Trong một số trường hợp cần thiết, cơ quan điều tra được giao nhiệm vụ điều tra vụ án có thể gửi giấy triệu tập yêu cầu người dân đến làm việc, lấy lời khai, người được triệu tập sẽ cần phải có mặt theo giấy triệu tập đó.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin hoãn lịch triệu tập của cơ quan điều tra:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
(v/v hoãn lịch triệu tập của cơ quan điều tra)
Kính gửi: …
Địa chỉ: …
Tôi là: …
Giới tính: …
Dân tộc: …
Quốc tịch: …
Căn cước công dân số: … Cấp ngày: … Nơi cấp: ….
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …
Chỗ ở hiện tại: …
Ngày … tháng … năm …, tôi có nhận được giấy triệu tập của quý cơ về việc trả lời đơn tố cáo của …
Hôm nay tôi viết đơn này đề nghị xin hoãn lịch triệu tập của cơ quan điều tra. Với lý do cơ bản như sau:
(Trình bày lý do xin hoãn. Ví dụ như: Do mới sinh con nên sức khỏe không đảm bảo (tôi xin gửi theo giấy chứng sinh). Tôi ủy quyền cho ông/bà … thay mặt tôi giải trình toàn bộ các vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề này. Trong trường hợp cần thiết tôi khi sức khỏe đảm bảo tôi sẵn sàng có mặt theo giấy triệu tập của quý cơ quan …).
Trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
2. Khi nào cơ quan điều tra được gửi giấy triệu tập cho người dân?
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 hiện nay không có điều luật đưa ra các trường hợp cụ thể và trả lời cho câu hỏi khi nào thì cơ quan điều tra sẽ được phép gửi giấy triệu tập cho người dân. Tuy nhiên trên thực tế, khi muốn yêu cầu người dân hợp tác để làm rõ vụ việc thì cơ quan điều tra sẽ gửi văn bản và giấy triệu tập yêu cầu người dân hợp tác điều tra. Có thể tham khảo quy định tại Thông tư
Giấy triệu tập đối với bị can tại ngoại, giấy triệu tập người làm chứng hoặc giấy mời người làm chứng, giấy triệu tập bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án đến cơ quan điều tra để làm việc ra chỉ có giá trị làm việc trong một lần duy nhất. Nếu lần sau muốn triệu tập thì sẽ cần phải gửi giấy triệu tập mới. Pháp luật cũng tuyệt đối nghiêm cấm hành vi lợi dụng việc sử dụng giấy triệu tập để giải quyết các việc không đúng mục đích, không đúng chức năng và thẩm quyền, không đúng đối tượng ví dụ như lợi dụng việc ký và sử dụng giấy triệu tập để gọi người rất nhiều lần với mục đích hạch sách, giải quyết các vấn đề không quan trọng, không liên quan đến vụ án, hỏi đi hỏi lại cùng một vấn đề mà họ đã trình bày nhiều lần, hành vi đó làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan và nhà nước có thẩm quyền, làm mất đi uy tín của các cơ quan và tổ chức, cá nhân trong xã hội, đặc biệt là các lực lượng tiến hành tố tụng.
Đồng thời, pháp luật cũng nghiêm cấm các đối tượng được xác định là điều tra viên của anh đi gọi điện thoại để yêu cầu người được triệu tập hoặc thông báo thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc tại cơ quan có thẩm quyền mà không có giấy triệu tập hoặc không có giấy mời. Trước khi triệu tập hoặc mời người khác đến làm rõ vấn đề tại cơ quan điều tra, các điều tra viên cần phải tính toán với thời gian của người được triệu tập, quá trình đi lại của người được triệu tập để tránh việc gây phiền hà và sách nhiễu về thời gian hoặc người được triệu tập phải đi lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của họ. Nếu người được triệu tập hoặc người được mời ở quá xa so với trụ sở của cơ quan điều tra thì theo quy định của pháp luật hoàn toàn có thể triệu tập họ đến trụ sở công an nơi họ đang cư trú hoặc nơi họ làm việc để lấy lời khai, hoặc tiến hành hoạt động báo cáo đề xuất lên thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng của cơ quan điều tra đã được phân công chỉ đạo đối với vụ án điều tra đó để tiến hành hoạt động ủy thác tư pháp điều tra.
Trong quá trình tố tụng, chỉ có những chủ thể được xác định là điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán mới có quyền ký và sử dụng giấy triệu tập. Trong hoạt động tố tụng dân sự và hoạt động hành chính thì chỉ có thẩm phán mới có quyền sử dụng loại giấy này. Vì vậy cho nên, nếu không phải là người tham gia tố tụng trong một vụ án hoặc một vụ việc cụ thể, công dân sẽ không thể bị mời triệu tập. Việc mời triệu tập bừa bãi sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Vì vậy, giấy triệu tập sẽ chỉ được gửi đến người dân khi họ được xác định là người tham gia thủ tục và trong trường hợp thật sự cần thiết để làm rõ vấn đề, giải quyết vụ việc một cách rõ ràng. Khi xuất hiện các trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, các lý do hợp pháp khác mà người được triệu tập không thể đến làm việc tại cơ quan điều tra thì hoàn toàn có thể làm đơn xin hoãn lịch triệu tập gửi đến cơ quan điều tra, trong đơn cần phải trình bày rõ lý do chính đáng.
3. Cơ quan điều tra triệu tập nhưng người dân không đến có vấn đề gì không?
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện nay, thẩm quyền ký giấy triệu tập trong một vụ án hình sự sẽ được xác định là điều tra viên. Khi bị điều tra viên mời lên làm việc thì người dân bắt buộc phải hợp tác, nếu không thì hoàn toàn có thể bị áp giải hoặc dẫn giải. Căn cứ theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về vấn đề áp giải, dẫn giải. Cụ thể như sau:
– Áp giải hoàn toàn có thể áp dụng đối với những người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, những người bị buộc tội;
– Dẫn giải là biện pháp được áp dụng đối với những đối tượng sau đây:
+ Những đối tượng được xác định là người làm chứng trong trường hợp người làm chứng không có mặt theo giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng, không xuất phát từ lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
+ Người bị hại trong trường hợp người bị hại từ chối việc giám định theo yêu cầu hoặc theo quyết định trưng cầu giám định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tố tụng tuy nhiên không có lý do chính đáng, không xuất phát từ lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
+ Người bị tố giác người bị kiến nghị khởi tố và thông qua quá trình điều tra và tiến hành thủ tục xác minh, nhận thấy có đầy đủ căn cứ để xác định những người đó có liên quan đến quá trình thực hiện hành vi phạm tội đã được khởi tố vụ án, mặc dù đã được triệu tập nhiều lần nhưng vẫn vắng mặt không có lý do, không xuất phát từ lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
– Điều tra viên, cấp trưởng của các cơ quan điều tra được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, thẩm phán chủ tọa phiên tòa, kiểm sát viên, hội đồng xét xử là những chủ thể có thẩm quyền ra quyết định áp giải, dẫn giải;
– Quyết định áp giải, quyết định dẫn giải cần phải ghi rõ đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú của những người bị áp giải hoặc người bị dẫn giải, thời điểm bị áp giải/dẫn giải, địa điểm bị áp giải hoặc dẫn dài, và các nội dung khác căn cứ theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
– Người thi hành quyết định áp giải, người thi hành quyết định dẫn giải sẽ phải đọc và giải thích đầy đủ quyết định, lập biên bản theo quy định của pháp luật. Cơ quan công an nhân dân Việt Nam, quân đội nhân dân là cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm tổ chức trong quá trình thi hành quyết định đó;
– Không được bắt đầu việc áp giải, bắt đầu quá trình dẫn giải đối với người vào ban đêm, không được phép áp giải hoặc dẫn giải người già yếu, người bị bệnh nặng khi có xác nhận của các cơ sở ý tế có thẩm quyền.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.