Giấyphép chăn nuôi là một trong những loại văn bản chứng minh hoạt động chăn nuôi của tổ chức, cá nhân một cách hợp pháp. Vậy mẫu đơn xin giấy phép chăn nuôi quy mô lớn mới nhất được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin giấy phép chăn nuôi quy mô lớn mới nhất:
Mẫu số 01.TACN
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ….. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Kính gửi:……
1. Tên cơ sở đề nghị: …….
– Địa chỉ trụ sở chính: …….
– Địa chỉ sản xuất: …….
– Số điện thoại: ….. Số Fax: …… E-mail: ……
– Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Quyết định thành lập:…….
2. Đăng ký cấp/cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng cụ thể như sau:
STT | Loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi | Đăng ký sản xuất (đánh dấu x) | Công suất thiết kế (tấn/năm) |
1 | Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh | ||
2 | Thức ăn đậm đặc | ||
3 | Thức ăn truyền thống | ||
4 | Thức ăn bổ sung (dạng hỗn hợp) | ||
5 | Thức ăn bổ sung (nguyên liệu đơn) | ||
6 | Loại khác (nếu có) |
3. Đăng ký cấp lần đầu: □
Đăng ký cấp lại: □ Lý do đăng ký cấp lại:
Chúng tôi cam kết thực hiện các quy định về điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
..…, ngày …. tháng….. năm …. |
2. Những hiểu biết chung về quy mô chăn nuôi:
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu chăn nuôi vì mục đích phát triển đời sống kinh tế có trách nhiệm phải xin giấy phép hoạt động này tại cơ quan có thẩm quyền. Trước hết cần xác định được rằng quy mô muốn chăn nuôi thuộc loại lớn, vừa hay quy mô nhỏ để làm thủ tục xin cấp phép. Căn cứ Điều 52 Luật Chăn nuôi 2018 thì quy mô chăn nuôi được ghi nhận với các nội dung như sau:
– Quy mô chăn nuôi bao gồm các loại sau đây: Tiến hành chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ;
– Các hoạt động mang tính chất chăn nuôi nông hộ ( những thông tin xoay quanh vấn đề này sẽ được Chính phủ quy định chi tiết.
Đồng thời trong Nghị định hướng dẫn Luật Chăn nuôi mới nhất, cụ thể là Căn cứ Điều 21 Nghị định 13/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 46/2022/NĐ-CP hướng dẫn về quy mô chăn nuôi đã đưa ra một số thông tin quan trọng như:
– Liên quan đến nguyên tắc xác định quy mô chăn nuôi được quy định như sau: Quy mô chăn nuôi của cá nhân tổ chức sẽ được xác định theo một thể thống nhất đó là xác định bằng số đơn vị vật nuôi tại cùng một thời điểm đối với các loại vật nuôi được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này. Theo quy định thì quy mô chăn nuôi được quy định như sau:
+ Tiến hành hoạt động chăn nuôi trang trại quy mô lớn: nếu đảm bảo có từ 300 đơn vị vật nuôi trở lên;
+ Chăn nuôi trang trại được coi là quy mô vừa, quy mô nhỏ phải đáp ứng các điều kiện nhất định đã được pháp luật quy định. Để hiểu biêt thêm những thông tin này thì bạn độc có thể tham khảo khoản 1 Điều 55 và khoản 2 Điều 57 của Luật Chăn nuôi.
Lưu ý: Việc quản lý quy mô chăn nuôi thuộc thẩm quyền của các cơ quan ban ngành có liên quan, trong đó kể đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện. Những cơ quan này sẽ thực hiện trách nhiệm kiểm tra điều kiện chăn nuôi của cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ theo các chỉ tiêu quy định tại Bảng nội dung đánh giá điều kiện chăn nuôi kèm theo Mẫu số 04.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo quy định, việc kiểm tra sẽ được diễn ra định kỳ là 03 năm một lần; bên cạnh đó, hoàn toàn có quyền kiểm tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm hoặc khi có tố cáo, khiếu nại liên quan đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi, không đảm bảo các điều kiện chăn nuôi hoặc theo chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên.
