Để được Ngân hàng giảm lãi suất thì cá nhân, doanh nghiệp phải viết đơn để được xem xét. Vậy đơn xin giảm lãi suất ngân hàng cho cá nhân, doanh nghiệp là gì?
Mục lục bài viết
1. Lãi suất ngân hàng là gì?
Lãi suất ngân hàng là tỉ lệ giữa mức lãi với tiền vốn gửi vào hoặc cho vay trong một thời kì hay tỉ lệ giữa chi phí phải trả trên một lượng tiền nhất định để được sử dụng lượng tiền ấy trong khoảng thời gian do ngân hàng quy định hoặc thỏa thuận phù hợp với hệ thống ngân hàng và với những khách hàng trao đổi nghiệp vụ với ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi. Và trong trường hợp thị trường tiền tệ có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất áp dụng trong quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng, các quan hệ tín dụng khác.
Theo Điều 95, Luật Các tổ chức tín dụng quy định về Chấm dứt cấp tín dụng, xử lý nợ, miễn, giảm lãi suất
1. Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cấp tín dụng, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm các quy định trong hợp đồng cấp tín dụng.
2. Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, mua bán nợ của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3. Trong trường hợp khách hàng vay hoặc người bảo đảm không trả được nợ do bị phá sản, việc thu hồi nợ của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản.
4. Tổ chức tín dụng có quyền quyết định miễn, giảm lãi suất, phí cho khách hàng theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng.
Như vậy thì thì Ngân hàng có quyền giảm lãi suất đối với cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào hợp đồng tín dụng trước đó.
Đơn xin giảm lãi suất ngân hàng đối với cá nhân, doanh nghiệp là mẫu đơn do cá nhân, tổ chức lập ra để gửi đến ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng trước đó.
Đơn xin được giảm lãi suất ngân hàng là mẫu đơn thường được cá nhân, tổ chức lập ra để xin được giảm về lãi suất ngân hàng với những lý do nào đó. Đồng thơi cũng là căn cứ để Ngân hàng xem xét việc giảm lãi suất cho cá nhân, doanh nghiệp.
2. Mẫu đơn xin giảm lãi suất ngân hàng:
2.1. Mẫu đơn xin giảm lãi suất ngân hàng đối với doanh nghiệp:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
………,Ngày…….tháng…….năm……..
ĐƠN XIN GIẢM LÃI SUẤT NGÂN HÀNG
Kính gửi: Ông/Bà……..Giám đốc Khối vận hành
Công ty Tài chính……Ngân hàng………………
– Căn cứ
– Căn cứ
– Căn cứ Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Tên công ty:….
Địa chỉ trụ sở:…
Mã số thuế:…
Hotline:… Số Fax (nếu có):…
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà: Nguyễn Văn A Chức vụ: Giám đốc
Số điện thoại liên hệ:…
Nội dung sự việc trình bày:
Vào ngày….tháng….năm….công ty chúng tôi đã làm hợp đồng tín dụng với ngân hàng……..để vay vốn.
Tuy nhiên, trong 3 tháng trở lại đây( từ tháng …. đến tháng …. năm …..) do tình hình dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của chúng tôi. Công ty chúng tôi bị tồn đọng hàng hoá không thể xuất khẩu dẫn đến không thể thu hồi vốn. Do đó, tiền lãi do hoạt động vay vốn tại ngân hàng hiện tại là một gánh nặng rất lớn đối với công ty chúng tôi.
Vậy tôi viết đơn này xin công ty tài chính…..ngân hàng…..xem xét giảm lãi suất cho công ty chúng tôi.
Căn cứ :
Khoản 4, Điều 95 Luật các tổ chức tín dụng 2010:
Điều 95. Chấm dứt cấp tín dụng, xử lí nợ, miễn, giảm lãi suất
4. Tổ chức tín dụng có quyền quyết định miễn, giảm lãi suất, phí cho khách hàng theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng.
Khoản a, Điều 1, Mục II Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
1.Tháo gỡ khó khăn, thuận lợi về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử
a) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, năng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời gian trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí… đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Từ những căn cứ trên, tôi thấy rằng công ty chúng tôi thuộc diện khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và ngân hàng có quyền xém xét điều chỉnh giảm lãi suất cho công ty chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi xin ngân hàng….. xem xét hỗ trợ giảm lãi suất từ…..%/năm xuống còn ….%/năm cho công ty chúng tôi.
Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung trên là sự thật. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của toàn bộ nội dung trên.
Tài liệu chứng cứ đi kèm: –
Báo cáo tài chính quý I
– Hợp đồng tín dụng số………
Người viết đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
2.2. Mẫu đơn xin giảm lãi suất ngân hàng đối với cá nhân:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…., ngày… tháng…. năm…..
ĐƠN YÊU CẦU GIẢM MỨC LÃI SUẤT
Kính gửi: Ông/Bà……..Giám đốc Khối vận hành Công ty Tài chính……Ngân hàng………………
– Căn cứ Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010
– Căn cứ quyết định
– Căn cứ hợp đồng vay tín dụng số………
Tôi tên là:…. Sinh ngày:…
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:…
Nơi cấp:……… cấp ngày…/tháng…/năm…
Địa chỉ thường trú:…………
Địa chỉ hiện tại:
Số điện thoại:…
Vào ngày…./…./….. do cần một khoản tiền lớn và gấp để cho con phẫu thuật, tôi có tìm đến ngân hàng nhờ hỗ trợ tư vấn. Sau khi trao đổi và được sự hướng dẫn của phía nhân viên ngân hàng tôi có tiến hành ký một hợp đồng dịch vụ vay tín dụng tiêu dùng fe credit, với số tiền là:……..VNĐ. Trong hợp đồng có ghi rõ số tiền vay, và mức lãi suất hàng tháng mà tôi phải trả là:…..VNĐ. Ngoài bản hợp đồng tôi còn ký kết thêm một văn bản cam kết với phía ngân hàng.
Sau 01 tháng kể từ ngày vay, tôi có nhận được thông báo về việc trả tiền lãi. Nhưng so với mức lãi suất như thỏa thuận trong hợp đồng, số tiền lãi của tôi lên tới……, gấp ……lần.
Tôi có hỏi và phía bên ngân hàng có giải thích đấy là do tôi đã vi phạm một vài điều khoản trong bản cam kết của hai bên nên ngoài tiền lãi tháng, tôi còn phải chịu thêm mức phí phạt vi phạm.
Bản thân với mức thu nhập hàng tháng không ổn định, gia đình tôi lại thuộc vào hoàn cảnh khó khăn, con trai tôi vừa phải thực hiện một ca phẫu thuật lớn. Do đó, số tiền lãi hiện tại phải trả cho ngân hàng mỗi tháng giờ là một gánh nặng rất lớn cho bản thân tôi cũng như gia đình.
-Xét thấy:
– Căn cứ quyết định số …./……./QĐ-NHNN1
“Điều 1. Nay quy định lãi suất cho vay của Ngân hàng Phục vụ người nghèo đối với hộ nghèo như sau:
1. Lãi suất cho vay của Ngân hàng Phục vụ người nghèo đối với hộ nghèo là ……%/tháng áp dụng kể từ ngày …/…../…… của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với tổ chức kinh tế, dân cư và mức lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức kinh tế. Số dư nợ đã cho vay của Ngân hàng Phục vụ người nghèo đối với hộ nghèo đến thời điểm …/…../…… chuyển sang vẫn giữ nguyên lãi suất cho vay ……%/tháng.”
– Căn cứ hợp đồng vay tín dụng số………
“Điều 7. Mức phạt vi phạm trong văn bản cam kết có thể do hai bên thỏa thuận trong suốt thời hạn thực hiện hợp đồng”.
Tôi đề nghị: Ông/Bà……..Giám đốc Khối vận hành Công ty Tài chính…… Ngân hàng……………… tạo điều kiện xem xét về hoàn cảnh của tôi, giảm mức lãi suất ngân hàng hàng tháng. Để tôi và gia đình có thể nhanh chóng trả đủ số nợ với ngân hàng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin giảm lãi suất ngân hàng:
Cá nhân, doanh nghiệp cung cấp đầy đủ, chính xác, rõ ràng, chi tiết nhất về thông tin cá nhân và thông tin của doanh nghiệp. Và các cá nhân, doanh nghiệp ký hợp đồng tín dụng trước đó sẽ cam kết toàn bộ nội dung trên là sự thật, nếu sai sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của toàn bộ nội dung trên.
Trong đơn xin giảm lãi suất ngân hàng cá nhân, doanh nghiệp sẽ nêu rõ lý do để xin giảm lãi suất ngân hàng và Ngân hàng sẽ xem xét việc giảm lãi suất sau khi ký hợp đồng tín dụng trước đi.