Khi muốn xin gia hạn, thêm thời gian hoàn thành chương trình đào tạo thì cần phải làm đơn xin gia hạn thời gian hoàn thành chương trình. Vậy mẫu đơn xin gia hạn thời gian hoàn thành chương trình đào tạo bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin gia hạn thời gian hoàn thành đào tạo là gì?
Mẫu đơn xin gia hạn thời gian hoàn thành đào tạo là mẫu đơn do cá nhân lập ra gửi đến cơ quan có thẩm quyền khi có mong muốn xin gia hạn thời gian học hoàn thành đào tạo, bồi dưỡng, công tác. Mẫu đơn xin gia hạn thời gian hoàn thành đào tạo nêu rõ nội dung về người làm đơn, ngày tháng, năm sinh, đơn vị công tác, lý do xin gia hạn thời gian hoàn thành đào tạo…
Mẫu đơn xin gia hạn thời gian hoàn thành đào tạo được dùng để xin về việc gia hạn thêm thời gian hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng, công tác. Mẫu đơn xin gia hạn thời gian hoàn thành đào tạo là cơ sở để Ban giám hiệu, phòng quản trị nhân sự nơi quản lý trực tiếp người làm đơn xem xét về lý do và gia hạn thời gian hoàn thành đào tạo cho người làm đơn.
2. Mẫu đơn xin gia hạn thời gian hoàn thành đào tạo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————————
ĐƠN XIN GIA HẠN THỜI GIAN HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO/BỒI DƯỠNG/CÔNG TÁC
Kính gửi: – Ban Giám hiệu
– Phòng Quản trị Nhân sự;
– Đơn vị………
Tôi tên: ………(1)
Đơn vị: ………(2)
Tôi được cử tham gia học sau đại học theo Quyết định số …….ngày …của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh…… về việc…… (3)
Nay tôi kính đơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Quản trị Nhân sự và (Đơn vị) cho tôi được gia hạn thời gian đào tạo,
Lý do:……(4)
(Đính kèm văn bản chấp thuận cho gia hạn thời gian đào tạo có xác nhận của cơ sở đào tạo)
Với lý do nêu trên, tôi kính trình Ban Giám hiệu, Phòng Quản trị Nhân sự và (đơn vị) chấp thuận cho tôi được gia hạn thời gian học………………….. tháng (từ………..đến……….). Tôi cam kết sẽ cố gắng hoàn thành chương trình học theo thời gian nêu trên. Nếu không thực hiện đúng cam kết, tôi xin tự túc các phần kinh phí đối với những ngày vượt thời gian cho phép. (5)
Kính mong Ban Giám hiệu, Phòng Quản trị Nhân sự và (đơn vị) xem xét, chấp thuận.
Xin trân trọng kính chào!
…., ngày….tháng…năm…
HIỆU TRƯỞNG PHÒNG QUẢN TRỊ NHÂN SỰ ĐƠN VỊ KÍNH ĐƠN
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên người làm đơn
(2): Điền đơn vị làm việc của người làm đơn
(3): Điền thông tin về việc cử tham gia học của người làm đơn
(4): Điền lý do xin gia hạn thời gian đào tạo
(5): Điền thời gian xin gia hạn
4. Quy định về quy chế đào tạo trình độ đại học:
– Cơ sở pháp lý: Thông tư 08/2021/ TT- BGDĐT
– Chương trình đào tạo được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, cấu trúc từ các môn học hoặc học phần (sau đây gọi chung là học phần), trong đó phải có đủ các học phần bắt buộc và đáp ứng chuẩn chương trình đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong trường hợp đào tạo song ngành hoặc ngành chính – ngành phụ, chương trình đào tạo phải thể hiện rõ khối lượng học tập chung và riêng theo từng ngành.
– Nội dung, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo áp dụng chung đối với các hình thức, phương thức tổ chức đào tạo và đối tượng người học khác nhau. Đối với người đã tốt nghiệp trình độ khác hoặc ngành khác, khối lượng học tập thực tế được xác định trên cơ sở công nhận, hoặc chuyển đổi tín chỉ đã tích lũy và miễn trừ học phần trong chương trình đào tạo trước.
– Chương trình đào tạo phải được công khai đối với người học trước khi tuyển sinh và khi bắt đầu khóa học; những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành và công bố trước khi áp dụng, không gây tác động bất lợi cho sinh viên.
– Đối với mỗi hình thức đào tạo, chương trình đào tạo cần cung cấp kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa để định hướng cho sinh viên.
+ Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa đối với hình thức đào tạo chính quy phải phù hợp với thời gian quy định trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời đảm bảo đa số sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo;
+ Thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học dài hơn tối thiểu 20% so với hình thức đào tạo chính quy của cùng chương trình đào tạo.
– Thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa đối với mỗi hình thức đào tạo. Đối với sinh viên học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.
Chương trình đào tạo và thời gian học tập được quy định, theo đó chương trình đào tạo phải được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, cấu trúc từ các môn học hoặc học phần, chương trình đào tạo phải được công khai đối với người học trước khi tuyển sinh và khi bắt đầu khóa học; những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành và công bố trước khi áp dụng, không gây tác động bất lợi cho sinh viên. Thời gian học tập và đào tạo được quy định trong một thời gian nhất định phù hợp với kế hoạch học tập của học sinh, sinh viên.
