Vì một lý do nào đó mà những người có tư cách như bị cáo, người bào chữa, đương sự,... mà muốn xin hoãn phiên tòa phúc thẩm theo quy định của pháp luật. Các cá nhân đó sẽ làm đơn xin hoãn phiên tòa phúc thẩm gửi cho Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền (Tòa án nhân dân, Thẩm phán) để được giải quyết.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin hoãn phiên tòa phúc thẩm hình sự là gì?
Đơn xin hoãn phiên tòa phúc thẩm hình sự là mẫu đơn do bị cáo, người bào chữa, đương sự,… lập ra gửi cho Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền vì một lý do nào đó mà muốn hoãn phiên tòa phúc thẩm. Trong đơn xin hoãn phiên tòa phúc thẩm hình sự phải nêu được những nội dung về thông tin của bị cáo, người bào chữa, đương sự, lý do xi hoãn phiên tòa, căn cứ pháp lý để hoãn phiên tòa,….
Đơn xin hoãn phiên tòa phúc thẩm hình sự là văn bản ghi chép lại những nội dung về thông tin của bị cáo, người bào chữa, đương sự, lý do xi hoãn phiên tòa, căn cứ pháp lý để hoãn phiên tòa,….Hơn thế nữa đơn xin hoãn phiên tòa phúc thẩm hình sự còn là căn cứ pháp lý để Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền (
2. Mẫu đơn xin hoãn phiên tòa phúc thẩm hình sự:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
Địa danh, ngày…. tháng…. năm…….
ĐƠN XIN HOÃN PHIÊN TÒA PHÚC THẨM HÌNH SỰ
(V/v: Đề nghị hoãn phiên tòa phúc thẩm hình sự số……. ngày…./…../……)
Kính gửi: –
– Ông…. – Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh
(Hoặc chủ thể khác có thẩm quyền như Tòa án nhân dân cấp cao, Hội đồng xét xử,…)
– Căn cứ
– Căn cứ……
Tên tôi là:… Sinh ngày…. tháng…… năm……
Giấy CMND/thẻ CCCD số: Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):….
Địa chỉ thường trú:…
Chỗ ở hiện nay …
Điện thoại liên hệ: …
(Nếu là tổ chức thì trình bày như sau:
Công ty:……
Địa chỉ trụ sở chính:……
Giấy CNĐKDN số:….. Do Sở Kế hoạch và đầu tư.. cấp ngày…./……..
Số điện thoại:… Số Fax:……
Người đại diện theo pháp luật:…
Giấy CMND/thẻ CCCD số:……… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):…………….
Chức vụ:…
Địa chỉ thường trú:…
Chỗ ở hiện nay …
Điện thoại liên hệ: ……
Căn cứ đại diện:………..)
Tôi là……. (tư cách của bạn trong việc làm đơn, như, bị cáo, người bào chữa, đương sự,… trong vụ án hình sự số…………. hiện đang trong quá trình chuẩn bị xét xử phúc thẩm/xét xử phúc thẩm theo Quyết định số:……………)
Tôi xin trình bày với Quý tòa sự việc như sau:
(Trình bày hoàn cảnh, lý do dẫn đến việc bạn không thể tham gia phiên tòa theo lịch trình ban đầu, từ đó đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét hoãn phiên tòa đến một thời gian khác để bạn có thể tham gia phiên tòa, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. Đây có thể là do bạn gặp tình trạng xấu về sức khỏe, có việc gấp xảy ra đột xuất,… khiến bạn không thể tham gia phiên tòa như dự định ban đầu)
Căn cứ điểm…. Khoản…. Điều….
