Sự ra đời của những câu lạc bộ bóng đá đã thu hút được rất nhiều những cầu thủ muốn gia nhập. Vậy muốn gia nhập câu lạc bộ bóng đá hay liên đoàn bóng đá Việt Nam thì cần soạn thảo mẫu đơn ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin gia nhập liên đoàn bóng đá là gì?
Mẫu đơn xin được gia nhập liên đoàn bóng đá là mẫu đơn do người có mong muốn được xin gia nhập liên đoàn bóng đá
Mẫu đơn xin gia nhập liên đoàn bóng đá được lập ra để xin được gia nhập vào liên đoàn bóng đá.
2. Mẫu đơn xin gia nhập liên đoàn bóng đá:
Tên cơ quan chủ quản …..(1)
Tên CLB ……(2)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————–
ĐƠN XIN
GIA NHẬP LIÊN ĐOÀN BÓNG ĐÁ …(3)
Kính gửi: Ban Chấp hành Liên đoàn bóng đá ……..(1)
Sau khi nghiên cứu, hoàn toàn thừa nhận tôn chỉ, mục đích, điều lệ của Liên đoàn bóng đá ………… – Nhiệm kỳ ……, làm đơn này đề nghị Liên đoàn bóng đá ……… xét và công nhận (1)………. là thành viên của Liên đoàn bóng đá …..
(1).. nguyện sẽ thực hiện nghiêm chỉnh Điều lệ, các Nghị quyết, chủ trương, quy định của Ban chấp hành Liên đoàn bóng đá …….. đóng lệ phí, niên liễm đúng hạn, đầy đủ, tham gia tích cực vào hoạt động và làm tròn nghĩa vụ của một thành viên của Liên đoàn bóng đá ……… góp phần xây dựng nền bóng đá Thành phố ……….. phát triển nhanh, bền vững.
Chúng tôi xin gửi kèm theo các hồ sơ cần thiết theo quy định của Liên đoàn bóng đá ………, gồm:
– Quyết định thành lập (Hội, Câu lạc bộ, Giấy phép hoạt động của doanh nghiệp chủ quản)
– Điều lệ (hoặc quy chế) tổ chức và hoạt động (của Hội, Câu lạc bộ, doanh nghiệp chủ quản).
– Danh sách Ban lãnh đạo Hội, Câu lạc bộ (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các uỷ viên…)
– Địa chỉ liên lạc.
……, ngày…tháng…năm… (4)
TM/ ……
Ký tên (đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1) tên của Hội bóng đá Quận – Huyện hoặc tên của câu lạc bộ bóng đá hạng A, hạng B, phong trào, Futsal hạng A, Futsal hạng B
(2): Điền tên câu lạc bộ
(3): Điền tên liên đoàn bóng đá mà người làm đơn muốn xin gia nhập
(4): Điền ngày, tháng, năm làm đơn
4. Mẫu đơn xin gia nhập câu lạc bộ thể thao:
Mẫu đơn xin gia nhập câu lạc bộ thể thao là mẫu đơn xin được cá nhân lập ra và gửi tới câu lạc bộ thể thao để xin được gia nhập, tham gia câu lạc bộ. Mẫu đơn xin nêu rõ thông tin người làm đơn, thông tin câu lạc bộ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
ĐƠN XIN
GIA NHẬP CÂU LẠC BỘ THỂ THAO
Kính gửi: Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ thể thao ………(1)
Tôi tên là ………(2)
Sinh ngày ……… Nguyên quán: …….(3)
Đơn vị công tác: …….(4)
Sở trường của bản thân………(5)
Sau khi tìm hiểu về Điều lệ Câu lạc bộ thể thao và hiểu rõ những quyền lợi và nghĩa vụ mà người thành viên Câu lạc bộ, tôi tự nguyện làm đơn này xin được tham gia vào tổ chức Câu lạc bộ thể thao ……(6)
Nếu được kết nạp, tôi xin chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Câu lạc bộ như thực hiện mọi nhiệm vụ của thành viên Câu lạc bộ, tham gia đầy đủ các hoạt động phong trào mà ban chủ nhiệm của Câu lạc bộ đề ra.
Trân trọng cảm ơn!
