Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân. Khi muốn ra nhập hợp tác xã thì cần làm gì? Mẫu đơn xin gia nhập hợp tác xã như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn xin gia nhập hợp tác xã là gì?
- 2 2. Mẫu đơn xin gia nhập hợp tác xã:
- 3 3. Hướng dẫn làm mẫu đơn xin gia nhập hợp tác xã:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về hợp tác xã:
1. Mẫu đơn xin gia nhập hợp tác xã là gì?
Căn cứ theo
Căn cứ theo Luật Hợp tác năm 2023, có hiệu lực từ ngày 01/07/2024 đã có quy định khác về khái niệm hợp tác xã như sau: Hợp tác xã là tổ chức có tư cách pháp nhân do ít nhất 05 thành viên chính thức tự nguyện thành lập, hợp tác tương trợ trong sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung về kinh tế, văn hóa, xã hội của thành viên, góp phần xây dựng cộng đồng xã hội phát triển bền vững; thực hiện quản trị tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ.
Đơn xin gia nhập hợp tác xã là mẫu đơn với các nôi dung và thông tin về xin gia nhập hợp tác xã
Mẫu đơn đề nghị gia nhập hợp tác xã là mẫu đơn được lập ra để xin được gia nhập hợp tác xã. Mẫu đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn, thông tin về hợp tác xã xin gia nhập
2. Mẫu đơn xin gia nhập hợp tác xã:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
————–
ĐƠN XIN GIA NHẬP HỢP TÁC XÃ
Kính gửi: Hội đồng quản trị HTX …………….
Tôi tên là: ………
Sinh ngày: ……….
CMND số: …………
Địa chỉ thường trú: ………..
Quê quán: …….
Nghề nghiệp: ……..
Sau khi nghiên cứu điều lệ Hợp tác xã …….., tôi tự xét thấy bản thân tôi có đủ điều kiện tham gia là thành viên của Hợp tác xã ……… với mức vốn là……………….…… (Ghi bằng chữ)……
Vì vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị Hội đồng quản trị cho phép tôi được góp vốn với số tiền nêu trên để trở thành thành viên của hợp tác xã.
Kính mong Hội đồng quản trị hợp tác xã chấp thuận.
…., ngày…tháng…năm..
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm mẫu đơn xin gia nhập hợp tác xã:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong mẫu đơn xin gia nhập hợp tác xã
– Kí và ghi rõ họ tên người làm đơn
– Gửi Hội đồng quản trị HTX
4. Một số quy định của pháp luật về hợp tác xã:
4.1. Điều kiện trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên:
Tại Điều 13 Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định Điều kiện trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên:
1. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam.
Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;
– Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;
– Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;
– Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này và điều lệ hợp tác xã;
– Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.
2. Hợp tác xã trở thành thành viên liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Có nhu cầu hợp tác với các hợp tác xã thành viên và có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của liên hiệp hợp tác xã;
– Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của liên hiệp hợp tác xã;
– Góp vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này và điều lệ liên hiệp hợp tác xã;
– Điều kiện khác theo quy định của điều lệ liên hiệp hợp tác xã.
2. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thể là thành viên của nhiều hợp tác xã; hợp tác xã có thể là thành viên của nhiều liên hiệp hợp tác xã trừ trường hợp điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quy định khác.
3. Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục trở thành thành viên hợp tác xã đối với pháp nhân Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
Tuy nhiên, đối chiếu với Điều 30 Luật Hợp tác xã năm 2023 đã có quy định cụ thể, chi tiết hơn về điều kiện trở thành thành viên hợp tác xã, cụ thể:
1. Thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã bao gồm:
– Cá nhân là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
– Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thành lập, hoạt động tại Việt Nam. Các thành viên của tổ chức này phải cử một người đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự để thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã;
– Pháp nhân Việt Nam.
2. Thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã bao gồm:
– Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Cá nhân là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; khi tham gia các giao dịch dân sự, lao động thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;
– Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thành lập, hoạt động tại Việt Nam. Các thành viên của tổ chức này phải cử một người đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự để thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã;
– Pháp nhân Việt Nam.
3. Cá nhân, tổ chức phải có đơn tự nguyện gia nhập, góp vốn hoặc nộp phí thành viên và đáp ứng điều kiện quy định của Luật này và Điều lệ.
4. Thành viên của hợp tác xã có thể đồng thời là thành viên của nhiều hợp tác xã, trừ trường hợp Điều lệ có quy định khác.
5. Cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi tham gia là thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan;
– Điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về đầu tư.
6. Hợp tác xã có thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan.
7. Tổng số thành viên chính thức là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài phải chiếm tỷ lệ dưới 35% tổng số thành viên chính thức của hợp tác xã.
4.2. Quyền và nghĩa vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên:
4.2.1. Quyền và nghĩa vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định Luật Hợp tác xã năm 2012:
Tại Điều 14. Quyền của thành viên, hợp tác xã thành viên
1. Được hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ.
2. Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật này và điều lệ.
3. Được hưởng các phúc lợi của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên.
5. Được biểu quyết các nội dung thuộc quyền của đại hội thành viên theo quy định tại Điều 32 của Luật này.
6. Ứng cử, đề cử thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
7. Kiến nghị, yêu cầu hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; yêu cầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định của Luật này và điều lệ.
8 Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
9. Ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của điều lệ.
10. Được trả lại vốn góp khi ra khỏi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.
11. Được chia giá trị tài sản được chia còn lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ.
Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
12.Quyền khác theo quy định của điều lệ.
Tại Điều 15. Nghĩa vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên
1. Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ.
2. Góp đủ, đúng thời hạn vốn góp đã cam kết theo quy định của điều lệ.
3. Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
5. Tuân thủ điều lệ, quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, nghị quyết đại hội thành viên, hợp tác xã thành viên và quyết định của hội đồng quản trị hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của điều lệ.
Như vậy song song với quyền lợi khi là thành viên của hợp tác xã thì các thành viên phải thực hiện các nghĩa vụ đã được quy định cụ thể như trên.
4.2.2. Quyền và nghĩa vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định Luật Hợp tác xã năm 2023:
Căn cứ theo Điều 31 Luật Hợp tác xã năm 2023 quy định Quyền của thành viên hợp tác xã như sau:
1. Thành viên chính thức có quyền sau đây:
– Được hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ, việc làm;
– Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật này và Điều lệ;
– Được hưởng phúc lợi của hợp tác xã;
– Được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự Đại hội thành viên;
– Được biểu quyết nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên;
– Ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu;
– Kiến nghị, yêu cầu Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã;
– Yêu cầu Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập Đại hội thành viên bất thường;
– Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã;
– Ra khỏi hợp tác xã theo quy định của Luật này và Điều lệ;
– Được trả lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp theo quy định của Luật này và Điều lệ;
– Được nhận phần giá trị tài sản còn lại của hợp tác xã theo quy định của Luật này và Điều lệ;
– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
– Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
2. Thành viên liên kết góp vốn có quyền sau đây:
– Được phân phối thu nhập theo quy định của Luật này và Điều lệ;
– Được hưởng phúc lợi của hợp tác xã;
– Kiến nghị, yêu cầu Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã;
– Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã;
– Ra khỏi hợp tác xã theo quy định của Luật này và Điều lệ;
– Được trả lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp theo quy định của Luật này và Điều lệ;
– Được nhận phần giá trị tài sản còn lại của hợp tác xã theo quy định của Luật này và Điều lệ;
– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
– Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
– Tham gia và phát biểu nhưng không được biểu quyết tại cuộc họp Đại hội thành viên khi được mời.
3. Thành viên liên kết không góp vốn có quyền sau đây
– Được hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ, việc làm;
– Được hưởng phúc lợi của hợp tác xã;
– Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã;
– Ra khỏi hợp tác xã theo quy định của Luật này và Điều lệ;
– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
– Quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
– Tham gia và phát biểu nhưng không được biểu quyết tại cuộc họp Đại hội thành viên khi được mời.
Tại Điều 32 quy định Nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã như sau:
1. Thành viên chính thức có nghĩa vụ sau đây:
– Góp đủ, đúng thời hạn phần vốn góp đã cam kết theo quy định của Điều lệ;
– Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã đã đăng ký hoặc góp sức lao động theo thỏa thuận với hợp tác xã;
– Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã trong phạm vi phần vốn góp vào hợp tác xã;
– Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã theo quy định của pháp luật và Điều lệ;
– Tuân thủ tôn chỉ, mục đích, Điều lệ, quy chế của hợp tác xã, nghị quyết Đại hội thành viên và quyết định của Hội đồng quản trị đối với tổ chức quản trị đầy đủ hoặc Giám đốc đối với tổ chức quản trị rút gọn;
– Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
2. Thành viên liên kết góp vốn có nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d, đ và e khoản 1 Điều này.
3. Thành viên liên kết không góp vốn có nghĩa vụ sau đây:
– Nộp phí thành viên theo quy định của Điều lệ. Phí thành viên không phải là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Phí và lệ phí.
– Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã đã đăng ký hoặc góp sức lao động theo thỏa thuận với hợp tác xã;
– Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã theo quy định của pháp luật và Điều lệ;
– Tuân thủ tôn chỉ, mục đích, Điều lệ, quy chế của hợp tác xã, nghị quyết Đại hội thành viên và quyết định của Hội đồng quản trị đối với tổ chức quản trị đầy đủ hoặc Giám đốc đối với tổ chức quản trị rút gọn;
– Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về Mẫu đơn xin gia nhập hợp tác xã và hướng dẫn soạn thảo đơn mới nhất và một số thông tin pháp lý liên quan