Để xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người có hành vi phạm tội, thì bị hại trong vụ án hình sự sẽ có đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy, Mẫu đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là gì?
Đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là văn bản do cá nhân là bị hại viết, để gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đẻ xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội của người phạm tội.
Trách nhiệm trong lĩnh vực pháp luật nói chung thường được hiểu theo hai nghĩa là chức trách, nghĩa vụ bổn phận phải làm hoặc là hậu quả pháp lý của việc vi phạm pháp luật. Trách nhiệm hình sự không để chỉ nghĩa vụ, bổ phận mà công dân phải thực hiện với Nhà nước và xã hội mà nó phải được hiểu theo nghĩa là hậu quả pháp lý bất lợi mà một người phải gánh chịu trước Nhà nước và xã hội vì họ đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật hình sự cấm hoặc không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật hình sự bắt buộc phải thực hiện gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ.
Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý đồng thời là hậu quả pháp lý bất lợi cho người thực hiện hành vi phạm tội với nội dung bao gồm việc phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang án tích.
Đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có mục đích là xin giảm bớt hình phạt chính, hình phạt bổ sung cũng như các chế tài hình sự, trách nhiệm hình sự khác mà người có hành vi phạm tội có thể phải chịu.
2. Mẫu đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
..., ngày … tháng … năm …
ĐƠN XIN GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
(Đối với bị can, bị cáo…. trong vụ án….)
Kính gửi: Cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện/quận…….., công an tỉnh……
Viện kiểm sát nhân dân huyện/quận……, tỉnh…….
Tôi là…….. sinh năm ……. địa chỉ: …
Chứng minh thư nhân dân số:……cấp ngày: ……/…./20……
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:….
Chỗ ở hiện tại:……
Tôi là người bị hại trong vụ án …….do bị can/bị cáo………gây ra. Hiện vụ án đang được Quý các cơ quan tiến hành Điều tra/Truy tố, xét xử về tội…….
Ngày từ khi xảy ra vụ việc chúng tôi nhận thấy bản thân bị can, bị cáo và người thân, người nhà của bị can, bị cáo đã ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, tích cực giúp đỡ cơ quan điều tra để điều tra vụ việc, bồi thường thiệt hại kịp thời, khắc phục những hậu quả gây ra.
Các lý do khác có lợi cho bị can, bị cáo…….
Nay, tôi làm đơn này đề nghị Quý các cơ quan xem xét và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can/bị cáo……
Tôi làm đơn này trong điều kiện sức khỏe tốt, hoàn toàn tỉnh táo, minh mẫn, không bị bất kỳ sự cưỡng ép, đe dọa nào, việc làm đơn này là đúng với ý chí và nguyện vọng của tôi.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ nội dung của đơn này và những điều tôi đã cam kết, trình bày tại đơn này.
Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét, tạo điều kiện giúp đỡ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
– Đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cần ghi nơi viết, ngày tháng năm viết.
– Phần Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân thì ghi tên cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân đã thụ lý giải quyết vụ án hình sự đó.
Ví dụ Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
– Người viết đơn ghi tên, ngày tháng năm sinh theo Giấy khai sinh, chứng minh nhân/ Căn cước công dân, địa chỉ.
– Ghi đầy đủ số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp chứng minh nhân dân/ căn cước công dân.
– Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú ghi theo sổ hộ khẩu mà họ đăng kí, ghi rõ thông/làng/ bản, xã/phường/thị trấn, huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
– Chỗ ở hiện tại ghi nơi sinh sống hiện tại của họ, ghi rõ thông/làng/ bản, xã/phường/thị trấn, huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
– Phần là bị hại trong vụ án ghi theo tên vụ án mà cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án đang thụ lý; ghi đầy đủ tên bị can/bị cáo gây ra.
Ví dụ: Tôi là người bị hại trong vụ án Cướp giật tài sản do bị can: Nguyễn Văn A sinh năm 1989 và Trần Trung B, sinh năm 1990, cùng trú tại địa chỉ : Thông X, xã Y, Huyện M, Thành phố Z gây ra.
– Tiếp đến, “Hiện đang bị Quý cơ quan tiến hành…” Nếu là đơn gửi
– Phần Các lý do khác có lợi cho bị can, bị cáo thì khi những lợi ích của việc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo như tạo điều kiện cho bị cáo sớm hòa nhập cộng đồng, giảm mặc cảm xã hội,….
– Phần cuối cùng là điền tên của bị can, bị cáo vào phần “Tôi làm đơn này đề nghị Quý các cơ quan xem xét và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can/bị cáo…”
4. Đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nộp tại đâu:
Đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự do người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại viết, nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nộp tại Cơ quan công an, cảnh sát đang điều tra vụ án hình sự; Viện Kiểm sát nhân dân đang thực hiện truy tố vụ án và Tòa án nhân dân đang thụ lý giải quyết vụ án hình sự.
5. Thông thường viết đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi nào?
Người bị hại thường viết đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm, tức trong trường hợp người phạm tội trong quá trình thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm (không kể là do cố ý hay vô ý) đã có hành vi không cho tác hại của tội phạm xảy ra hoặc làm giảm bớt tác hại của nó. Tình tiết này thể hiện ở việc người phạm tội có những hành động, biện pháp cụ thể hạn chế tác hại co hành vi phạm tội của mình gây ra như sau khi vô ý làm chát nhà đã lao vào chữa cháy, cứu người bị nạn,… Sự kết hợp giữa thái độ tích cực mong ngăn chặn được tác hại của tội phạm và tác đó trên thực tế đã được hạn chế hoặc được ngăn chặn là một trong những điều dễ khiến cho người bị hại viết đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Khi người có hành vi phạm tội và nhân thân tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả. Là trường hợp người phạm tội đã gây ra thiệt hại tức là thiệt hại đã thực tế xảy ra nhưng đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường cho những thiệt hại do mình gây ra cho bên bị thiệt hại hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả của tội phạm. Sửa chữa là sửa chữa lại những cái bị hư hỏng, làm cho cái đã hư hỏng do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra trở lại trạng thái bình thường có thể được như ban đầu (có tính năng sử dụng và tính thẩm mỹ khi như chưa bị hỏng).
Bồi thường là đền bù lại những thiệt hại do hành vi phạm tội của bị cám làm mất mát, không thu hồi lại được, hư hỏng không thể sửa chữa. Chỉ những gì không còn nữa thì mới đặt ra vấn đề bồi thường và cũng chỉ bồi thường được những thiệt hại về vật chất. Khắc phụ hậu quả là khắc phục những thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp do hành vi phạm tội gây nên mà những thiệt hại này không thể bồi thường hay sửa chữa được.
Khi phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn, chưa gây thiệt hại đó chính là khi tội phạm xảy ra đã được thực hiện nhưng thiệt hại không xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội; còn gây thiệt hại không lớn đó là khi tội phạm đã được thực hiện nhưng thiệt hại xảy ra nhỏ hơn thiệt hại mà người phạm tội mong muốn và ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội.
Khi mà người phạm tội là phụ nữ có tha, nuôi con nhỏ, là người cao tuổi, là người khuyết tật, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người bị hạn chế năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của mình. ….