Vấn đề rước lễ của người đang sống rối hôn phối như người ly dị tái hôn hay người đang sống trong hôn nhân bất thành do chỉ có kết hôn dân sự, được bàn luận theo quy tắc Giáo Luật. Để được rước lễ trong tình trạng lỗi luật hôn nhân, đầu tiên chúng ta cần làm mẫu đơn kính lên giáo phận, linh mục quản xứ để xin được rước lễ.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn xin được rước lễ trong tình trạng lỗi luật hôn nhân là gì?
Mẫu đơn rước lễ trong tình trạng lỗi luật hôn nhân là mẫu đơn đề ra với các thông tin về vấn đề xin rước lễ trong tình trạng lỗi luật hôn nhân kính lên Giáo phận, Giáo xứ xem xét giải quyết.
Mẫu đơn xin được rước lễ trong tình trạng lỗi luật hôn nhân là mẫu đơn được lập ra để xin được rước lễ trong tình trạng lỗi luật hôn nhân.
2. Mẫu đơn xin được rước lễ trong tình trạng lỗi luật hôn nhân:
Giáo phận ……….
Giáo xứ:………….
ĐƠN XIN ĐƯỢC RƯỚC LỄ
TRONG TÌNH TRẠNG LỖI LUẬT HÔN NHÂN
Trọng kính: …………
Kính qua: Linh mục quản xứ………
Con ký tên dưới đây là: …………..
Sinh ngày ………… Tại ………….
Địa chỉ:………….Số Đt: …………
Hiện nay con đang ở trong tình trạng lỗi luật hôn nhân vì:
(Tùy theo tình trạng bản thân đánh dấu X vào ô A hoặc B rồi các ô tương ứng.)
A- Con chưa kết hôn theo luật Đạo nhưng đã sống chung như vợ chồng công khai với ông/bà………..…, sinh ngày …. Ông/ bà này:
– là người lương. □- còn độc thân, chưa kết hôn.
– là người Công Giáo. □- có vợ/chồng trước còn sống, tên là……., kết hôn năm…
B- Con đã kết hôn theo luật Đạo, với ông/bà ……… ngày……., hiện đang còn sống, nhưng con đang sống chung với ông/bà………, sinh ngày:………
– là người lương. □- còn độc thân, chưa kết hôn.
– là người Công Giáo. □- có vợ/chồng trước còn sống, tên là ………., kết hôn năm….
Chúng con đã sống chung bất hợp luật trải qua một khoảng thời gian là ……. năm, và sinh được ………….người con. Các con này:
– đã được rửa tội.
– chưa được rửa tội.
Tình trạng đạo đức của con: (đánh dấu X vào một hoặc nhiều ô)
– Con vẫn tích cực sống đức tin và thường xuyên tham dự Thánh Lễ Chủ Nhật và các ngày Lễ Buộc, nhưng không được rước lễ.
– Con đã lơ là trong việc giữ đức tin và nay con muốn ăn năn thống hối để trở về với Chúa và tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật thường xuyên.
– Con không thể dự lễ Chúa Nhật thường xuyên được vì lý do:……
– Con đang có bệnh hiểm nghèo nên muốn chuẩn bị tâm hồn về với Chúa.
– Con đã già yếu nên muốn chuẩn bị tâm hồn sẵn sàng về với Chúa.
– Chúng con sống chung nhưng không còn quan hệ xác thịt.
– Chúng con đang muốn hợp thức hóa hôn nhân với phép chuẩn hôn nhân khác đạo.
– Hôn nhân trước của con có hồ nghi tích cực là không thành sự nhưng con không có đủ chứng cớ để chứng minh ở Tòa Án Hôn Phối Giáo Phận.
Kính xin:
Con đang sống trong tình trạng lỗi luật công khai, không được phép đón nhận Bí tích Thánh Thể. Con ăn năn về tội lỗi của mình, nhưng hiện nay con gặp rất nhiều khó khăn, hầu như không thể từ bỏ tình trạng này. Con kính xin Đức Cha thương ban ơn tha thứ, miễn xá phạt vạ, và vì lòng ước ao được hiệp thông với Chúa và Hội Thánh, cho con được phép được rước lễ một số lần trong mỗi năm.
Để xứng đáng đón nhận hồng ân Thiên Chúa, con hứa sẽ tích cực sống đức tin và giáo dục con cái theo tinh thần Công Giáo.
Con chân thành tri ơn Đức Cha.
……., ngày…tháng…năm…
Xác nhận và ý kiến của cha quản xứ:
(Ký tên)
3. Hướng dẫn viết đơn:
– Ghi đầy đủ thông tin cá nhân
– Tích vào các mục ,đang ở trong tình trạng lỗi luật hôn nhân vì lí do gì? Tích vào từng nục cho là đúng.
– sau đó kính xin được rước lễ trong tình trạng hôn nhân lỗi
– Cuối cùng là kí tên
4. Các thông tin liên quan:
Người ly dị tái hôn hay người chỉ kết hôn dân sự ngoài luật Công Giáo bị cấm rước lễ:
Theo điều 915, vì người đó được kể là những “người ngoan cố sống trong tội trọng tỏ tường”.Cũng bị cấm theo điều 916, vì “ý thức mình đang mắc tội trọng”.
– Tuy nhiên cũng dễ thấy rằng nhiều người không thấy mình hay không ý thức mình có tội trọng vì hoàn cảnh riêng của họ. Có những phạm nhân đã bị bó buộc phải tái hôn, như trường hợp là nạn nhân của sự ruồng bỏ mà không do lỗi tại họ và sau đó họ thấy mình không thể nào sống độc thân suốt đời và thấy mình không có tội nặng khi tái hôn.
– Các nguyên tắc luân lý Công Giáo chỉ rõ rằng một hành vi được thực hiện dưới sự sợ hãi nghiêm trọng hay cưỡng ép có thể không chịu trách nhiệm hay giảm miễn trách nhiệm về hành vi mình thực hiện. Vì vậy họ có thể chỉ có tội nhẹ hay không có tội. Việc ý thức mình không có tội nặng và được nguyên tắc luân lý nói trên chi phối còn xảy ra nơi những người đã cố tình phạm tội lúc đầu mà nay đã sám hối nhưng không thể lìa bỏ hôn nhân trái luật mình đang có.
– Họ không thể quay trở lại hôn nhân ban đầu vì hoàn cảnh riêng biệt của họ, như không thể chấm dứt hôn nhân hiện tại mà không gây thiệt hại nặng nề về phía con cái.
– Đối với những người trong tình trạng trên, họ rước lễ thì không vi phạm điều 916, vì họ không thấy mình phạm tội trọng và thấy mình không xúc phạm đến Mình Thánh Chúa. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã cho thấy những hoàn cảnh tương tự: “Thật thế, những người đã thành tâm cố gắng cứu vãn cuộc hôn nhân thứ nhất nhưng đã bị ruồng bỏ một cách bất công, thì khác hẳn với những người do sai lỗi trầm trọng đã phá huỷ cuộc hôn nhân thành sự theo giáo luật. Sau nữa cũng có trường hợp những người đã lấy một người khác để giáo dục con cái và đôi khi trong lòng cứ chủ quan tin chắc rằng cuộc hôn nhân trước, mà bây giờ đã bị phá huỷ không sao cứu vãn được, xưa nay vẫn không hề thành sự”
Theo Giáo Luật lệnh cấm rước lễ:
– cấm ở 916 thì không thể miễn giảm vì khi ý thức có tội trọng nghịch cùng Chúa mà rước Mình Thánh Chúa là xúc phạm đến Chúa. Tuy nhiên nó là luật của tòa trong, nếu như không thấy mình có tội trọng thì có thể được rước lễ
– Nếu không thấy mình có tội trọng thì được rước lễ theo điều 916 nhưng lại bị cấm rước lễ theo điều 915. Như vậy việc cấm rước lễ ở điều 916 có ý nghĩa như một hay một hình phạt một khi phạm nhân không thấy mình có tội trọng, không thấy mình làm như vậy là xúc phạm đến Chúa.
Ở đây cần xác định rằng trong nhiều trường hợp, bị cấm rước lễ là bị một chế tài hay một hình phạt. Và vì đó là hình phạt thì có thể được tha giảm bởi Đấng Bản Quyền
Quy định về Việc Đấng Bản Quyền cho phép rước lễ nghịch với luật Giáo Hội:
Như đã phân tích theo nguyên tắc của luật nên việc tha giảm hình phạt không có gì là nghịch với Giáo Luật. Nếu cho phép người ý thức mình phạm tội trọng rước lễ, thì nghịch với luật Giáo Hội, vì để sự xúc phạm đến Chúa xảy ra, vì nó đi trái với thần học luân lý. Còn việc tha giảm sự chế tài theo nguyên tắc của luật, trong khi trong tâm hồn phạm nhân không thấy mình có tội trọng, là không có gì sai lạc.
Vấn đề là phải cân nhắc là việc tha giảm hình phạt như vậy có gây ra những tai hại khác không, như gây gương mù gương xấu, coi thường sự bất khả phân ly của hôn nhân… Tuy nhiên khi cân nhắc như vậy Đấng Bản Quyền cũng không quên rằng có những tai hại khác lớn hơn, như dễ gây ra tình trạng sống xa Giáo Hội, tách biệt khỏi Giáo Hội và cũng không quên rằng rằng Giáo Hội là người Mẹ nhân từ cũng là vị thẩm phán nhân từ.
Hình thức rước lễ:
Về hình thức thì Đấng Bản Quyền không được ra một sắc lệnh chung vì nó có nghĩa như ra một luật chung, áp dụng phổ quát cho nhiều người, trái với luật Hội Thánh. Tuy nhiên ngài có thể ra một phúc đáp hay phúc chiếu để ban ơn tha giảm cho từng người xin. Đó là một hành vi hành chính riêng biệt, cho từng cá nhân một chứ không ra một luật riêng của Giáo Hội địa phương. Một cách đơn giản hơn, là ngài ký nhận chấp thuận cho rước lễ một số lần nào đó ở phần cuối đơn xin của phạm nhân.
Trên đây là thông tin về bài viết căn cứ trên luật công giáo về rước lễ trong tình trạng lỗi luật hôn nhân, cung cấp về mẫu đơn và thông tin về các thông tin về hình thức rước lễ trong tình trạng lỗi luật hôn nhân