Cơ cấu tổ chức của Hội chữ thập đỏ khá đa dạng, việc xem xét được tham gia và tổ chức Hội chữ thập đỏ ở cấp nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trước hết về thủ tục, người có nguyện vọng phải làm đơn xin gia nhập, tham gia hội chữ thập đỏ.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin gia nhập, tham gia Hội Chữ thập đỏ là gì?
– Tổ chức của Hội Chữ thập đỏ gồm:
+ Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;
+ Hội Chữ thập đỏ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);
+ Hội Chữ thập đỏ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh và tương đương (gọi chung là cấp huyện);
+ Hội Chữ thập đỏ xã, phường, thị trấn và tương đương (gọi chung là cấp xã).
Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể đối với tổ chức Hội được thực hiện theo quy định của pháp luật,
– Các loại hình tổ chức Hội khác:
+ Hội được thành lập các chi hội trực thuộc, hội đồng hoặc ban bảo trợ hoạt động Chữ thập đỏ, các đội ứng phó thảm họa, đội sơ cấp cứu Chữ thập đỏ, đội khám chữa bệnh Chữ thập đỏ lưu động, các câu lạc bộ và các loại hình hoạt động nhân đạo khác theo quy định của pháp luật.
+ Các loại hình tổ chức Hội quy định tại điểm a khoản 2 Điều này do cấp Hội thành lập, trực tiếp quản lý theo đúng tôn chỉ, mục đích của Hội và quy định của pháp luật.
Thành phần của Hội chữ thập đỏ mà cá nhân có thể nộp đơn xin tham gia là Hội viên, Tình nguyện viên, Thanh niên, Thiếu niên Chữ thập đỏ. Dưới đây là mẫu đơn xin gia nhập làm Hội viên Chữ thập đỏ.
Đơn xin gia nhập, tham gia Hội Chữ thập đỏ là văn bản của cá nhân, tổ chức có nguyện vọng trở thành thành viên của Hội Chữ thập đỏ nộp đến Tổ chức hội chữ thập đỏ để được xét duyệt tham gia.
Đơn xin gia nhập, tham gia Hội Chữ thập đỏ được dùng để cá nhân, tổ chức bày tỏ nguyện vọng đối với Tổ chức Hội Chữ thập đỏ về việc tham gia và trở thành hội viên của tổ chức này.
2. Mẫu đơn xin gia nhập, tham gia Hội Chữ thập đỏ:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN GIA NHẬP HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
Kính gửi: Hội chữ thập đỏ cấp
Tên tôi là:…….
Năm sinh:……
Nghề nghiệp :…….
Được nghiên cứu Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tôi thấy Hội Chữ thập đỏ là tổ chức chính trị – xã hội của người dân Việt Nam, với mục đích cao cả của Hội là nhân đạo, hòa bình, hữu nghị, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Là một người dân Việt Nam, tôi tự thấy mình hội đủ những điều kiện và tiêu chuẩn của hội viên Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Vì vậy, tôi viết đơn này đề nghị Hội chữ thập đỏ cấp… xem xét kết nạp tôi trở thành hội viên Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Tôi xin hứa sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của hội viên và Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
(Tôi xin gửi kèm sơ yếu lý lịch)
……….., ngày …… tháng …… năm 20……
Ký tên
(ký và ghi rõ họ tên)
Đối với Hội Viên là tập thể:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN GIA NHẬP HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM
Kính gửi: Hội chữ thập đỏ cấp
Tên cơ quan (tổ chức, doanh nghiệp):…….
Người đại diện theo pháp luật:
Địa chỉ:……
Lĩnh vực hoạt động :…….
Được nghiên cứu Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Ban lãnh đạo nhận thấy Hội Chữ thập đỏ là tổ chức chính trị – xã hội của người dân Việt Nam, với mục đích cao cả của Hội là nhân đạo, hòa bình, hữu nghị, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Là một cơ quan (doanh nghiệp) hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, ban lãnh đạo tự thấy cơ quan (doanh nghiệp) hội đủ những điều kiện và tiêu chuẩn của hội viên Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Vì vậy, Cơ quan (doanh nghiệp) gửi đơn này đề nghị Hội chữ thập đỏ cấp… xem xét kết nạp Cơ quan (doanh nghiệp) trở thành hội viên Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Cơ quan ( doanh nghiệp) xin hứa sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của hội viên và Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
….., ngày …… tháng …… năm 20……
TM….
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn chi tiết mẫu đơn xin gia nhập, tham gia Hội Chữ thập đỏ:
– Kính gửi: Người viết đơn điền tên Hội Chữ thập đỏ cụ thể ở cấp nào, tên cấp cụ thể (ví dụ: Hội Chữ thập đỏ huyện Vĩnh Linh).
