Chính sách Nhà nước luôn luôn rộng mở đối với những đối cá nhân, phụ nữ, người già, trẻ em đặc biệt là có chính sách hoàn chấp hành án đối với phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai muốn được hoãn chấp hành án thì phải viết đơn xin hoãn chấp hành án do mang thai.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin hoãn chấp hành án do mang thai là gì?
Đơn xin hoãn chấp hành án do mang thai là mẫu đơn được cá nhân gửi cho Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền sử dụng để đề nghị
Đơn xin hoãn chấp hành án do mang thai là văn bản ghi chép lại những thông tin về cá nhân đang mang thai nhưng lại muốn hoãn chấp hành án do mang thai, lý do xin hoãn, bản có hiệu lực,.. Đơn xin hoãn chấp hành án do mang thai sẽ là cơ sở để cho Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền sẽ xem xét và chấp thuận việc hoãn chấp hành án cho cá nhân đang mang thai.
2. Mẫu của đơn xin hoãn chấp hành án do mang thai:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——- ***——-
Địa danh, ngày … tháng … năm……
ĐƠN XIN HOÃN CHẤP HÀNH ÁN DO MANG THAI
(V/v: Hoãn chấp hành án phạt ….theo bản án số……. ngày…./…./…… của
– Căn cứ Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Kính gửi: – TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN…….. – TỈNH…
– Ông……….. – Chánh án Tòa án nhân dân quận…
Tên tôi là:…. Giới tính: …
CMND số : … Ngày cấp : ……. Tại : ……
Ngày sinh : ……
Địa chỉ thường trú : …
Là:………………………… (ví dụ: Người phải chấp hành hình phạt tù….. năm theo nội dung Bản án số…… ngày…/…./….. của Tòa án nhân dân huyện………..)
Tôi xin tóm tắt sự việc như sau:
(Phần này trình bày hình phạt mà Tòa án đã tuyên và lý do cũng như căn cứ, yêu cầu hoãn chấp hành hình phạt của người viết đơn.
Ví dụ: Theo Bản án số…. ngày…/…/….. của Tòa án nhân dân……… tôi bị tuyên hình phạt…. tù về hành vi trộm cắp tài sản. Tôi biết mình đã vi phạm quy định của pháp luật và đang phải chịu hình phạt đích đáng vì hành vi của mình. Tuy nhiên, sau khi Tòa án mở phiên tòa xét xử tôi mới phát hiện mình đã mang thai được hơn 1 tháng, hiện tại cơ thể do ốm nghén nên rất mệt mỏi. Trong thời gian này, để đảm bảo cho sức khỏe của thai nhi, bác sỹ yêu cầu bản thân tôi phải nghỉ ngơi hoàn toàn.
Mà theo tôi biết thì điểm b Khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định:
“Điều 67. Hoãn chấp hành hình phạt tù
1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
…
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
…”
Do đó, tôi kính mong quý Tòa xem xét và cho tôi hoãn chấp hành thi án theo quy định của pháp luật trong vòng….. tháng, tức là tới khi con tôi sinh ra đủ 36 tháng tuổi.
Tôi xin hứa trong khoảng thời gian đó sẽ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, sửa chữa bản thân trở thành một người có ích cho xã hội.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin hoãn chấp hành án do mang thai:
Phần kính gửi của đơn xin hoãn chấp hành do mang thai thì cá nhân sẽ ghi cụ thể tên của Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền thực hiện việc hoãn chấp hành án.
Phần nội dung của đơn xin hoãn chấp hành do mang thai yêu cầu phải có những nội dung sau đây:
– Thông tin của của cá nhân đang mang thai phải chấp hành bản án có hiệu lực của Tòa án.
– Trình bày hình phạt mà Tòa án đã tuyên và lý do cũng như căn cứ, yêu cầu hoãn chấp hành hình phạt của người viết đơn.
Cuối đơn xin hoãn chấp hành án do mang thai thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Những quy định về thi hành án hình sự:
4.1. Hoãn chấp hành hình phạt tù:
Được quy định cụ thể tại Điều 67,
“1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.”
Như vậy, thì người phụ nữ có thai sẽ được hoãn chấp hành hình phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
4.2. Thủ tục hoãn chấp hành án phạt tù:
+ Đối với người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có thể tự mình hoặc theo đơn đề nghị của người bị kết án, văn bản đề nghị của Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người phải chấp hành án cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người phải chấp hành án làm việc ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù. Đơn đề nghị hoặc văn bản đề nghị phải được gửi cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án kèm theo các giấy tờ có liên quan.
+ Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đơn hoặc văn bản đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải xem xét, quyết định.
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, Tòa án đã ra quyết định hoãn phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau:
– Người chấp hành án;
– Viện kiểm sát cùng cấp;
– Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;
– Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được hoãn thi hành án đang cư trú;
– Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
4.3. Nguyên tắc thi hành án hình sự bao gồm:
+ Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
+ Bản án, quyết định có hiệu lực thi hành phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh.
+ Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án.
+ Kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong việc thi hành án; áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chất và mức độ phạm tội, độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá và các đặc điểm nhân thân khác của người chấp hành án.
+ Thi hành án đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội.
+ Khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại.
+ Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật trong hoạt động thi hành án hình sự.
+ Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình vào việc giáo dục cải tạo người chấp hành án.
4.4. Hệ thống tổ chức thi hành án:
Cơ quan thi hành án hình sự:
– Trại giam thuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu (sau đây gọi là trại giam);
– Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh);
– Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện);
– Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu).
+ Cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự:
– Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu (sau đây gọi là trại tạm giam);
– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã);
– Đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương (sau đây gọi là đơn vị quân đội).
+ Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự.