Cá nhân có nguyện vọng gia nhập giáo hội phật giáo Việt Nam phải viết đơn xin gia nhập và được sự chấp thuận của Giáo hội. Để hiểu rõ hơn về mẫu đơn gia nhập giáo hội phật giáo cũng như cách thức soạn thảo đơn.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn xin gia nhập giáo hội phật giáo là gì?
- 2 2. Mẫu đơn xin gia nhập giáo hội phật giáo mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin gia nhập giáo hội phật giáo chi tiết nhất:
- 4 4. Điều kiện gia nhập Giáo hội phật giáo:
- 5 5. Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam:
- 6 6. Quyền và nghĩa vụ của người gia nhập giáo hội phật giáo:
- 7 7. Mục đích và nguyên tắc hoạt động của Giáo hội phật giáo Việt Nam:
1. Đơn xin gia nhập giáo hội phật giáo là gì?
Theo quy định của Hiến chương giáo hội Phật giáo, Tổ chức Phật giáo Việt Nam cả nước lấy danh xưng là Giáo hội Phật giáo Việt Nam, gọi tắt là “Giáo hội”, viết tắt là “GHPGVN”. Tên tiếng Anh là: “Vietnam Buddhist Sangha”, viết tắt là “VBS”.
Đơn xin gia nhập hội phật giáo là mẫu đơn được soạn thảo bởi cá nhân người có nguyện vọng gia nhập hội phật giáo gửi đến Giáo hội phật giáo Việt Nam. Nội dung đơn nêu rõ thông của người viết, lý do gia nhập,…
Đơn xin gia nhập là cơ sở để Giáo hội phật giáo Việt Nam xét nguyện vọng gia nhập hội của người làm đơn.
2. Mẫu đơn xin gia nhập giáo hội phật giáo mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-o0o———-
Hà Nội, ngày…..tháng…..năm…..
ĐƠN XIN GIA NHẬP GIÁO HỘI PHẬT GIÁO
Kính gửi: BAN THƯỜNG TRỰC GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Tôi tên là…. Sinh ngày:………
Giấy chứng minh nhân dân số: …… cấp ngày…/…/… tại………
Hộ khẩu thường trú: …
Chỗ ở hiện nay: …
Số điện thoại: …
Tôi làm đơn này với mong muốn xin được gia nhập vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tôi đã đọc qua Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhận thấy mình có đủ điều kiện và năng lực để gia nhập vào Giáo hội.
Tôi xin hứa sẽ thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các công việc được giao cũng như luôn xây dựng một hình ảnh đẹp về Giáo hội Phật giáo đối với mọi người xung quanh.
Tôi kính mong Ban thường trực Giáo hội Phật giáo sẽ xem xét và chấp thuận đề nghị của tôi một cách nhanh chóng nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin gia nhập giáo hội phật giáo chi tiết nhất:
– Phần “Kính gửi” : Ghi “BAN THƯỜNG TRỰC GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM” nơi gửi đơn
– Phần thông tin của người làm đơn xin gia nhập hội phật giáo:
Mục họ tên: Viết đầy đủ họ, tên đệm, tên theo giấy khai sinh/CMND/CCCD bằng chữ in hoa có dấu
Sinh ngày: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh, 04 chữ số cho năm sinh.
Giấy chứng minh nhân dân số: Ghi đầy đủ số CMND và số hộ chiếu (nếu có)
Hộ khẩu thường trú: Ghi theo thông tin theo sổ hộ khẩu. Trong trường hợp thay đổi địa chỉ thường trú phải ghi theo địa chỉ đã thay đổi
Chỗ ở hiện nay: Ghi theo địa chỉ nơi ở hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
– Trình bày lý do viết đơn:
” Tôi làm đơn này với mong muốn xin được gia nhập vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tôi đã đọc qua Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhận thấy mình có đủ điều kiện và năng lực để gia nhập vào Giáo hội.”
– Lời cam đoan
“Tôi xin hứa sẽ thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các công việc được giao cũng như luôn xây dựng một hình ảnh đẹp về Giáo hội Phật giáo đối với mọi người xung quanh.”
Lời cảm ơn
Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên ở cuối đơn
4. Điều kiện gia nhập Giáo hội phật giáo:
Theo quy định của Hiến chương Giáo hội phật giáo Việt Nam thì: “Thành phần của Giáo hội Phật giáo Việt Nam bao gồm những thành viên là các tổ chức Giáo hội, Hội, Hệ phái Phật giáo, Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước đã tự nguyện hợp nhất hình thành Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chấp nhận bản Hiến chương này.”
– Như vậy có thể hiểu người Việt Nam ở trong và ngoài nước có nguyện vọng gia nhập giáo hội đều có thể viết đơn trình bày nguyện vọng trước Giáo hội.
– Người gia nhập Giáo hội phật giáo phải dựa trên tinh thần tự nguyện và viết đơn xin gia nhập gửi đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam
– Cam kết tuân thủ đầy đủ mọi quy định của giáo hội phật giáo
5. Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam:
Khế lý và khế cơ là hai yêu tố quan trọng làm nên sự khác biệt của Phật giáo với các tông giáo khác. Trong quá trình phát triển của mình, Giáo hội phật giáo luôn nỗ lực giữu gìn và phát triển hai yếu tố này. Nếu thiếu đi một trong hai yếu tố này Phật giáo sẽ chẳng còn là Phật giáo nữa. Duy trì và phát triển hai yếu tố này, Phật giáo được truyền vào Việt Nam và các nước khác.
