Hiện nay, trước tình hình kinh tế đang đang khó khăn, sản xuất kinh doanh trong nước thì việc thuê nhà ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Để giải quyết vấn đề này, người thuê có thể lựa chọn giải pháp làm đơn để xin hỗ trợ tiền thuê nhà.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin hỗ trợ tiền thuê nhà là gì?
Mẫu đơn xin hỗ trợ tiền thuê nhà là loại giấy tờ được sử dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức thuê nhà nhưng có yêu cầu đối với bên cho thuê nhà hoặc các tổ chức, cá nhân khác về việc hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí thuê nhà do những nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Mẫu đơn xin hỗ trợ tiền thuê nhà được sử dụng cho cá nhân, tổ chức thuê nhà nhưng do điều kiện kinh tế hoặc những lý do, trở ngại khách quan và chủ quan mà khả năng kinh tế của họ không đủ đề chi trả chi phí thuê nhà, thì khi đó họ sẽ làm đơn xin hỗ trợ tiền thuê nhà gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp bị thu hồi đất và hỗ trợ tái định cư, chủ thể có thẩm quyền giải quyết mà họ hướng đến để xin hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí thuê nhà.
Chủ thể có thẩm quyền giải quyết cho yêu cầu xin hỗ trợ tiền thuê nhà của cá nhân, tổ chức ở đây có thể là Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi hu hồi đất để hỗ trợ tái định cư cho người dân, trong khoảng thời gian khi chưa hỗ trợ tái định cư, nếu người dân đi thuê nhà, thì Nhà nước phải hỗ trợ một khoản chi phí thuê nhà phhuf hợp. Đồng thời, cũng có thể là chủ nhà trong trường hợp chủ thể thuê muốn xin chủ cho thuê giảm bớt một phần hoặc toàn bộ tiền thuê nhà. Hoặc cũng có thể là cơ quan phúc lợi xã hội hỗ trợ tiền thuê nhà cho một số nhóm đối tượng như: người tàn tật, người già neo đơn, hộ nghèo,… Trong một số trường hợp, đơn xin hỗ trợ tiền thuê nhà còn có thể được gửi cho các tổ chức hoặc hội nhóm từ thiện nếu chủ thể làm đơn muốn yêu cầu sự giúp đỡ của tổ chức hay hội nhóm từ thiện để được hỗ trợ tiền thuê nhà.
2. Mẫu đơn xin hỗ trợ tiền thuê nhà mới nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_____________
ĐƠN XIN HỖ TRỢ TIỀN THUÊ NHÀ
Kính gửi (1): ……
Tôi tên là:………….; Sinh năm:…………
CMTND/ CCCD số (2):…………do Công an (3)……….cấp ngày (4)..
Hộ khẩu thường trú (5):…..
Chỗ ở hiện tại (6):…….
Tôi xin trình bày lý do xin hỗ trợ như sau (7):…………..
Nay tôi làm đơn này xin được hỗ trợ chi phí thuê nhà mà tôi đã đăng ký, vậy đề nghị (8) ………. xem xét và giải quyết cho tôi, tôi chân thành cám ơn.
…………, ngày ….. tháng …..năm ……
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin hỗ trợ tiền thuê nhà:
– (1) Nơi gửi: chủ thể được hướng đến để xin hỗ trợ tiền thuê nhà (ví dụ: Chủ nhà, cơ quan phúc lợi xã hội, các tổ chức và hội nhóm từ thiện,…)
– (2) Số Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân: ghi cụ thể số được cấp ghi trên chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân
– (3) Nơi cấp Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân: Công an Tỉnh nơi cấp giấy chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân cho người có đơn xin hỗ trợ tiền thuê nhà.
– (4) Ngày cấp chứng minh thư: ghi rõ ngày cấp được ghi trên chứng minh thư nhân dân hoăc thẻ căn cước công dân
– (5) Hộ khẩu thường trú: Ghi chính xác địa chỉ tức là quê quán được ghi trong hộ khẩu hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân.
– (6) Chỗ ở hiện tại: Có thể ghi là nơi có hộ khẩu thường trú nếu không có sự thay đổi về nơi thường trú và nơi cư trú, nếu có sự thay đổi và hiện không có mặt tại nơi thường trú thì ghi chỗ ở hiện tại tại nơi cư trú.
– (7) Lý do xin hỗ trợ: trình bày hoàn cảnh, nguyên nhân, tác động và khả năng chi trả tiền thuê nhà của người viết đơn.
– (8) Chủ thể được xin hỗ trợ tiền thuê nhà: ghi rõ tên chủ thể ( có thể là chủ nhà cho thuê, cơ quan phúc lợi xã hội hoặc các tổ chức và hội nhóm từ thiện,…)
4. Những vấn đề pháp lý có liên quan:
Đối với trưởng hợp Nhà nước thu hồi đất hỗ trợ tái định cư:
Điều 22
Việc hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 83 của Luật Đất đai được thực hiện như sau:
1. Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu quy định tại Điều 27 của Nghị định này thì được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất
2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tự lo chỗ ở thì ngoài việc được bồi thường về đất còn được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy mô diện tích đất ở thu hồi, số nhân khẩu của hộ gia đình và điều kiện cụ thể tại địa phương quy định mức hỗ trợ cho phù hợp.”
Thông thường trong phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư của cơ quan có thẩm quyền sẽ có quy định cụ thể mức hỗ trợ tiền thuê nhà cho hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi, ví dụ nếu thời gian thuê của cá nhân, tổ chức đó là 6 tháng thì cá nhân, tổ chức thuê đó sẽ chỉ được hỗ trợ 6 tháng tiền thuê nhà.
Việc nhà nước hỗ trợ tiền thuê nhà trong trường hợp thu hồi đất và hỗ trợ tái định cư cho người dân chỉ mang tính tạm thời tại một thời điểm, tương đương với khoảng thời gian hỗ trợ tái định cư, chứ không phải việc hỗ trợ này là liên tục và lâu dài.Vì đây là khoản tiền hỗ trợ, do vậy Nhà nước sẽ chỉ hỗ trợ một phần nào đó để giúp đỡ người có đất bị thu hồi ổn định đời sống trong giai đoạn đầu khi mới bị thu hồi đất, không phải trong suốt thời gian người có đất bị thu hồi đi thuê nhà thì Nhà nước phải có nghĩa vụ hỗ trợ chi phí này.
– Về thời hạn thuê và giá thuê nhà ở được quy định tại Điều 129
+ Bên cho thuê và bên thuê nhà ở được thỏa thuận về thời hạn thuê, giá thuê và hình thức trả tiền thuê nhà theo định kỳ hoặc trả một lần; trường hợp Nhà nước có quy định về giá thuê nhà ở thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.
+ Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà ở mà bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thì bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở. Giá thuê nhà ở mới do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên thuê theo quy định của pháp luật.
+ Bên cho thuê và bên thuê nhà ở được Nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình thuê và cho thuê nhà ở.
– Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở
+ Trường hợp thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà được thực hiện khi có một trong các trường hợp theo quy định về Thu hồi nhà ở thuộc sở hữu nhà nước gồm:
1. Bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng hoặc không đủ điều kiện theo quy định của Luật nhà ở;
2. Hết thời hạn thuê theo hợp đồng mà bên thuê không còn nhu cầu thuê tiếp hoặc khi hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở;
3. Bên thuê, bên thuê mua trả lại nhà ở đang thuê, thuê mua;
4. Bên thuê không còn đủ điều kiện được thuê nhà ở theo quy định của Luật nhà ở;
5. Bên thuê chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà không có ai đang cùng sinh sống; trường hợp thuê nhà ở công vụ thì khi người được thuê nhà ở công vụ chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án;
6. Bên thuê, thuê mua nhà ở không nộp tiền thuê nhà ở từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
7. Nhà ở cho thuê, cho thuê mua thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
8. Bên thuê, bên thuê mua sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà ở hoặc tự ý chuyển đổi, bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở hoặc tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê, thuê mua.
+ Trường hợp thuê nhà ở không thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn; trường hợp trong
2. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;
3. Nhà ở cho thuê không còn;
4. Bên thuê nhà ở chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống;
5. Nhà ở cho thuê bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa nhà ở hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở cho thuê thuộc diện bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng để sử dụng vào các mục đích khác.
Bên cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước 30 ngày về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở quy định tại điểm này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
Cơ sở pháp lý:
–