.., ngày…tháng…năm…(7)
Người làm đơn
Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên Ban chủ nhiệm câu lạc bộ thể thao xin gia nhập
(2): Điền tên của người làm đơn
(3): Điền ngày, tháng, năm sinh, nguyên quán của người làm đơn
(4): Điền đơn vị công tác của người làm đơn
(5): Điền sở trường của người làm đơn
(6): Điền tên Câu lạc bộ thể thao
(7): Điền ngày, tháng, năm làm đơn
5. Tìm hiểu một số quy chế cấp phép câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp:
Thứ nhất, về cơ quan cấp phép
– Cơ quan Cấp phép, thực hiện quyền cấp phép thông qua việc ban hành Quy chế cấp phép, bổ nhiệm Đơn vị cấp phép là Liên đoàn bóng đá Việt Nam.
– Liên đoàn bóng đá Việt Nam có thể ủy quyền cấp phép CLB cho Đơn vị tổ chức giải đấu có liên quan trong Hệ thống giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.
Thứ hai, về đơn vị cấp phép
– Đơn vị cấp phép gồm:
+ Ban Cấp phép là đơn vị ra quyết định về việc cấp phép.
+ Ban Giải quyết khiếu nại (BQGKN) là đơn vị giải quyết khiếu nại và ra quyết định sau cùng về việc cấp phép đối với đơn vị khiếu nại.
– Mỗi Đơn vị cấp phép phải có ít nhất ba thành viên. Trong số các thành viên của mỗi Đơn vị cấp phép, phải có ít nhất một người có bằng cử nhân luật và/hoặc một người có bằng cử nhân kinh tế chuyên ngành kế toán hoặc kiểm toán.
– Ban chấp hành Liên đoàn bóng đá Việt Nam bổ nhiệm thành viên của Đơn vị cấp phép với nhiệm kỳ là bốn (04) năm và có thể được tái bổ nhiệm. Trong trường hợp khuyết một vị trí trong Ban Cấp phép hoặc BGQKN, Ban Chấp hành Liên đoàn bóng đá Việt Nam sẽ bổ nhiệm người thay thế trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ. Việc chậm bổ nhiệm người thay thế không cản trở các Ban thực hiện nhiệm vụ của mình.
– Thành viên Ban Cấp phép không đồng thời là thành viên của Ban Kỷ luật hoặc BGQKN.
– Ban Cấp phép có thể đề cử nhân viên hành chính của Liên đoàn bóng đá Việt Nam và nhân viên làm việc cho các Đơn vị tổ chức giải đấu thuộc sự quản lý của Liên đoàn làm thành viên của Ban, ngoại trừ Trưởng phòng Cấp phép không được là thành viên của Ban Cấp phép.
– Thành viên của BGQKN không được đồng thời là thành viên của một trong các đơn vị sau trong Liên đoàn bóng đá Việt Nam:
+ Ban Chấp hành;
+ Thường trực Ban Chấp hành và Hội đồng tư vấn;
+ Ban Kiểm tra;
+ Ban Kỷ luật;
+ Ban Tổng Thư ký;
+ Các nhân viên hành chính của Liên đoàn bóng đá Việt Nam hoặc nhân viên làm việc cho các đơn vị tổ chức giải đấu trực thuộc sự quản lý của Liên đoàn bóng đá Việt Nam
+ Các tổ chức trực thuộc Liên đoàn bóng đá Việt Nam, bao gồm nhưng không giới hạn ở: Báo Bóng đá, Trung tâm Đào tạo bóng đá Trẻ và một số tổ chức khác theo quyết định của Ban Chấp hành Liên đoàn bóng đá Việt Nam.
– Thành viên của Đơn vị cấp phép phải tuân thủ quy định bảo mật. Liên đoàn bóng đá Việt Nam ban hành quy định này và các thành viên phải cam kết thực hiện bằng văn bản.
– Thành viên của Đơn vị cấp phép phải thực hiện công việc một cách vô tư, khách quan và không được tham gia quyết định cấp phép khi có căn cứ để nghi ngờ về tính độc lập hoặc có mâu thuẫn lợi ích. Mức độ độc lập của một thành viên có thể không được đảm bảo khi người này hoặc bất kỳ thành viên nào trong gia đình của người này, có mối quan hệ với Đơn vị xin cấp phép dưới các hình thức như:
+ Thành viên;
+ Cổ đông;
+ Nhà tài trợ;
+ Tư vấn/Cố vấn;
+ Đối tác thương mại;
+ Người lao động.
Thứ ba, về ban cấp phép
– Ban Cấp phép là Ban ra quyết định về việc cấp phép, có quyền quyết định việc cấp phép cho Đơn vị xin cấp phép tham gia giải thuộc Hệ thống giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam và/hoặc giải cấp CLB AFC theo quy định của Quy chế này.