– Tên tôi là; năm sinh: Người viết đơn ghi rõ họ tên, năm sinh theo giấy khai sinh.
– Người viết đơn ghi rõ ngày tháng năm viết đơn và ký ghi rõ họ tên.
– Đối với Hội viên là tập thể, ghi rõ tên cơ quan, tổ chức, địa chỉ trụ sở chính, tên người đại diện hợp pháp, lĩnh vực hoạt động là gì?, trong quá trình viết, người viết đơn có thể thay các cụm từ “cơ quan”, “doanh nghiệp” thành tên của cơ quan, doanh nghiệp.
Hội viên Hội chữ thập đỏ.
– Hội viên của Hội gồm: hội viên cá nhân và hội viên tập thể.
+ Hội viên cá nhân: là những người Việt Nam đủ 16 tuổi trở lên, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, đóng hội phí, tham gia sinh hoạt trong tổ chức của Hội, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của hội viên cá nhân thì được công nhận là hội viên của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
+ Hội viên tập thể: là tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài nước tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, đóng hội phí, thực hiện đầy đủ trách nhiệm của hội viên tập thể, tham gia sinh hoạt trong tổ chức của Hội được công nhận là hội viên tập thể của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
– Các cấp Hội được mời những người có uy tín, tâm huyết, có điều kiện tham gia công tác nhân đạo làm hội viên danh dự của Hội. Hội viên danh dự không phải đóng hội phí và không tham gia biểu quyết các vấn đề của Hội.
– Nhiệm vụ và quyền hạn của hội viên
Hội viên có các nhiệm vụ sau:
+ Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuân thủ Điều lệ và các nghị quyết của Hội; tuyên truyền tôn chỉ, mục đích của Hội.
+ Tham gia tích cực các hoạt động của Hội; giúp đỡ và vận động giúp đỡ những người khó khăn; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn.
+ Tham gia xây dựng Hội vững mạnh và đóng hội phí theo quy định.
Hội viên cá nhân có các quyền sau:
+ Được ứng cử, đề cử vào ban lãnh đạo Hội.
+ Được đề xuất, thảo luận, biểu quyết và giám sát các công việc của Hội.
+ Được sinh hoạt, hoạt động, được cung cấp thông tin về Hội.
+ Được Hội bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp và giúp đỡ khi gặp khó khăn; được khen thưởng theo quy định của Hội và của Nhà nước.
+ Trong khi tham gia hoạt động Chữ thập đỏ, hội viên bị thiệt hại về tài sản, tổn hại về sức khỏe, tính mạng thì được Hội đề nghị giải quyết chính sách theo quy định của pháp luật.
+ Được thôi không là hội viên khi không đủ điều kiện tham gia.
Hội viên tập thể có các quyền sau:
+ Được bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp khi tham gia các hoạt động nhân đạo của Hội; được khen thưởng theo quy định của Hội và của Nhà nước.
+ Được sử dụng logo của tổ chức, đơn vị mình trong một số hoạt động Chữ thập đỏ mà tổ chức, đơn vị có đóng góp.
+ Được thôi không là hội viên khi không đủ điều kiện tham gia
Đối với hội viên được công nhận hội viên hạng Bạch kim, hạng Vàng và hạng Bạc, ngoài quyền lợi và nghĩa vụ như hội viên hoạt động còn có các quyền sau:
+ Hội viên hạng Bạch kim được tham gia ứng cử vào Ban chấp hành Hội các cấp; được sử dụng logo của tổ chức/doanh nghiệp trong các hoạt động Chữ thập đỏ mà hội viên trực tiếp tham gia; được tham gia đóng góp ý kiến cho chiến lược phát triển chung của Hội; được xem xét tham gia các sự kiện do Trung ương Hội tổ chức.
+ Hội viên hạng Vàng được tham gia ứng cử vào Ban chấp hành Hội cấp tỉnh; được tham gia đóng góp ý kiến cho chiến lược phát triển chung của Hội ở địa phương và tham dự các sự kiện lớn của tỉnh, thành Hội.
+ Hội viên hạng Bạc được tham gia ứng cử vào Ban chấp hành Hội cấp huyện; được tham gia đóng góp ý kiến cho kế hoạch phát triển chung của Hội ở địa phương và tham dự các sự kiện lớn của Hội cấp huyện.
– Ban Thường vụ Trung ương Hội quy định việc công nhận danh hiệu hội viên, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của hội viên; tôn vinh, khen thưởng và phân cấp quản lý hội viên.