* Thứ hai, về phương thức tổ chức đào tạo (Điều 3 Thông tư 08/2021/ TT- BGDĐT)
– Đào tạo theo hình thức niên chế:
+ Là phương thức tổ chức đào tạo theo lớp học tương đối cố định đối với tất cả các học phần bắt buộc của chương trình đào tạo trong toàn khoá học, cho phép sinh viên cùng lớp thực hiện theo kế hoạch học tập chuẩn và theo một thời khóa biểu chung trừ những học phần tự chọn hoặc học lại;
+ Sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường sẽ được học tiếp năm sau theo kế hoạch học tập chuẩn và đăng ký học lại những học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo;
+ Sinh viên được đánh giá không đạt tiến độ học tập bình thường sẽ phải học cùng sinh viên khóa sau để học lại các học phần chưa đạt theo quy định trong chương trình đào tạo.
– Đào tạo theo hình thức tín chỉ:
+ Là phương thức tổ chức đào tạo theo từng lớp học phần, cho phép sinh viên tích lũy tín chỉ của từng học phần và thực hiện chương trình đào tạo theo kế hoạch học tập của cá nhân, phù hợp với kế hoạch giảng dạy của cơ sở đào tạo;
+ Sinh viên không đạt một học phần bắt buộc sẽ phải học lại học phần đó hoặc học một học phần tương đương theo quy định trong chương trình đào tạo, hoặc học một học phần thay thế nếu học phần đó không còn được giảng dạy;
+ Sinh viên không đạt một học phần tự chọn sẽ phải học lại học phần đó hoặc có thể chọn học một học phần tự chọn khác theo quy định trong chương trình đào tạo.
– Cơ sở đào tạo lựa chọn, áp dụng phương thức tổ chức đào tạo như sau:
+ Đào tạo theo tín chỉ, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo;
+ Đào tạo theo niên chế, áp dụng thống nhất cho tất cả các khóa và hình thức đào tạo;
– Đào tạo chính quy:
+ Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo;
+ Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy trong khoảng từ 06 giờ đến 20 giờ các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7; thời gian tổ chức những hoạt động đặc thù của chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định của cơ sở đào tạo.
– Đào tạo vừa làm vừa học:
+ Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo hoặc tại cơ sở phối hợp đào tạo theo quy định liên kết đào tạo tại Điều 5 của Quy chế này, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo;
+ Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy linh hoạt trong ngày và trong tuần.
– Đối với các ngành đào tạo ưu tiên phục vụ nguồn nhân lực phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn, Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn thực hiện các hình thức đào tạo phù hợp.
– Liên kết đào tạo chỉ thực hiện đối với hình thức vừa làm vừa học theo quy định tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Các yêu cầu tối thiểu đối với cơ sở chủ trì đào tạo:
+ Đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp và còn hiệu lực theo quy định;
+ Chương trình đào tạo dự kiến liên kết đào tạo đã được tổ chức thực hiện tối thiểu 03 khoá liên tục theo hình thức chính quy; từ khóa tuyển sinh năm 2024 yêu cầu chương trình đào tạo đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng theo quy định hiện hành;
+ Bảo đảm đội ngũ giảng viên cơ hữu giảng dạy tối thiểu 70% nội dung, khối lượng chương trình đào tạo;
+ Đã ban hành quy định về liên kết và đã thẩm định các điều kiện bảo đảm chất lượng của cơ sở phối hợp đào tạo;
+ Các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an không áp dụng điểm a, điểm b khoản này, nhưng chỉ được liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục thuộc cùng bộ quản lý trực tiếp và phải có văn bản giao nhiệm vụ liên kết đào tạo của bộ quản lý trực tiếp.
– Các yêu cầu tối thiểu của cơ sở phối hợp đào tạo:
+ Đáp ứng các yêu cầu về môi trường sư phạm, cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện và cán bộ quản lý theo yêu cầu của chương trình đào tạo;
+ Đã có báo cáo tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; từ khóa tuyển sinh năm 2024 yêu cầu đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục theo quy định hiện hành, trừ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
– Trách nhiệm của các bên tham gia liên kết đào tạo:
+ Cơ sở chủ trì đào tạo và cơ sở phối hợp đào tạo chịu trách nhiệm ký kết
+ Cơ sở chủ trì đào tạo chịu trách nhiệm quản lý chất lượng đào tạo;
+ Cơ sở phối hợp đào tạo có trách nhiệm cùng cơ sở chủ trì đào tạo bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất thực hiện đào tạo; tham gia quản lý, giảng dạy, theo thoả thuận giữa hai bên;
+ Cơ sở chủ trì đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện
Liên kết đào tạo là hình thức được thực hiện đối với hình thức vừa làm vừa học và các yêu cầu tối thiểu đối với cơ sở chủ trì đào tạo được quy định như : đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về môi trường sư phạm, cơ sở vật chất, thiết bị, và cơ sở cơ sở đào tạo đã có báo cáo tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.