Chuẩn bị đến thời hạn kết thúc hợp đồng thuê văn phòng công ty thì bên thuê có thể xin gia hạn thêm thời gian thực hiện hợp đồng. Đơn xin gia hạn hợp đồng thuê văn phòng công ty là căn cứ để bên cho thuê văn phòng thực hiện thủ tục gia hạn hợp đồng thuê văn phòng công ty.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin gia hạn hợp đồng thuê văn phòng công ty là gì?
Đơn xin gia hạn hợp đồng thuê văn phòng công ty là mẫu đơn do bên thuê ký kết hợp đồng thuê văn phòng công ty trước đó lập ra gửi cho bên cho thuê văn phòng để được gia hạn thêm thời gian thuê văn phòng công ty. Trong đơn xin gia hạn thuê văn phòng công ty phải nêu được những nội dung về thông tin của các bên tham gia ký kết hợp đồng thuê văn phòng, lý do xin gia hạn và thời gian xin gia hạn,..
Mục đích của đơn xin gia hạn hợp đồng thuê văn phòng công ty:
Đơn xin gia hạn hợp đồng thuê văn phòng công ty là văn bản ghi chép lại thông tin của các bên tham gia ký kết hợp đồng thuê văn phòng, lý do xin gia hạn và thời gian xin gia hạn,.. Đồng thời, đơn xin gia hạn hợp đồng thuê văn phòng công ty là căn cứ để bên cho thuê văn phòng thực hiện thủ tục gia hạn hợp đồng thuê văn phòng công ty
2. Mẫu đơn xin gia hạn hợp đồng thuê văn phòng công ty:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-
ĐƠN XIN GIA HẠN HỢP ĐỒNG THUÊ VĂN PHÒNG
Kính gửi: Ông/Bà…
Ban Quản lý Tòa nhà …
Tôi là: Công ty …
Mã số thuế
Đại diện theo pháp luật: :…
Số điện thoại liên hệ:
Website: … Fax: ……
Hiện đang thuê và sử dụng phần diện tích: …… tại:……
Công ty chúng tôi đã ký với Ông/Bà Hợp đồng thuê văn phòng số:………. (1) ngày ….. tháng ….. năm …… (2). Thời hạn của hợp đồng này là ….. tháng (3). Hợp đồng thuê sẽ hết hạn vào ngày ….. tháng ….. năm ….. (4).
Do công ty chúng tôi đang trong quá trình hoạt động ổn định nên có nguyện vọng được tiếp tục thuê văn phòng đã nêu trên, nay tôi làm đơn này kính đề nghị Ông/Bà, Ban quản lý tòa nhà cùng làm thủ tục gia hạn hợp đồng đối với Hợp đồng đã ký trên để tạo điều kiện cho công ty chúng tôi tiếp tục hoạt động kinh doanh.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Địa danh, ngày ….. tháng ….. năm …..
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin gia hạn hợp đồng thuê văn phòng công ty:
Nội dung của đơn xin gia hạn hợp đồng thuê văn phòng phải có những thông tin về các bên tham gia hợp đồng thuê văn phòng công ty trước đó.
(1) Số hiệu hợp đồng;
(2) Ngày ký kết hợp đồng hợp đồng thuê văn phòng;
(3) Thời hạn hợp đồng;
(4) Ngày hết hạn hợp đồng thuê văn phòng;
4. Một số quy định về hợp đồng thuê tài sản theo Bộ luật Dân sự hiện hành:
4.1. Hợp đồng dân sự:
Theo Điều 385,
Hợp đồng dân sự là một loại quan hệ pháp luật dân sự hình thành trên cơ sở thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên tham gia trong quan hệ đó nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định . Từ sự thỏa thuận này các bên chủ thể đã thiết lập quyền và nghĩa vụ tương ứng để đạt được mục đích mà mình mong muốn . Như vậy, Hợp đồng dân sự góp phần thúc đẩy giao lưu dân sự phát triển và đảm bảo cho các giao dịch dân sự được thực hiện trong hành lang pháp lý an toàn theo những nguyên tắc được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
Hợp đòng dân sự là công cụ pháp ý quan trọng và phổ biến nhất thể hiện bản chất của giao dịch dân sự liên quan đến tài sản. Dù dưới hình thức nào thì hợp đồng dân sự cũng phản ánh bản chất là sự thỏa thuận của các bên chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩ vụ dân sự.
Đặc điểm của hợp đồng dân sự:
– Thứ nhất, Hợp đồng dân sự là sự thống nhất ý chí chung. Ý chí chung này đạt được thông qua sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể. Mỗi bên tham gia quan hệ hợp đồng với những mục đích và động cơ nhất định nên trong quá trình xác lập hợp đồng các bên phải thỏa thuận để thống nhất ý chí nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là các bên cùng có lợi. Vì hợp đồng là do các bên tự thỏa thuận nên quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cũng do các bên tự thỏa thuận ( trừ trường hợp các quyền và nghĩa vụ đã được pháp luật quy định ). Ý chí chung này của các bên phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định ( bằng lời nói , hành vi hoặc văn bản ). Khi các bên đã thống nhất được ý chí và ý chí đó phù hợp với các quy định của pháp luật thì hợp đồng có hiệu lực. Lúc này hợp đồng chính là “ luật ” ràng buộc trách nhiệm giữa các bên với nhau.
– Thứ hai, mục đích của hợp đồng là nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lý. Hậu quả pháp lý này là xác lập , thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Mỗi bên chủ thể đều có một mục đích nhất định khi tham gia quan hệ hợp đồng. Dù các bên chủ thể được tự do thỏa thuận nhưng mục đích và nội dung của thỏa thuận đó phải đáp ứng được nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự. Và đạo dức xã hội là những quy tắc, chuẩn mực ứng xử giữ người với người trong đời sống xã hội được công đồng thừa nhận và tôn trọng.
Vì vậy, để cho các giao dịch dân sự ổn định, phát triển lành mạnh thì bên cạnh việc ghi nhận quyền tự do thỏa thuận của các chủ thể trong hợp đồng thì Nhà nước cũng đã đưa ra những nguyên tắc để hạn chế sự tự do này. Dù là loại hợp đồng nào thì nó cũng chỉ có hiệu lực pháp luật khi ý chí của các bên phù hợp với ý chí của Nhà nước. Các bên được “ tự do ” thỏa thuận để thiết lập hợp đồng, nhưng sự tự do này phải trong giới hạn. Nếu “ tự do ” vô hạn thì nó sẽ trở thành công cụ để xâm phạm đến lợi ích của cá nhân khác, lợi ích chung của xã hội, trật tự công cộng. Tiêu chí để Nhà nước giới hạn tự do hợp đồng là để bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế hơn, bảo vệ một bên được xem là trung thực hơn và bảo vệ trật tự công cộng.
4.2. Hợp đồng thuê tài sản:
Theo quy định tại Điều 472,
“Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.
Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Theo đó ta có thể hiểu quan hệ thuê tài sản gồm hai bên là bên thuê tài sản và bên cho thuê tài sản. Sự thỏa thuận của hai bên về các điều khoản liên quan đến tài sản thuê được ghi nhận cụ thể trong hợp đồng thuê tài sản và có chữ ký xác nhận của cả hai bên sau khi đã thống nhất, nhất trí với những điều khoản có trong hợp đồng.
Nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê được thể hiện như sau:
+ Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thoả thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa.
+ Trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây:
– Sửa chữa tài sản;
– Giảm giá thuê;
– Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết hoặc tài sản thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được.
+ Trường hợp bên cho thuê đã được
Nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê là nghĩ vụ quan trọng được quy định rõ ràng trong hợp đồng thuê tài sản. Được hiểu rằng: Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ. Nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường. Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê. Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý.
Ngoài ra, nghĩa vụ giao tài sản của bên cho thuê cũng được pháp luật dân sự quy định cụ thể. Theo đó, trường hợp bên cho thuê chậm giao tài sản thì bên thuê có thể gia hạn giao tài sản hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại; nếu tài sản thuê không đúng chất lượng như thỏa thuận thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê sửa chữa, giảm giá thuê hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Đồng thời, bên thuê phải trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thoả thuận; nếu không có thoả thuận về thời hạn trả tiền thuê thì thời hạn trả tiền thuê được xác định theo tập quán nơi trả tiền. Nếu không thể xác định được thời hạn theo tập quán thì bên thuê phải trả tiền khi trả lại tài sản thuê.
Hợp đồng thuê tài sản là căn cứ pháp lí phát sinh quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản của bên thuê. Quyền khai thác tài sản thuê của bên thuê không khác biệt so với quyền của chủ sở hữu tài sản đó. Thông qua hợp đồng thuê tài sản, chủ sở hữu tài sản cho thuê đã thực hiện quyền năng sử dụng tài sản của mình thông qua hành vi của người thuê.
Hợp đồng thuê tài sản là căn cứ hợp pháp cho các bên khai thác triệt để những tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng chưa khai thác hết tiềm năng, công suất, tránh lãng phí. Hợp đồng thuê tài sản là phương tiện pháp lí nhằm khắc phục tình trạng nhà sản xuất kinh doanh không có đủ tư liệu sản xuất vẫn có thể tiến hành sản xuất, kinh doanh qua việc sử dụng tài sản thuế