Hướng giải quyết trong trường hợp vi phạm, thì cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ phải có những hoạt động cụ thể chứng minh việc đã khắc phục, bảo đảm điều kiện chăn nuôi trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị phát hiện vi phạm và nằm dưới sự giám sát của cơ quan điều tra thông qua việc gửi báo cáo kết quả khắc phục đến cơ quan kiểm tra. Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra thực tế kết quả khắc phục trong trường hợp cần thiết;
+ Quy mô chăn nuôi trang trại được xếp vào loại nhỏ: thì dễ dàng nhận thấy có từ 10 đến dưới 30 đơn vị vật nuôi;
+ Chăn nuôi nông hộ: Dưới 10 đơn vị vật nuôi.
– Nội dung về quản lý quy mô chăn nuôi được quy định như sau:
+ Nội dung quản lý về chăn nuôi trang trại quy mô lớn được quản lý theo quy định tại Điều 23 và Điều 24 Nghị định 13/2020/NĐ-CP;
+ Liên quan đến hoạt động chăn nuôi trang trại quy mô vừa, quy mô nhỏ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 55 và khoản 2 Điều 57 của Luật Chăn nuôi;
+ Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 56, khoản 2 Điều 57 của Luật Chăn nuôi.
– Một số thông tin về hệ số đơn vị vật nuôi quy định như sau:
+ Hệ số đơn vị vật nuôi sẽ được sử dụng làm căn cứ quy đổi số lượng vật nuôi sang đơn vị vật nuôi nếu có mong muôn thực hiện;
+ Hệ số đơn vị vật nuôi, công thức chuyển đổi số lượng vật nuôi sang đơn vị vật nuôi đã được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
– Đối với trường hợp cần sửa đổi, bổ sung quy mô chăn nuôi, hệ số đơn vị vật nuôi, thì hoạt động này sẽ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Với các nội dung đã phân tích nêu trên thì quy mô chăn nuôi cơ bản được chia thành 02 loại: Chăn nuôi trang trại bao gồm chăn nuôi trang trại quy mô lớn, quy mô vừa và quy mô nhỏ; Chăn nuôi nông hộ. Tổ chức, cá nhân để có thể tiến hành xác định quy mô chăn nuôi cần dựa vào các nguyên tắc sau đây:
+ Xác định quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm phải được căn cứ dựa trên số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
+ Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm.
+ Những cơ sở xin cấp phép chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.
3. Xin giấy phép chăn nuôi quy mô lớn thì cần làm thủ tục gì?
Giấy phép chăn nuôi lớn hay bất kỳ loại quy mô nào thì cần phải nhận được sự chấp thuận bởi cơ quan có thẩm quyền. Theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 23 Nghị định 13/2020/NĐ-CP có nội dung hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, trình tự thủ tục để được xem xét, chấp thuận nếu đủ điều kiện:
– Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn gồm:
+ Đối tượng có nhu cầu chấp giấy chứng nhận thì cần soạn thảo đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn theo Mẫu số 01.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Ben cạnh đó, phải gửi thêm Bbản thuyết minh về điều kiện chăn nuôi theo Mẫu số 02.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
– Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn được quy định như sau:
Bước 1. Chuẩn bị và nộp hồ sơ:
Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 13/2020/NĐ-CP đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này;
Bước 2. Thẩm định hồ sơ:
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhận thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ.
+ Nếu nhận thấy hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn của mình;
+ Trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, trong thời hạn 20 ngày làm việc cơ quan có thẩm quyền thành lập đoàn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở chăn nuôi theo quy định tại Điều 24 Nghị định Nghị định 13/2020/NĐ-CP.
Bước 3. Xem xét và cấp giấy chứng nhận:
+ Trải qua giai đoạn hồ sơ thì việc xem xét thực tế điều kiện cũng là giai đoạn quan trọng để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định có cấp giấy chứng nhận chăn nuôi không. Trong trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày lập biên bản đánh giá, tổ chức, cá nhân khắc phục và gửi báo cáo kết quả khắc phục bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để được thẩm định và đánh giá lại điều kiện thực tế (nếu cần thiết);
+Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đánh giá điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi. Mẫu giây chứng nhận sẽ được thực hiện theo Mẫu số 05.ĐKCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Chăn nuôi năm 2018;
– Nghị định 46/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi.