Vì nhiều lý do khác nhau mà sinh viên không thể thục hiện việc kiểm tra, nếu là lí do chính đáng và phù hợp với quy định thì sinh viên có thể làm đơn xin hoãn kiểm tra kết thúc học phần.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin hoãn kiểm tra kết thúc học phần là gì?
Mẫu đơn xin hoãn kiểm tra kết thúc học phần là mẫu đơn của sinh viên với các thông tin, nội dung và lí do xin hoãn kiểm tra kết thúc học phần để đề nghị được xem xét.
Mẫu đơn xin hoãn kiểm tra kết thúc học phần để gửi lên phòng đào tạo hoặc Hiệu trưởng nhà trường xin hoãn kiểm tra kết thúc học phần cho sinh viên
2. Mẫu đơn xin hoãn kiểm tra kết thúc học phần:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
ĐƠN XIN
HOÃN KIỂM TRA KẾT THÚC HỌC PHẦN
Kính gửi: …
Họ và tên sinh viên: …..
Ngày tháng năm sinh: …….
Mã số sinh viên: ……. Lớp: …… Ngành ……..
Thuộc Khoa: ……
Điện thoại liên hệ: ……..
Xin phép cho em hoãn kiểm tra kết thúc học phần: ……. Học kỳ…………../năm học …………….- ……., tổ chức kiểm tra vào ngày: …….
Lí do: …..
Em xin chân thành cảm ơn!
Duyệt của Lãnh đạo Khoa
………., ngày…tháng…năm…
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn và thủ tục làm đơn:
Nội dung: Sinh viên xin tạm thời hoãn thi trong các kỳ thi – kiểm tra kết thúc học phần vì lý do cá nhân hoặc lý do hợp lệ khác, không thuộc trường hợp bị buộc thôi học theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quy trình và thẩm quyền giải quyết:
– Sinh viên nộp Đơn xin hoãn thi có ý kiến của gia đình, kèm theo các minh chứng (xác nhận của y tế Trường hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền), xuất trình Thẻ sinh viên hoặc CMND (nếu là người thân của sinh viên) khi đến làm việc tại phòng Quản lý người học.
– Cán bộ phòng Quản lý người học tiếp nhận đơn và các minh chứng trình lãnh đạo Phòng xem xét, xác nhận.
– Cán bộ phòng Quản lý người học chuyển hồ sơ đã có xác nhận của lãnh đạo Phòng tới cán bộ tiếp nhận hồ sơ của Phòng Đào tạo kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
– Cán bộ chức năng Phòng Đào tạo tiếp nhận hồ sơ và chuẩn bị các tài liệu liên quan trình lãnh đạo phòng; Lãnh đạo phòng xem xét, quyết định theo đúng thẩm quyền.
– Cán bộ chức năng Phòng Đào tạo trả kết quả về phòng Quản lý người học và các đơn vị liên quan trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ hợp lệ.
– Cán bộ chuyên quản của phòng Quản lý người học trả kết quả cho sinh viên theo quy định.
Thời gian giải quyết: do phòng đào tạo các trường đại học khác nhau sẽ quy định khác nhau
4. Các thông tin liên quan:
Căn cứ thông tư Số: /2020/TT-BGDĐT Thông tư Ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học quy định:
4.1. Chương trình đào tạo:
– Chương trình đào tạo được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam; bảo đảm yêu cầu liên thông giữa các trình độ, ngành đào tạo; bảo đảm quy định về chuẩn chương trình đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Mỗi chương trình đào tạo gắn với một ngành (kiểu đơn ngành) hoặc với một vài ngành (kiểu song ngành, kiểu ngành chính – ngành phụ) và được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp.
– Cơ sở giáo dục đại học tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình trong việc xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo.
– Khóa học là thời gian thiết kế để sinh viên hoàn thành một chương trình đào tạo đại học cụ thể.
4.2. Đánh giá học phần và đánh giá kết quả học tập:
– Đánh giá học phần
+ Đối với các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành, thí nghiệm: Tùy theo tính chất của học phần, điểm tổng hợp đánh giá học phần(sau đây gọi tắt là điểm học phần) được tính căn cứ vào đánh giá quá trình học tập và đánh giá kết thúc học phần. Đánh giá quá trình học tập gồm: điểm kiểm tra thường xuyên; điểm đánh giá nhận thức và thái độ học tập; điểm đánh giá phần thực hành, thí nghiệm (nếu có); điểm chuyên cần; điểm đánh giá giữa học phần.
Đánh giá kết thúc học phần là điểm tiểu luận hoặc điểm thi kết thúc học phần. Việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận và trọng số của các điểm đánh giá bộ phận, cũng như cách tính điểm tổng hợp đánh giá học phần do giảng viên đề xuất, được thủ trưởng cơ sở đào tạo phê duyệt và phải được quy định trong đề cương chi tiết của học phần.
+ Đối với các học phần thực hành, thí nghiệm: Sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành, thí nghiệm; cách tính điểm đánh giá học phần này được quy định trong chương trình đào tạo.
+ Giảng viên giảng dạy học phần trực tiếp ra đề thi, đề kiểm tra và cho điểm đánh giá bộ phận, trừ bài thi kết thúc học phần.
– Đánh giá kết quả học tập Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ qua các tiêu
chí sau:
+ Số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đã tích lũy được ở học kỳ đó.
+ Điểm trung bình học kỳ là điểm trung bình cộng có trọng số của các điểm số đã quy đổi theo thang điểm 4 của các học phần đã học trong học kỳ với trọng số là số tín chỉ của từng học phần.
+ Số tín chỉ tích lũy là số tín chỉ của những học phần có điểm đạt A, B, C,D tính từ đầu khóa học, kể cả các học phần được miễn và được công nhận tín chỉ.
+ Điểm trung bình tích lũy là điểm trung bình cộng có trọng số của các điểm số đã quy đổi theo thang điểm 4 của các học phần đã học từ đầu khoá học tới thời điểm được xem xét khi kết thúc mỗi học kỳ, mỗi năm học, với trọng số là số tín chỉ của từng học phần.
+ Người học đã học các chương trình đào tạo khác được bảo lưu kết quả học phần đã tích lũy có cùng nội dung và thời lượng. Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định cụ thể về bảo lưu kết quả học phần đã tích lũy của người học
4.3 Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần:
– Sau khi kết thúc học tập không quá 2 tuần, trường tổ chức một kỳ thi chính và nếu có điều kiện, tổ chức thêm một kỳ thi phụ để thi kết thúc học phần. Kỳ thi phụ dành cho những sinh viên không tham dự kỳ thi chính và được tổ chức sớm nhất là hai tuần sau kỳ thi chính.
– Thời gian dành cho ôn thi mỗi học phần tỷ lệ thuận với số tín chỉ của học phần đó. Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định cụ thể thời gian dành cho ôn thi và thời gian thi cho các kỳ thi.
4.4. Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp:
– Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
+ Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;
+ Tích lũy đủ số học phần, khối lượng của chương trình đào tạo được quy định tại Điều 2 của Quy chế này và các điều kiện khác do cơ sở đào tạo quy định;
+ Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên;
+ Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng – an ninh đối với các ngành đào tạo không chuyên về quân sự và hoàn thành học phần giáo dục thể chất đối với các ngành không chuyên về thể dục – thể thao.
– Hội đồng xét tốt nghiệp căn cứ các điều kiện công nhận tốt nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này để lập danh sách những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.
– Hội đồng xét tốt nghiệp do thủ trưởng cơ sở đào tạo hoặc cấp phó được ủy quyền của thủ trưởng cơ sở đào tạo làm chủ tịch, trưởng phòng đào tạo làm thư ký và các thành viên là các trưởng khoa chuyên môn, trưởng phòng công tác sinh viên. Căn cứ đề nghị của hội đồng xét tốt nghiệp, thủ trưởng cơ sở đào tạo ký quyết định công nhận tốt nghiệp cho những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.
Căn cứ vào những thông tin nêu trên thì chúng ta thấy rõ sự quan trọng của việc thi kết thúc học phần vì nó là điều kiện để công nhận đã học xong một học phần và xét tốt nghiệp đại học. Trên đây chúng tôi cung cấp về mẫu đơn xin hoãn kiểm tra kết thúc học phần, các hướng dẫn và thông tin cần thiết nhất