Thứ tư, về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Cấp phép
– Quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép cho Đơn vị xin cấp phép. Quyết định được làm bằng văn bản, nêu rõ lý do và điều kiện khiếu nại.
– Quyết định việc cấp hay không cấp phép cho Đơn vị xin cấp phép tham gia giải Hạng nhất quốc gia (HNQG) hoặc các giải bóng đá chuyên nghiệp khác trong trường hợp Đơn vị xin cấp phép không được cấp phép tham dự giải Vô địch quốc gia (VĐQG).
– Yêu cầu Đơn vị xin cấp phép hoặc Phòng cấp phép bổ sung tài liệu, thông tin liên quan đến hồ sơ xin cấp phép được nộp đúng hạn định.
– Không có quyền gia hạn nộp hồ sơ cho Đơn vị xin cấp phép dưới bất kỳ hình thức nào.
– Quyết định áp dụng các biện pháp phạt đối với Đơn vị xin cấp phép không đáp ứng tiêu chí hạng “B”.
– Thu hồi giấy phép hoặc áp dụng biện pháp phạt trong thời gian mùa giải nếu Đơn vị được cấp phép khi:
+ Không còn đáp ứng bất kỳ tiêu chí nào để được cấp giấy phép;
+ Vi phạm bất kỳ nghĩa vụ, nhiệm vụ, sự xác nhận hoặc cam kết theo quy định trong Quy chế này, Hợp đồng hoặc Cam kết bảo mật;
+ Đang trong quá trình thực hiện các thủ tục phá sản, tài sản bị quản lý, chịu sự giám sát hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Đề nghị Ban Chấp hành Liên đoàn bóng đá Việt Nam sửa đổi, bổ sung Quy chế cấp phép CLB bóng đá chuyên nghiệp.
– Xem xét và phê duyệt việc chuyển tư cách thành viên thuộc Liên đoàn bóng đá Việt Nam và Hệ thống giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam của Đơn vị xin cấp phép và/hoặc Đơn vị được cấp phép từ một tổ chức hợp pháp này sang một tổ chức hợp pháp khác.
– Không có quyền xác định thứ hạng các giải thuộc Hệ thống giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam.
– Mỗi thành viên của Ban Cấp phép bao gồm cả Trưởng Ban sẽ có một lá phiếu khi quyết định.
Thứ năm, về đơn vị xin cấp phép
– Đơn vị xin cấp phép là một tổ chức được thành lập hợp pháp chịu trách nhiệm đối với đội bóng tham gia vào các giải đấu thuộc hệ thống giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam và/hoặc giải đấu cấp CLB AFC. Đơn vị xin cấp phép có thể:
+ Là thành viên của LĐBĐVN và/hoặc Đơn vị tổ chức giải(sau đây gọi là thành viên đăng ký); hoặc
+ Là tổ chức có tư cách pháp nhân có mối quan hệ hợp đồng với thành viên đăng ký (sau đây gọi là Công ty).
– Chỉ có Thành viên đăng ký hoặc Công ty mới được nộp đơn xin giấy phép. Cá nhân không được nộp đơn xin giấy phép.
– Đơn vị xin cấp phép chịu trách nhiệm về đội bóng tham gia các giải bóng đá và đáp ứng các tiêu chí cấp phép CLB, bao gồm:
+ Cầu thủ được đăng ký với LĐBĐVN và /hoặc Đơn vị tổ chức giải phải có hợp đồng bằng văn bản với Thành viên đăng ký hoặc Công ty phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về lao động, Quy chế bóng đá chuyên nghiệp và Quy chế về địa vị pháp lý và chuyển nhượng cầu thủ của FIFA.
+ Các khoản bồi thường cho cầu thủ phát sinh từ nghĩa vụ hợp đồng hoặc các nghĩa vụ pháp lý và tất cả các khoản thu có được từ tiền bán vé, được tính vào sổ sách của Thành viên đăng ký hoặc Công ty.
+ Đảm bảo Cơ quan Cấp phép nhận được tất cả thông tin và/hoặc tài liệu cần thiết liên quan để chứng minh các tiêu chí xét cấp phép được thực hiện đầy đủ, bao gồm các tiêu chí về thể thao, cơ sở vật chất, hành chính và nhân sự, tài chính và pháp lý được quy định tại chương IV Quy chế này.
