Trong trường hợp tiến độ công trình bị chậm, không thể đạt được tiến độ đề ra, hoàn thành công trình đúng thời hạn thì bên thi công công trình sẽ phải yêu cầu bên chủ đầu tư cho phép gia hạn tiến độ thi công, việc này được thực hiện thông qua đơn xin gia hạn tiến độ thi công.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin gia hạn tiến độ thi công là gì?
Đơn xin gia hạn tiến độ thi công là mẫu sử dụng cho các công trình xây dựng không kịp tiến độ, cần gia hạn thêm thời gian để hoàn thành. Đơn xin gia hạn tiến độ thi công là văn bản với nội dung đề cập đến các nguyên nhân khiến tiến độ công trình bị chậm tiến độ và thể hiện yêu cầu chủ đầu tư cho gia hạn thêm thời gian để công trình được hoàn thành, chủ thể viết đơn là đơn vị thi công công trình, đơn sẽ được gửi cho ban quản lý đầu tư xây dựng.
2. Mẫu đơn xin gia hạn tiến độ thi công:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
……… , ngày …… tháng ….. năm ……
ĐƠN XIN GIA HẠN TIẾN ĐỘ THI CÔNG
Kính gửi : – Ông ……….. –Giám đốc Công ty …….
– Căn cứ Luật xây dựng 2014
–
– Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn
– Hợp đồng số ……….. về việc ………
Họ tên người đề nghị :
Số CMND : ……… cấp ngày : ……. nơi cấp : ….
Chức vụ :
Nơi đăng ký HKTT :
Địa chỉ :
Số điện thoại liên lạc :
Ký kết Hợp đồng số : ………….. với Quý Công ty về việc ………..
Hiện nay chúng tôi có đang nhận thực hiện công việc ……. cho Quý công ty . Dự kiến thời gian hoàn thành công việc là ngày …/…/…. Tuy nhiên , trong tuần lễ từ ngày …/…/… đến ngày …./…/… thì thời tiết có sự thay đổi dẫn đến việc mưa lớn gây ngập úng quanh khu vực công trường khiến chúng tôi không thể thực hiện được công việc theo đúng kế hoạch đã đề ra . Đến ngày …/…/… thì chúng tôi mới có thể tiếp tục thi công công trình . Do đó , chúng tôi không thể hoàn thành công việc được giao theo đúng tiến độ đã thỏa thuận .
Theo quy định tại Điều …. của Hợp đồng số …. về sự kiện bất khả kháng trong khi thực hiện Hợp đồng
“….
Hai bên sẽ không bị coi là vi phạm Hợp đồng khi không thực hiện nghĩa vụ của mình trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, bao gồm nhưng không giới hạn các sự kiện sau: Chiến tranh, hỏa hoạn, các thảm họa tự nhiên, dịch bệnh, sự ngăn cấm của cơ quan nhà nước, v.v… Tuy nhiên, trường hợp bất khả kháng không ảnh hưởng đến nghĩa vụ thanh toán hoặc bồi hoàn chi phí mà phía bên kia được hưởng trước khi xảy ra trường hợp nêu trên.
….’’
Nay chúng tôi làm đơn này đề nghị Ông …. – Giám đốc công ty ….. xem xét cho chúng tôi được gia hạn hoàn thành công việc chậm nhất là vào ngày …./…/… .
Chúng tôi xin cam đoan về những nội dung trình bày của mình tại đơn này là chính xác và chịu trách nhiệm hoàn toàn về những nội dung bên trên .
Xin chân thành cảm ơn .
Người làm đơn
Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
Khi soạn thảo mẫu đơn, người viết đơn cần kính gửi đúng cơ quan có thẩm quyền trong dự án, cụ thể là ban quản lý chủ đầu tư dự án.
Người viết đơn cần ghi rõ thông tin cá nhân cũng như tổ chức của mình cũng như nêu rõ lý do chậm tiến độ công trình và thời hạn xin gia hạn tiến độ.
3. Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng:
Theo Điều 14 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng lao động:
1. Thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi các bên đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng xây dựng đã ký.
2. Bên nhận thầu có trách nhiệm lập tiến độ chi tiết thực hiện hợp đồng trình bên giao thầu chấp thuận để làm căn cứ thực hiện.
3. Tiến độ thực hiện hợp đồng phải thể hiện các mốc hoàn thành, bàn giao các công việc, sản phẩm chủ yếu.
4. Đối với hợp đồng thi công xây dựng của gói thầu có quy mô lớn, thời gian thực hiện dài, thì tiến độ thi công có thể được lập cho từng giai đoạn.
5. Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị, tiến độ cung cấp thiết bị phải thể hiện các mốc bàn giao thiết bị, trong đó có quy định về số lượng, chủng loại thiết bị cho từng đợt bàn giao.
6. Đối với hợp đồng EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay, ngoài tiến độ thi công cho từng giai đoạn còn phải lập tiến độ cho từng loại công việc (lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng).
7. Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện hợp đồng trên cơ sở bảo đảm chất lượng sản phẩm của hợp đồng. Trường hợp đẩy nhanh tiến độ đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án thì bên nhận thầu được xét thưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng.
8. Việc điều chỉnh tiến độ của hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định này.
4. Các trường hợp điều chỉnh tiến độ hợp đồng:
Theo Khoản 2 Điều 7 Thông tư 09/2016/TT-BXD (đã hết hiệu lực) hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình thì các trường hợp điều chỉnh tiến độ hợp đồng bao gồm:
“Điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng thi công theo quy định tại Điều 39 của
a) Trường hợp thay đổi tiến độ thực hiện hợp đồng do lỗi của bên giao thầu thì bên giao thầu phải gia hạn hợp đồng và chịu các chi phí do kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng (nếu có). Trường hợp thay đổi tiến độ thực hiện hợp đồng do lỗi của bên nhận thầu thì bên nhận thầu phải chịu các chi phí do lỗi của mình gây ra theo thỏa thuận trong hợp đồng (nếu có).
b) Quá trình thi công gặp bất khả kháng làm thay đổi tiến độ thực hiện hợp đồng thì các bên cùng xác định thời gian và tiến độ thực hiện do bất khả kháng làm cơ sở để Điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng.
c) Bên nhận thầu được phép Điều chỉnh tiến độ chi Tiết (theo tuần, tháng, …) nhưng phải phù hợp với tiến độ tổng thể của hợp đồng;”
* Tiến độ thi công được điều chỉnh trong các trường hợp rủi ro và bất khả kháng theo Điều 10 Thông tư 09/2016/TT-BXD:
” Bất khả kháng khác trong thi công xây dựng bao gồm các sự kiện sau: quá trình thi công gặp hang caster, cổ vật, khảo cổ, túi bùn mà khi ký hợp đồng các bên chưa lường hết được.
b) Trách nhiệm của các bên đối với rủi ro
– Đối với những rủi ro đã tính trong giá hợp đồng thì khi rủi ro xảy ra bên nhận thầu phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả bằng kinh phí của mình.
– Đối với những rủi ro đã được mua bảo hiểm thì chi phí khắc phục hậu quả các rủi ro này do đơn vị bảo hiểm chi trả và không được tính vào giá hợp đồng.
– Bên nhận thầu phải bồi thường và gánh chịu những tổn hại cho bên giao thầu đối với các hỏng hóc, mất mát và các chi phí (bao gồm phí và các chi phí pháp lý) có liên quan do lỗi của mình gây ra.