“…” (Trích quy định của pháp luật chứng minh trong trường hợp của bạn, Tòa án/Hội đồng xét xử có trách nhiệm xem xét hoãn phiên tòa phúc thẩm)
Do vậy, tôi làm đơn này, để kính đề nghị Quý tòa tiến hành xem xét trường hợp trên của tôi và thực hiện việc hoãn phiên tòa phúc thẩm hồi……. ngày…./…./…… của Quý tòa xét xử………sang thời gian khác phù hợp hơn với hoàn cảnh của (công ty) tôi để (chúng) tôi có thể có mặt tại phiên tòa, góp phần đảm bảo một cách tối đa quyền và nghĩa vụ hợp pháp của (công ty) tôi.
Tôi xin cam đoan những thông tin tôi đã nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Kèm theo đơn này, tôi xin gửi tới Quý tòa các văn bản, tài liệu, chứng cứ chứng minh sau:
1./…..
2./…… (Liệt kê các văn bản, chứng cứ mà bạn gửi kèm chứng minh cho những thông tin bạn đã nêu trên)
Kính mong Quý tòa xem xét và chấp nhận đề nghị trên của tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin hoãn phiên tòa phúc thẩm hình sự:
Phần kính gửi của đơn xin hoãn phiên tòa phúc thẩm hình sự thì phải ghi cụ thể tên của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền( Thẩm phán, Tòa án nhân dân).
Phần nội dung của đơn xin hoãn phiên tòa phúc thẩm hình sự phải có những nội dung sau đây: thông tin của bị cáo, người bào chữa, đương sự, lý do xi hoãn phiên tòa, căn cứ pháp lý để hoãn phiên tòa,….Trình bày hoàn cảnh, lý do dẫn đến việc bạn không thể tham gia phiên tòa theo lịch trình ban đầu, từ đó đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét hoãn phiên tòa đến một thời gian khác để bạn có thể tham gia phiên tòa, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. Đây có thể là do bạn gặp tình trạng xấu về sức khỏe, có việc gấp xảy ra đột xuất,… khiến bạn không thể tham gia phiên tòa như dự định ban đầu. Người làm đơn cần cam kết những thông tin mà mình cung cấp là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Cuối đơn xin hoãn phiên tòa phúc thẩm hình sự thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Phiên tòa phúc thẩm hình sự:
4.1. Quy định về Hoãn phiên tòa phúc thẩm:
Tòa án cấp phúc thẩm chỉ được hoãn phiên tòa khi thuộc một trong các trường hợp:
+ Có một trong những căn cứ quy định tại các điều 52, 53, 349, 350 và 351 của
+ Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa.
Trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 297 của
4.2. Thủ tục phiên tòa phúc thẩm được quy định tại Điều 354, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:
– Thủ tục bắt đầu phiên tòa và thủ tụng tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như phiên tòa sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị.
– Chủ tọa phiên tòa hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.
Chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.
– Khi tranh tụng tại phiên tòa, Kiểm sát viên, người khác liên quan đến kháng cáo, kháng nghị phát biểu ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị; Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.
– Việc xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán tiến hành.
– Các trình tự, thủ tục khác tại phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 nhưng không tiến hành nghị án.
5. Xét xử phúc thẩm:
Căn cứ vào quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì: Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị là quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bao gồm:
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
2. Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị.
3. Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự khu vực bị kháng cáo, kháng nghị.
4. Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự cấp quân khu bị kháng cáo, kháng nghị.
Giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định tại Điều 464 như sau:
“1. Việc nhận và thụ lý hồ sơ vụ án được Tòa án cấp phúc thẩm thực hiện theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.
Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án phải chuyển ngay hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 05 ngày Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho Tòa án.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công xét xử ra một trong các quyết định:
a) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm;
b) Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án.
3. Trường hợp quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử vụ án.
4. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đó cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa; giao cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ.”
Như vậy có thể thấy được rằng sau khi thụ lý vụ án, Tòa án phải chuyển ngay hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 05 ngày Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho Tòa án. Và trong thời hạn 15 ngày thì thẩm phán được phân công sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử không đình chỉ theo quy định của pháp luật Hình sự Việt Nam.