+ Đảm bảo Cơ quan Cấp phép nhận được thông tin của Đơn vị xin cấp phép về các tiêu chí thể thao, cơ sở hạ tầng, hành chính và nhân sự, tài chính và pháp lý được quy định.
+ Nếu Đơn vị xin cấp phép là một Công ty, thì phải cung cấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền xin cấp phép của Thành viên đăng ký được LĐBĐVN và /hoặc Đơn vị tổ chức giải phê duyệt và phải bao gồm tối thiểu những nội dung sau:
a) Công ty phải tuân thủ Điều lệ, Quy chế và Quyết định có liên quan của FIFA, AFC, LĐBĐVN và các giải đấu cùng những sửa đổi, bổ sung nhất định theo từng thời kỳ. Những quy định này là một phần không tách rời của Hợp đồng. Công ty cũng phải tuân thủ các Quyết định của các cơ quan bóng đá nói trên;
b) Công ty không được chuyển nhượng lại quyền tham gia các giải đấu của mình ở cấp quốc gia và quốc tế;
c) Quyền tham gia vào các giải đấu của Công ty bị chấm dứt khi việc chuyển nhượng tư cách Thành viên Liên đoàn bị chấm dứt;
d) Nếu công ty bị lâm vào tình trạng phá sản hoặc giải thể, quyền nộp đơn xin cấp phép tham gia vào các giải đấu cấp quốc gia và/hoặc quốc tế phải được chuyển cho Thành viên đăng ký. Để đảm bảo minh bạch, trong trường hợp giấy phép đã được cấp cho Công ty, thì Công ty không được chuyển nhượng giấy phép đó cho Thành viên đăng ký; Công ty chỉ có thể chuyển giao quyền nộp đơn xin cấp phép cho Thành viên đăng ký vào các mùa giải tiếp theo;
đ) LĐBĐVN và/hoặc Đơn vị tổ chức giải có quyền phê duyệt tên đăng ký tham gia vào các giải đấu thuộc Hệ thống giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam của Công ty;
e) Công ty có trách nhiệm giải trình và cung cấp thông tin, tài liệu về các vấn đề liên quan đến việc tham gia vào các giải đấu cấp quốc gia và/hoặc quốc tế của công ty nếu có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quốc gia hoặc Tòa Trọng tài quốc tế;
g) Hợp đồng chuyển nhượng và bất kỳ sửa đổi, bổ sung nào liên quan đến Hợp đồng này phải được cơ quan có thẩm quyền của LĐBĐVN phê duyệt mới có giá trị thực hiện;
– Nếu Đơn vị xin cấp phép là một Công ty, thì Công ty này phải cung cấp cho Cơ quan Cấp phép thông tin tài chính của công ty và của Thành viên đăng ký (ví dụ
– Nếu Đơn vị xin cấp phép có quyền kiểm soát bất cứ Công ty con nào khác, thì phải chuẩn bị báo cáo tài chính hợp nhất và nộp cho Cơ quan Cấp phép dưới hình thức là các đơn vị hợp nhất (“tập đoàn”) là một công ty duy nhất;
– Nếu Đơn vị xin cấp phép do một công ty mẹ quản lý, công ty mẹ này lại có thể chịu sự kiểm soát của công ty mẹ khác, hoặc công ty mẹ này có thể có quyền kiểm soát một Công ty con khác, hoặc công ty mẹ này có thể có tầm Ảnh hưởng đáng kể tới bất kỳ công ty liên kết nào khác, thì bất cứ giao dịch nào với công ty mẹ của Đơn vị xin cấp phép, hoặc bất cứ công ty mẹ hoặc Công ty con hoặc công ty liên kết của công ty mẹ đó phải được nêu trong
– Đơn vị xin cấp phép đảm bảo:
+ Có trụ sở hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam và chỉ thi đấu các trận đấu trên sân nhà trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. LĐBĐVN có thể qui định các trường hợp ngoại lệ sau khi được sự đồng ý của FIFA, AFC;
+ Có quyền sử dụng tên và thương hiệu của CLB và không thay đổi tên của CLB vì mục đích thương mại/quảng cáo;
+ Không chấp nhận các điều khoản trong hợp đồng liên quan đến truyền hình, nhà tài trợ hoặc các đối tác thương mại mà có thể làm hạn chế việc tự ra quyết định của CLB hoặc ảnh hưởng đến việc quản lý CLB.