Nhằm đảm bảo chính sách khoan hồng và nhân đạo, pháp luật hình sự cho phép cá nhân gánh chịu hình phạt được phép làm đơn xin giảm nhẹ hình phạt và từ đó, Tòa án căn cứ để ra quyết định giảm nhẹ hình phạt hay không.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin giảm nhẹ hình phạt là gì?
Đơn xin giảm nhẹ hình phạt là văn bản do cá nhân (bị cáo) gửi tới cơ quan tố tụng với mong muốn xin được giảm nhẹ hình phạt áp dụng với mình.
Đơn xin giảm nhẹ hình phạt được dùng để bày tỏ nguyện vọng của bị cáo tới cơ quan tố tụng, là căn cứ để chủ thể có thẩm quyền xem xét, đánh giá tình tiết để quyết định giảm hình phạt hay không.
2. Mẫu đơn xin giảm nhẹ hình phạt :
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————–
ĐƠN XIN GIẢM NHẸ HÌNH PHẠT
Kính gửi:
– Cơ quan Cảnh sát điều tra công an ….
– Viện kiểm sát nhân dân
Tôi tên là: Nguyễn Văn A
Địa chỉ: ….
Tôi là bị cáo, trong vụ án cố ý gây thương tích/ số….đang được
Tôi viết đơn này xin kính trình bày với Quý cơ quan, Quý ông/ bà một việc như sau:
Tôi biết rằng, người phạm tội thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nhưng tôi kính xin Quý cơ quan, Quý ông/bà xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho ………..(3)…………………….. trước khi đưa ra mức hình phạt. Cụ thể:
1. Về nhân thân:
(6)………
2. Về hoàn cảnh gia đình:
(7)……
3. Về việc tự giác bồi thường, khắc phục hậu quả:
(8)……
Kính thưa Quý cơ quan, Dựa và các tình tiết ở trên, tôi kính xin Quý cơ quan, Quý ông/bà xem xét giảm nhẹ cho ………(3)…………….. một phần hình phạt, để …..…(3)……….. sớm trở về với gia đình, cống hiến cho xã hội.
Kính mong được Quý Cơ quan, Quý ông/bà xem xét, chấp thuận!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu gửi kèm: ……
NGƯỜI LÀM ĐƠN
( Ký và ghi rõ họ tên)
NGUYỄN VĂN A
3. Hướng dẫn mẫu đơn xin giảm nhẹ hình phạt :
– Kính gửi: Cơ quan tố tụng tiếp nhận và giải quyết vụ án hình sự có bị cáo Nguyễn Văn A.
– Địa chỉ: người làm đơn ghi rõ địa chỉ, số nhà, đường, phường ,quận, thành phố nơi Nguyên Văn A có hộ khẩu thường trú.
– Về nhân thân, hoàn cảnh gia đình cần viết trung thực, rõ ràng, chi tiết.
– Người làm đơn ký và ghi rõ họ và tên.
4. Các vấn đề pháp lý về giảm nhẹ hình phạt:
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.
Mục đích của hình phạt: Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Căn cứ để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
– Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm: là khi tội phạm đã được thực hiện và người phạm tội tự mình hoặc có sự tác động của khách quan nên đã bằng những khả năng có thể để ngăn chặn không cho tác hại của tội phạm xảy ra hoặc là khi tội phạm đã được thực hiện, tác hại của tội phạm đang xảy ra và người phạm tội tự mình hoặc có sự tác động khách quan nên đã bằng những khả năng có thể để không cho tác hại của tội phạm xảy ra lớn hơn.
– Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả: Người phạm tội phải tự nguyện (không do ép buộc, cưỡng chế) sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả: sửa lại, chữa lại những cái bị làm hư hỏng do hành vi phạm tội gây ra; bồi thường bằng tài sản cho những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; khắc phục tác hại của tội phạm gây ra mà không thể sửa chữa hoặc bồi thường bằng tài sản được.
– Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng: là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phối hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
– Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết: là vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây ra một thiệt hại, nhưng thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của thiệt hại cần được ngăn ngừa
– Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội:
– Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra:
– Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra: Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không phải do người phạm tội tự gây ra. Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn này có thể do thiên tai, địch họa hoặc do nguyên nhân khác gây ra (có thể do người khác gây ra)
– Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn: Chưa gây thiệt hại là khi tội phạm đã được thực hiện, nhưng thiệt hại không xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội. Cần phân biệt với phạm tội chưa đạt (Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội). Gây thiệt hại không lớn là khi tội phạm đã được thực hiện, nhưng thiệt hại xảy ra nhỏ hơn thiệt hại mà người phạm tội mong muốn và ngoài ý muốn chủ quan của người phạm tội.
– Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng
– Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
– Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
– Phạm tội do lạc hậu;
– Người phạm tội là phụ nữ có thai: không phân biệt người phạm tội là phụ nữ có thai tại thời điểm phạm tội hay trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, trường hợp sau khi bị khởi tố bị cáo mới có thai thì Tòa án vẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “Người phạm tội là phụ nữ có thai” đối với bị cáo.
– Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
– Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
– Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
– Người phạm tội tự thú. Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.
– Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải: được hiểu là trường hợp người phạm tội thành khẩn khai nhận về hành vi phạm tội của mình, ăn năn hối lỗi về việc mình đã gây ra.
– Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án: được hiểu là trường hợp người phạm tội có những hành vi, lời khai thể hiện sự hợp tác tích cực với cơ quan có trách nhiệm trong việc nhanh chóng làm sáng tỏ vụ án, giúp các cơ quan này phát hiện thêm tội phạm mới hoặc đồng phạm mới.
– Người phạm tội đã lập công chuộc tội: là trường hợp sau khi thực hiện tội phạm cho đến trước khi bị xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm), người phạm tội không những ăn năn hối cải, tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm do họ thực hiện, mà họ còn có những hành động giúp đỡ các cơ quan có thẩm quyền phát hiện, ngăn chặn các tội phạm khác, tham gia phát hiện tội phạm, bắt kẻ phạm tội, có hành động thể hiện sự quên mình vì lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích chính đáng của người khác… được cơ quan có thẩm quyền khen thưởng hoặc chứng nhận.
– Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác: là người được tặng thưởng huân chương, huy chương, bằng khen, bằng lao động sáng tạo hoặc có sáng chế phát minh có giá trị lớn hoặc nhiều năm được công nhận là chiến sĩ thi đua…..
– Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.
– Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án. Các tình tiết sau đây được coi là các tình tiết giảm nhẹ khác:
+ Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, người mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước:
+ Bị cáo là thương binh hoặc có người thân thích như vợ, chồng, cha, mẹ, con (con đẻ hoặc con nuôi), anh, chị, em ruột là liệt sĩ;
+ Bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác, có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên;
+ Người bị hại cũng có lỗi;
+ Thiệt hại do lỗi của người thứ ba;
+ Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo;
+ Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khỏe của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản;
+ Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu.
Ngoài ra, khi xét xử, tùy từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.
– Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.