Việc luân chuyển công tác nhằm đáp ứng các nhu cầu trong công việc, góp phần làm tốt hơn công việc đòi hỏi có nguồn nhân lực bổ trợ hoặc nguồn nhân lực chất lượng cao, tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, thì cá nhân có thể hoãn luân chuyển công tác khi có lý do chính đáng.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin hoãn luân chuyển công tác là gì?
Đơn xin hoãn luân chuyển công tác là văn bản do cá nhân gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xin hoãn luân chuyển công tác trong một số trường hợp nhất định.
Đơn xin hoãn luân chuyển công tác là nơi bày tỏ nguyện vọng của cá nhân, là căn cứ để chủ thể có thẩm quyền xem xét cho hay không cho phép hoãn luân chuyển, cũng là cơ sở để quản lý và phân bổ lao động hợp lý.
2. Mẫu đơn xin hoãn luân chuyển công tác:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………., ngày… tháng… năm…….
ĐƠN XIN HOÃN LUÂN CHUYỂN CÔNG TÁC
Kính gửi: Ban Giám đốc Công ty……………..
– Căn cứ
– Căn cứ
– Căn cứ hoàn cảnh thực tế của bản thân.
Tên tôi là:…….. Sinh ngày:……
Số CMND:……. Ngày cấp:………… Nơi cấp:…
Địa chỉ thường trú:……..
Chỗ ở hiện nay:……..
Điện thoại liên hệ:………
Tôi xin trình bày với Quý công ty sự việc như sau:
Hiện tôi đang làm việc tại Phòng/Ban……………….của Quý công ty theo Hợp đồng lao động số…………..được ký kết ngày…/…/…….
Chức vụ hiện tại:………..
(Trình bày hoàn cảnh, lý do dẫn đến việc làm đơn xin hoãn luân chuyển công tác, có thể lấy lý do về tình trạng sức khỏe không đảm bảo nếu chuyển địa điểm công tác, hoặc gia đình có việc đột xuất không thể thực hiện việc luân chuyển…)
Vì vậy, tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý công ty tiến hành xem xét và đồng ý cho tôi được hoãn luân chuyển công tác theo…………
(căn cứ luân chuyển)
Nếu được chấp nhận tôi xin hứa………..
(đưa ra các cam kết của các bạn)
Tôi xin cam đoan với Quý công ty những thông tin tôi đã nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Kính mong Quý công ty xem xét, chấp nhận đề nghị trên của tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tài liệu gửi kèm:
– ……………………
– ……………………
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu đơn xin hoãn luân chuyển công tác:
– Người viết đơn ghi địa danh, ngày tháng năm viết đơn.
– Kính gửi: Đơn vị sử dụng người lao động, rõ hơn là chủ thể ký hợp đồng lao động với người lao động.
– Người viết đơn ghi rõ thông tin cá nhân bao gồm: tên, ngày sinh, số chứng minh, ngày cấp, nơi cấp, hộ khẩu thường trú theo giấy chứng minh nhân dân; chỗ ở mà người viết đơn đang sinh sống không phụ thuộc vào hộ khẩu có thể trùng hoặc không; số điện thoại thường xuyên liên lạc.
– Các nội dung khác như phòng ban, hợp đồng lao động số, ký ngày, chức vụ được ghi theo hợp đồng lao động.
– Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên.
4. Các vấn đề về hoãn luân chuyển công tác:
Trong phần này, tác giả hướng tới chủ thể là công chức, theo quy định tại Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Đối tượng luân chuyển:
– Công chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch của cơ quan, tổ chức;
– Công chức lãnh đạo, quản lý giữ các chức vụ cấp trưởng mà theo quy định không được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan;
– Công chức lãnh đạo, quản lý mà theo quy định không được bố trí người địa phương.
Tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển
– Có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt.
– Trong quy hoạch, có năng lực và triển vọng phát triển; luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
– Về cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể của chức vụ luân chuyển đến.
– Điều kiện về độ tuổi:
+ Còn thời gian công tác ít nhất hai nhiệm kỳ (10 năm) tính từ thời điểm đi luân chuyển;
+ Riêng công chức lãnh đạo, quản lý luân chuyển để thực hiện quy định không được bố trí người địa phương và để thực hiện quy định không được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị thì phải còn đủ thời gian công tác ít nhất một nhiệm kỳ.
– Có đủ sức khỏe công tác.
– Thẩm quyền quyết định luân chuyển thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý của Đảng và của pháp luật.
-Trách nhiệm thực hiện:
+ Cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển: Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch luân chuyển; thực hiện quy trình, thủ tục bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; quản lý, đánh giá, nhận xét, bố trí, phân công công tác đối với công chức sau luân chuyển; sơ kết, tổng kết công tác luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý;
+ Cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đi: Nhận xét, đánh giá, đề xuất công chức luân chuyển; phối hợp với cơ quan liên quan trong công tác quản lý, giám sát và giữ mối liên hệ thường xuyên với công chức luân chuyển; có trách nhiệm tiếp nhận, bố trí hoặc đề xuất bố trí công tác đối với công chức sau luân chuyển;
+ Cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đến: Chấp hành nghiêm quyết định về luân chuyển của cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm bố trí công tác, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để công chức luân chuyển phát huy năng lực, sở trường; quản lý, đánh giá công chức luân chuyển; phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất hướng bố trí, sử dụng công chức sau luân chuyển;
+ Công chức được luân chuyển: Chấp hành nghiêm các quy định, quy chế, phân công của cấp có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đi và nơi đến; tu dưỡng, rèn luyện, nỗ lực, cố gắng, phát huy năng lực, sở trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; chịu sự kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý; giữ mối liên hệ với cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đi;
+ Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, xây dựng kế hoạch luân chuyển; nhận xét, đánh giá, đề xuất bố trí, sắp xếp công chức trước và sau luân chuyển; tham mưu sơ kết, tổng kết về công tác luân chuyển;
+ Các cơ quan liên quan: Tham gia thẩm định nhân sự luân chuyển theo chức năng, nhiệm vụ; phối hợp với cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ trong công tác kiểm tra, giám sát và tham gia ý kiến trong việc bố trí, sắp xếp công chức sau luân chuyển.
Kế hoạch luân chuyển
– Căn cứ quy hoạch, nhu cầu công tác và năng lực của công chức, cơ quan có thẩm quyền xây dựng kế hoạch luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý thuộc phạm vi quản lý, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch luân chuyển gồm những nội dung sau:
+ Nhu cầu, vị trí luân chuyển;
+ Hình thức luân chuyển;
+ Địa bàn luân chuyển;
+ Thời hạn luân chuyển;
+ Chính sách cần thiết bảo đảm thực hiện;
+ Dự kiến phương án bố trí sau luân chuyển;
+ Thời gian bắt đầu thực hiện kế hoạch luân chuyển.
– Trên cơ sở kế hoạch đã được phê duyệt, lập danh sách công chức lãnh đạo, quản lý luân chuyển, nêu biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng trường hợp và thực hiện luân chuyển.
Quy trình luân chuyển
Bước 1: Đề xuất chủ trương:
Căn cứ nhu cầu luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý của cơ quan, tổ chức; xây dựng kế hoạch luân chuyển trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương.
Bước 2: Đề xuất nhân sự luân chuyển:
Căn cứ vào chủ trương của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thông báo để các địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất nhân sự luân chuyển.
Bước 3: Chuẩn bị nhân sự luân chuyển:
+ Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ tổng hợp đề xuất của các địa phương, cơ quan, tổ chức; tiến hành rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; lấy ý kiến nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự kiến luân chuyển;
+ Cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức luân chuyển có trách nhiệm nhận xét, đánh giá về phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác và uy tín; quá trình công tác và ưu, khuyết điểm của người được đề xuất luân chuyển; có kết luận về tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Đảng, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định luân chuyển cán bộ.
Bước 4: Trao đổi với các cơ quan liên quan, công chức được dự kiến luân chuyển:
+ Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ gửi văn bản lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, trao đổi với nơi đi, nơi đến về dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; tổng hợp kết quả thẩm định của các cơ quan liên quan;
+ Tổ chức gặp gỡ với công chức được luân chuyển để quán triệt mục đích, yêu cầu luân chuyển; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với công chức luân chuyển.
Bước 5: Tổ chức thực hiện luân chuyển:
+ Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định luân chuyển;
+ Cơ quan có thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quyết định luân chuyển;
+ Phối hợp với các cơ quan có liên quan theo dõi, nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện luân chuyển của công chức luân chuyển;
+ Phối hợp với các cơ quan có liên quan phân công, bố trí và thực hiện chính sách đối với công chức sau khi luân chuyển.
Thực tế không quy định về việc hoãn luân chuyển công tác, bởi lẽ đây là vấn đề gắn liền với cá nhân, việc thực hiện luân chuyển công tác có thể được linh hoạt trong quyết định góp phần đảm bảo được quyền lợi của người luân chuyển công tác.
Thường thì luân chuyển công tác là thuật ngữ được nhắc đến đối với cán bộ, công chức quản lý; đối với người lao động trong các cơ sở tư nhân thường được sử dụng là “Điều chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động”