Phật giáo Việt Nam là biểu tượng của tính dung hòa. Tính dung hòa đó được thể hiện ở:
Sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng bản địa
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và nhanh chóng hoà nhập với các tín ngưỡng bản địa để trở thành một tôn giáo mang sắc thái Việt. Trong quá trình tồn tại, Phật giáo đã để lại vô số dấu ấn vật chất – những ngôi chùa. Một số chùa của người Việt khác với chùa của các quốc gia cùng chịu ảnh hưởng của Phật giáo, khi phối thờ thêm các thần linh trong tín ngưỡng bản địa của mình như các Thần, các Thánh
Hòa hợp giữa Phật giáo với Khổng, Lão
Tín ngưỡng truyền thống đã tiếp nhận Phật giáo ngay từ đầu Công nguyên. Sau đó Phật giáo cùng Đạo giáo tiếp nhận Nho giáo để làm nên “Tam giáo đồng nguyên” (cả ba tôn giáo có cùng một gốc) và “Tam giáo đồng quy” (cả ba tôn giáo có cùng một mục đích) truyền vào Việt Nam. Ba tôn giáo trợ giúp lẫn nhau: Nho giáo lo tổ chức xã hội, Đạo giáo lo thể xác con người, Phật giáo lo tâm linh, kiếp sau của con người. Trong nhiều thế kỷ, hình ảnh “Tam giáo tổ sư” với Thích Ca Mâu Ni ở giữa, Lão tử ở bên trái, Khổng tử ở bên phải đã in sâu vào tâm thức mọi người Việt Nam
Phật giáo chịu ảnh hưởng của tư tưởng Mẫu hệ
Tư tưởng Mẫu hệ ảnh hưởng rất lớn đến Phật giáo Việt Nam. Trong khi các vị Phật Ấn Độ xuất hiện với thân nam, khi vào Việt Nam bị biến thành “Phật ông – Phật bà”. Mẹ Quan Âm ( Quan Thế Âm Bồ Tát) là vị “thần” cứu giúp cho nhân dân, người miền biển còn gọi là Quan Âm Nam Hải (biển đông).
6. Quyền và nghĩa vụ của người gia nhập giáo hội phật giáo:
Thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm thành phần Giáo phẩm và đại chúng theo quy định Nội quy Tăng sự.
Quyền của thành viên Giáo hội phật giáo
– Thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có quyền được đề cử và được suy cử vào các cấp Giáo hội
– Có quyền thảo luận và biểu quyết công việc của Giáo hội trong các kỳ Hội nghị hay Đại hội của Giáo hội, có nhiệm vụ chấp hành Hiến chương, Quy chế, Nội quy và Nghị quyết của Giáo hội.
– Tín đồ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là những người tin tưởng Phật pháp, thực hành theo giáo lý Đức Phật và tùy khả năng, tự nguyện thọ trì Giới luật Phật chế.
– Thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có nhiều thành tích, công đức với Đạo pháp và Dân tộc sẽ được tuyên dương
Nghĩa vụ của thành viên Giáo hội Phật giáo
– Tuân thủ mọi quy đinh của Giáo hội
– Làm tròn bổn phận của mình trên tinh thần: trí tuệ – kỷ cương – hội nhập – phát triển, góp phần làm cho tổ chức Giáo hội không ngừng lớn mạnh.
– Thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam vi phạm Giới luật, Hiến chương, Quy chế, Nội quy của Giáo hội, tùy theo lỗi nặng nhẹ, Giáo hội sẽ xử lý theo Giáo luật.
– Thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam có hoạt động và hành vi làm thương tổn đến thanh danh, đến sự hòa hợp, đến quyền lợi của Giáo hội hoặc các thành viên của Giáo hội, phương hại đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đến hòa bình, độc lập, thống nhất của Tổ quốc, Giáo hội sẽ xử lý theo Giáo luật và tùy mức độ vi phạm Giáo hội sẽ đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý theo Pháp luật.
– Thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam bị mất quyền công dân do vi phạm Pháp luật thì đương nhiên mất tư cách là thành viên của Giáo hội.
Các thành viên bị khai trừ, sau khi hối cải, có thể xin gia nhập lại Giáo hội. Trường hợp mất quyền công dân mà đã được phục hồi quyền công dân thì có thể được xin phục hồi tư cách thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
7. Mục đích và nguyên tắc hoạt động của Giáo hội phật giáo Việt Nam:
– Mục đích của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là hoằng dương Phật pháp, phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nước và ở nước ngoài, tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phục vụ dân tộc, góp phần xây dựng hòa bình, an lạc cho thế giới.
– Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc lấy Đạo pháp làm mục tiêu tối cao, Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử làm trung tâm; các thành viên tham gia tự nguyện, đoàn kết, hòa hợp, kính ngưỡng, phụng hành Giáo pháp, Giới luật và tuân thủ Pháp luật Nhà nước.
Giáo hội lãnh đạo trên nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định theo đa số và thống nhất hành động.
Căn cứ pháp lý: Hiến chương Giáo hội phật giáo Việt Nam