– Bên giao thầu phải bồi thường những tổn hại cho bên nhận thầu đối với các thiệt hại, mất mát và chi phí (bao gồm phí và các chi phí pháp lý) liên quan do lỗi của mình gây ra.
c) Thông báo về bất khả kháng
– Khi một bên gặp phải tình trạng bất khả kháng thì phải thông báo bằng văn bản cho bên kia trong thời gian sớm nhất, trong thông báo phải nêu rõ các nghĩa vụ, công việc liên quan đến hậu quả của bất khả kháng.
– Bên thông báo được miễn thực hiện công việc thuộc trách nhiệm của mình trong thời gian xảy ra bất khả kháng ảnh hưởng đến công việc theo nghĩa vụ hợp đồng.
e) Trách nhiệm của các bên đối với bất khả kháng
– Nếu bên nhận thầu bị cản trở thực hiện nhiệm vụ của mình theo hợp đồng do bất khả kháng mà đã thông báo theo các Điều Khoản của hợp đồng dẫn đến chậm thực hiện công việc và phát sinh chi phí do bất khả kháng, bên nhận thầu sẽ có quyền đề nghị xử lý như sau:
+ Được kéo dài thời gian do sự chậm trễ theo quy định của Hợp đồng (gia hạn thời gian hoàn thành);
+ Được thanh toán các chi phí phát sinh theo các Điều Khoản quy định trong hợp đồng.
– Bên giao thầu phải xem xét quyết định các đề nghị của bên nhận thầu.
– Việc xử lý hậu quả bất khả kháng không áp dụng đối với các nghĩa vụ thanh toán tiền của bất cứ bên nào cho bên kia theo hợp đồng.
g) Chấm dứt hợp đồng do bất khả kháng, thanh toán, hết trách nhiệm
Nếu việc thực hiện các công việc của hợp đồng bị dừng do bất khả kháng đã được thông báo theo quy định của hợp đồng trong Khoảng thời gian mà tổng số ngày bị dừng lớn hơn số ngày do bất khả kháng đã được thông báo, thì một trong hai bên có quyền gửi thông báo chấm dứt hợp đồng cho bên kia.
Đối với trường hợp chấm dứt này, bên giao thầu sẽ phải thanh toán cho bên nhận thầu:
– Các Khoản thanh toán cho bất kỳ công việc nào đã được thực hiện mà giá đã được nêu trong hợp đồng;
– Chi phí cho thiết bị và vật tư được đặt hàng cho công trình đã được chuyển tới cho bên nhận thầu, hoặc những thứ bên nhận thầu có trách nhiệm chấp nhận giao hàng: thiết bị và vật tư này sẽ trở thành tài sản (và là rủi ro) của bên giao thầu khi đã được bên giao thầu thanh toán, và bên nhận thầu sẽ để cho bên giao thầu sử dụng;”
Theo Điều 39 của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP
Tiến độ thực hiện hợp đồng được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
“a) Do ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa hoặc các sự kiện bất khả kháng khác.
b) Thay đổi, điều chỉnh dự án, phạm vi công việc, thiết kế, biện pháp thi công theo yêu cầu của bên giao thầu làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng.
c) Do việc bàn giao mặt bằng không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng, tạm dừng hợp đồng do lỗi của bên giao thầu, các thủ tục liên quan ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng mà không do lỗi của bên nhận thầu gây ra.
d) Tạm dừng thực hiện công việc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không do lỗi của bên giao thầu gây ra.”
Đơn xin gia hạn tiến độ thi công được gửi đến ban quản lý đầu tư xây dựng nhằm mục đích xin gia hạn tiến độ thi công trong các trường hợp công trình thi công bị chậm tiến độ so với tiến độ của hợp đồng đã dự kiến. Trường hợp do lỗi của một trong hai bên hoặc do rủi ro bất khả kháng mà tiến độ công trình bị chậm, bên thi công muốn tiến độ thi công được gia hạn thêm để công trình có đủ thời gian hoàn thiện thì sẽ làm đơn xin gia hạn tiến độ thi công với nội dung và nguyện vọng xin thêm thời gian thi công cho công trình.