trường phổ thông dân tộc bán trú được quy định tại khoản 1 Điều 2 của Quyết định này.
2. Mức hỗ trợ
a) Học sinh bán trú được hỗ trợ:
– Hỗ trợ tiền ăn: học sinh bán trú, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 40% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;
– Hỗ trợ nhà ở: học sinh bán trú được ở trong khu bán trú của nhà trường; đối với những học sinh phải tự lo chỗ ở, mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương tối thiểu chung và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh;
– Đối với học sinh bán trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn nếu có nhiều mức hỗ trợ cho cùng một chính sách thì học sinh bán trú chỉ được hưởng một mức hỗ trợ cao nhất.
b) Trường phổ thông dân tộc bán trú được hỗ trợ, đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị, bao gồm:
– Nhà ở, giường nằm, nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, công trình vệ sinh, công trình nước sạch và các thiết bị kèm theo cho học sinh bán trú được xây dựng theo tiêu chuẩn thiết kế trường học hiện hành;
– Hằng năm nhà trường được mua sắm, bổ sung, sửa chữa dụng cụ thể dục, thể thao, nhạc cụ, ti vi, phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao cho học sinh bán trú với mức 100.000đ/học sinh bán trú/năm học;
– Hằng năm, nhà trường lập tủ thuốc dùng chung cho khu bán trú, có các loại thuốc thông thường với cơ số thuốc đủ đáp ứng yêu cầu phòng bệnh và xử lý những trường hợp cấp cứu đột xuất với mức hỗ trợ 50.000đ/học sinh bán trú/năm học.”
Điều 4. Nguồn, quản lý và sử dụng kinh phí
1. Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ cho học sinh bán trú và hỗ trợ xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị cho trường phổ thông dân tộc bán trú do ngân sách nhà nước đảm bảo được cân đối trong nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo được giao trong kế hoạch hằng năm theo nguyên tắc ngân sách trung ương hỗ trợ 100% nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ nói trên cho các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương và các địa phương có tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương từ 5% trở xuống. Các địa phương còn lại chủ động tự cân đối ngân sách địa phương để thực hiện.
2. Việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ được thực hiện theo quy định hiện hành của
2. Đơn xin học bán trú là gì?
Đơn xin học bán trú là mẫu đơn do phụ huynh của học sinh đó làm đơn, hoặc người giám hộ, người được phụ huynh ủy quyền làm đơn gửi lên Ban giám hiệu nhà trường.
Đơn xin học bán trú là đơn cung cấp về các thông tin cá nhân của phụ huynh, thông tin của học sinh và đồng thời trình bày về hoàn cảnh, điều kiện gia đình, lý do muốn xin cho con học bán trú tại trường. Đồng thời đơn xin học bán trú còn là mẫu đơn để ban giám hiệu nhà trường xem xét việc đồng ý học bán trú đối với đối tượng được hỗ trợ học bán trú theo pháp luật và cũng phục vụ cho việc lưu hồ sơ của Nhà trường.
3. Mẫu đơn xin học bán trú:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
.., ngày …tháng…năm …
ĐƠN XIN HỌC BÁN TRÚ
Kính gửi: Ban giám hiệu Trường…
1. Họ và tên học sinh:……
2. Ngày, tháng, năm sinh: …
3. Hộ khẩu thường trú: Thôn (bản)……xã … huyện …… – tỉnh …
4. Họ tên bố:…..Nghề nghiệp: …
– Hộ khẩu thường trú (bản, xã, huyện, tỉnh):…
5. Họ tên mẹ: ……Nghề nghiệp:…
– Hộ khẩu thường trú (bản, xã, huyện, tỉnh):…
Em xin cam đoan
– Tuyệt đối chấp hành tốt mọi nội quy kỉ luật học tập và lao động của nhà trường.
– Những lời khai trên là đúng dự thật. Nếu sai em hoàn toàn chịu trách nhiệm xử lí theo quy định.
Cam đoan của phụ huynh HS (hoặc người giám hộ)
Ký và ghi rõ họ tên)
Học sinh
(Ký và ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn viết đơn xin học bán trú:
– Khi làm đơn xin học bán trú cho con, người làm đơn phải ghi rõ mối quan hệ của mình đối với học sinh được xin học bán trú.
– Tại mục địa danh ghi trong ………, ngày….. tháng … năm ở phần mở đầu đơn, nên ghi tên Quận/huyện hoặc tên Xã/phường/Thị trấn nơi có trụ sở chính của trường.
– Đơn có thể đánh máy hoặc có thể là đơn phụ huynh tự viết tay. Khi chọn viết tay đơn xin học bán trú thì phụ huynh cũng phải thể hiện đầy đủ những nội dung trong các mẫu đơn xin học bán trú mà chúng tôi đã hướng dẫn ở trên.
– Mục Kính gửi phải xác định và gửi đúng người có thẩm quyền xét duyệt chương trình học bán trú thì đơn mới hợp lệ.
5. Tổ chức thực hiện:
Việc tổ chức thực hiện được quy định tại quy định tại Quyết định 85/2010/QĐ-TTg về Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú do Thủ tướng Chính phủ ban hành:
“1. Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú;
b) Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiện trên phạm vi cả nước, hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Tài chính:
a) Bố trí kinh phí chi thường xuyên hỗ trợ các địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú quy định tại quyết định này trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan kiểm tra việc sử dụng kinh phí của địa phương.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Bố trí nguồn kinh phí xây dựng cơ bản để thực hiện chính sách hỗ trợ trường phổ thông dân tộc bán trú trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan kiểm tra việc sử dụng kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho trường phổ thông dân tộc bán trú của địa phương.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, các ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện quy hoạch mạng lưới, xây dựng kế hoạch phát triển trường phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn;
b) Phê duyệt chỉ tiêu học sinh bán trú hằng năm, làm cơ sở cho việc xây dựng dự toán kinh phí và thực hiện chính sách;
c) Huy động nguồn lực của địa phương, các tổ chức trong và ngoài nước để hỗ trợ học sinh bán trú, trường phổ thông dân tộc bán trú;
d) Thường xuyên kiểm tra, giám sát đảm bảo việc thực hiện các chính sách đúng đối tượng, không để xảy ra thất thoát, tiêu cực, hằng năm báo cáo kết quả thực hiện cho Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thủ tướng Chính phủ.”
Căn cứ pháp lý:
Quyết định 85/2010/QĐ-TTg về Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú do Thủ tướng Chính phủ ban hành